Đời học sinh – Quyển 4

Phần 11

2024-07-30 23:09:37

Phần 11
Nhìn qua khe hỏng ở vách tường, đó là một căn phòng chật chội. Sát tường là một cái sào tre phơi quần áo vắt qua lỗ hỏng ở hai bên tường. Ở góc phòng là cái bếp ga mini, rổ chén và các thứ soong nồi. Ở góc khác, một cái kệ gác giày chất đầy sách tập. Một cái bàn học thấp tè ở giữa nhà. Món đồ quý giá nhất trong phòng có lẽ là cái tivi màn hình lồi dày cộm đang đặt ở sát tường. Hết.

Đây là phòng trọ và cũng là nhà của thằng Đức. Nó thật quá sức tưởng tượng của chúng tôi.

Trong đầu bọn tôi mượng tượng thằng Đức phải xuất thân trong một gia đình khá giả và vô cùng gian manh, xảo huyệt chứ không phải một người hoàn toàn ngược lại như trước mắt bọn tôi lúc này.

Sau một lúc yên ắng, tiếng nói lại phát ra từ trong căn phòng:

– Mấy giờ em đi học thêm?

– Dạ, 1h!

– Ừ, ăn cơm nhanh đi, rồi anh chở đi học!

– Thôi, em tự đạp xe tới nhà cô được mà!

– Nguy hiểm lắm, từ đây tới chỗ học thêm toàn xe lớn!

– Em tự đi được mà – nhỏ em nói – em lớp 6 rồi chứ bộ!

– Phải đó Đức, chiều con còn đi làm thêm nữa, cứ nghỉ cho khỏe đi! Cái Tiên nó tự đi được mà!

Thằng Đức nghe thấy chỉ thở dài một hơi rồi ngồi dậy rút đồ treo trên sào xuống. Hướng nó rút đồ cũng là hướng bọn tôi đang ấn nấp nên cả 3 đưa liền hoảng hồn thụp đầu xuống. Cứ như thế 3 cái đầu chụm vào nhau thỏ thẻ:

– Giờ sao?

– Giờ về chứ sao!

– Hay ra quán nước bàn chuyện tý?

– Ừ, cũng được!

Cả ba men theo lối đi hẹp ở giữa dãy phòng trọ và nối đuôi nhau ra ngoài. Không ai nói với ai câu nào. Có lẽ hai tụi nó thấy tội nghiệp cho hoàn cảnh của thằng Đức, cũng như tôi. Chỉ có 3 cha con lầm lủi sống với nhau trong một căn phòng chật hẹp, thiếu thốn đủ bề.

Chúng tôi rời đi và ghé vào một quán nước cách đó hơn một cây số để chắc rằng bọn tôi sẽ không đụng mặt thằng Đức. Vừa ngồi xuống Toàn phởn đã thở dài:

– Vậy là tụi mình nghĩ oan cho thằng Đức rồi!

– Ờ!

Tôi cũng thở một hơi dài sọc.

– Thế bây giờ mày định làm gì đây?

– Tao cũng không biết nữa!

– Chậc…

Toàn phởn vuốt cằm nó ngã người ra chiếc ghế mũ suy nghĩ một lúc. Bỗng chốc mặt nó lại sáng rỡ lên:

– Ê Phong, mày có thể lợi dụng chuyện này để thoát thân được đấy!

– Sao, mày nói rõ hơn xem!

– Thì Bav ới em nó vẫn tưởng nó là một học sinh ngoan ở trường. Chỉ cần mình uy hiếp sẽ kể chuyện nó nhận tiền của người khác hãm hại mình thì nó sẽ xoắn ngay!

– Chà, cách này nghe cũng có lý dữ!

Tuy nhiên hai thằng chưa kịp bắt tay nhau cùng thực hiện kế hoạch thì bé Phương ngồi im nãy giờ cũng đã lên tiếng:

– Em phản đối!

– Ơ, sao thế Phương, cách hay mà!

– Toàn hông thấy gia cảnh người ta khổ thế sao còn mang chuyện đó uy hiếp nữa!

– Nhưng mà nếu không làm vậy thằng Phong với bà Ngọc tuần sau bị đứng cột cờ đó!

– Phải đó Phương, không nghĩ tới anh cũng được nhưng phải nghĩ tới Lam Ngọc chứ!

– Hông biết! Họ đủ khổ rồi, em hông muốn họ bị bất cứ chuyện gì nữa đâu!

– Chậc!

Tôi với Toàn phởn lại ngã người ra ghế tặc lưỡi xót xa kế hoạch đã bị bé Phương gạt phắng đi khi còn trong trứng nước. Nhưng đó chỉ là chủ kiến của Ngọc Phương, tôi hoàn toàn có thể không nghe theo lời của em để tự ý thực hiện kế hoạch của Toàn phởn. Dù gì tôi cũng không bị ràn buộc với con bé quá nhiều như thằng quỹ kia.

Nhưng Ngọc Phương nói cũng đúng. Cả nhà thằng Đức đã sống trong cảnh khó khăn lắm rồi, nay lại hay tin thằng Đức như thế chẳng khác nào ta chất một đống gạch lên chiếc xe cúc kít cũ kĩ. Nó sẽ xiêu vẹo và đổ sập bất cứ lúc nào.

