Phần 26
2023-12-29 11:39:00
Đó là một buổi chiều muộn ngày 20/11/2007…
Lớp tôi bán hoa từ ngày 19 nên đến hôm nay đã là 2 hôm. Tôi có hẹn với cả lớp 5h30 chiều nay sẽ tập trung tại sạp hoa rồi đi thăm thầy cô. Sau khi nghe đi nghe lại tôi nói “chỉ bán cho vui thôi”, bé Hiền nhắm tầm giờ đó bày kệ cũng như bán hoa tết giữa giao thừa nên từ 5h đã tranh thủ dọn dẹp sạch sẽ, chỉ còn vài lẵng hoa cùng lớp mang đi tặng.
Diệp chở bé Thùy Trang, tôi chở Trinh, thằng Tuyển chở bé Quyên, thằng Mạnh chở bé Trúc, thằng Thành, Danh, Liêm, Hoàng, Thành Minh, Nhân, Sen, Đức, Đông, Phước Hà… Bé Ngân, bé Thiết, Minh Trang, Bích Mai, Bích, Tự, Minh, Mây, Thảo, Trâm, Vi… Bé Phương lớp trưởng… Trên dưới 20 đứa. Bọn tôi đi theo kế hoạch được bé Phương đề ra sẵn: Qua nhà cô Yến chủ nhiệm, nhà thầy Thanh dạy toán, cô Thanh dạy Văn, rồi nhà cô Nga dạy Anh… Sau đó thì… đi chơi đàn ca hát múa.
Ông bà ta vốn dạy:
Muốn sang thì bắt cầu Kiều…
Muốn con hay chữ phải yêu mến Thầy…
Hay…
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Tôn sư trọng đạo… Tấm lòng của bọn tôi, và hẳn là tấm lòng của tất cả các bạn đọc đây cũng kính mến, quý trọng và biết ơn các thầy các cô lắm lắm. Nhưng “tấm lòng” ham chơi cũng không phải vì thế mà bị lấn át đi. Trước là lễ, sau là… hội.
Vô nhà cô Yến, bé Phương thay mặt cả lớp gửi tới cô vài lời chúc và món quà tri ân. Bọn tôi ngồi quây quần lại nói chuyện với cô một tí rồi “nhường” cô lại cho lớp khác. Qua nhà thầy Thanh, không gặp được thầy nên bọn tôi gửi quà lại và tiếp tục đi. Đến nhà cô Thanh dạy văn, gặp mấy đứa bên lớp 11/12 vừa thăm cô ra, thằng Phúc lớp trưởng lớp đó đi ngang qua tôi hất mặt một cái, ý nói “tập san 20/11 lớp ta giải nhất nhé!” Máu ăn thua trỗi lên bị tôi đè nén xuống “Lớp chuyên văn mà so sánh gì?”
Trong nhà cô Thanh, bọn tôi ngồi vây quanh cô và nghe bé Ngân hát tặng cô bài “ruột” nó từng đi thi văn nghệ những năm cấp hai “… một con đò sang ngang, ôi lòng thầy mênh mang. Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bống trắng, ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan. Và cho em yêu, ai hai sương một nắng để làm nên lúa đồng. Bài học làm người em vẫn nhớ ghi – công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy…”
Tiếp tục phần văn nghệ là ku Sen với ca khúc “Chiếc khăn gió ấm”, rồi đến ku Nhân ca sĩ với ca khúc “Mưa thủy tinh”… Thấy buổi “văn nghệ” đang đi hơi lệch chủ đề, tôi đằng hắng một cái rồi bước lên chúc cô vài câu, sau đó hất tay ra hiệu cả lớp tiếp tục di chuyển. Đến nhà cô Nga, trời bắt đầu mưa, lúc này đã khá trễ nên có vài đứa nói tôi bọn nó về trước. Chỉ còn hơn chục mạng. Lại vốn dốt anh nên tôi cũng tìm cớ thoái thác.
Chở Trinh phía sau xe, tôi hạ giọng ấm áp hết mức có thể. Có lẽ vì trời lạnh, cũng có lẽ vì mưa đêm, hoặc có lẽ đối với cô bạn thơ ấu này, tôi luôn muốn mang