Càng nghĩ tôi lại càng thấy bé Phương nói rất có lí. Tôi quay sang em dò hỏi:

– Thế em định tính sao, bé Phương?

– Um… thì… tạm thời gát chuyện uy hiếp qua một bên đi! Dù gì hôm nay cũng mới là thứ 4 mà! Ngày mai tụi mình đi giúp gia đình họ nha!

– Hả? Giúp gia đình thắng Đức á?

Cả tôi và Toàn phởn đều không thể tin vào những gì mình nghe thấy lúc này. Nương tay không uy hiếp gia đình nó đã đành, giờ lại còn đi giúp cả 3 cha con nhà đó nữa. Đúng thật là con bé không ở trong hoàn cảnh của tôi nên chẳng thể biết được tôi đang lo sốt vó đến nhường nào. Nhưng bây giờ lỡ hứa với bé Phương rồi tôi chẳng thể làm gì hơn được nữa, đành xui xị hỏi con bé tiếp:

– Thế em định giúp bằng cách nào đây?

– Ngày mai mình qua phòng trọ bạn Đức thăm đi!

– Sặc, em có biết anh đang chiến tranh với nó không mà qua phòng nó!

– Ừm thì… em thấy tội cho họ thôi mà…

Nhìn vẻ mặt phụng phịu của bé Phương cả tôi và Toàn phởn chẳng thể nào đành lòng được, bèn xuống nước dỗ dành em:

– Thôi được rồi, giờ về nghỉ đi, để anh tìm cách đã!

– Um… nhớ là không được làm hại họ đó nha!

– Ừ, rồi mà!

Người xưa quả nói không sai, chuyện đại sự có con gái vào là hỏng hết ngay. Cách duy nhất để triệt hạ thằng Đức coi như đã mất. Bây giờ lại phải nghĩ cách giúp gia đình nó theo lệnh của bé Phương nữa. Chưa nghĩ xong cách này, lại phải nghĩ cách khác. Đầu tôi cứ rối nùi cả lên.

Vấn đề bây giờ là bọn tôi học chung buổi sáng với thằng Đức. Chắc chắn khi về sẽ về cùng lúc với nó nên sẽ không có dịp để qua phòng trọ của nó được. Vậy nếu muốn qua phòng nó mà không sợ bị đụng mặt chỉ còn cách tạo ra dịp.

Tất nhiên thì tôi không tự tạo ra dịp để tiếp cận tới phòng trọ nó được. Thay vào đó, tôi sẽ nhờ đến một người có thể tạo ra dịp một cách danh chính môn thuận. Đó chính là Lam Ngọc.

Vâng, nàng là đội trưởng đội cờ đỏ, chỉ cần miệng nàng nói một tiếng, chẳng đứa nào dám cãi lệnh. Nếu nhờ nàng tổ chức một buổi họp đội cờ đỏ hoặc đại loại thế chẳng hạn, chắc chắn sẽ thành công.

Nghĩ như thế, sáng hôm sau, tôi tức tốc chạy đến lớp để bàn chuyện với Lam Ngọc. Biết chắc rằng giờ này nàng đã đến lớp nên tôi không thấy ngạc nhiên khi vừa vào lớp, nàng đã có mặt từ lúc nào và cũng đang đọc sách như mọi khi. Nhưng điều khác lạ so với mọi thường là nét mặt của nàng lúc này buồn đi hẳn. Thỉnh thoảng, tôi còn bắt gặp những cái thở dài chất đầy buồn bã phả vào từng trang sách nàng lật qua. Có lẽ trong lúc này chỉ có cuốn sách đó là chỗ để nàng có thể trút đi nổi buồn được.

Thế nên trái với ý định ban đầu là chạy hùng hục đến chỗ nàng, tôi bước chầm chậm cốt chỉ để nàng không nghe thấy mặc dù cả chục đứa trong lớp vẫn thấy tôi rõ mồn một. Chắc nó tưởng tôi đang có ý định gì với Lam Ngọc nên cứ dõi mắt theo tôi sát rạt y như mấy tay thám tử thứ thiệt. Chỉ khi tôi ngồi xuống cạnh bên bọn nó mới thôi không dõi theo nữa và đi đến một kết luận hết sức phũ phàng, chắc thằng này nó khùng!

Tôi thì không quan tâm tới mấy nhỏ trong lớp lắm, nếu nói tôi khùng thì mấy nhỏ đấy cũng có thua tôi là bao đâu. Vậy nên mặc cho mấy nhỏ trong lớp có làm gì, tôi vẫn hướng mắt về cô gái với đôi má mủm mỉm ở phía trước. Đó mới là mục đích chính của tôi lúc này.

Lam Ngọc vẫn ngồi đọc sách ngay cả khi tôi đã ngồi xuống cạnh nàng. Có lẽ việc ngồi hướng về khung cửa số đầy nắng cộng với việc cá tá nỗi buồn đang chất chứa trong người đã khiến sự cảnh giác của một người học võ bị vùi lắp vào sâu thẳm trong người nàng.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 4

Số ký tự: 0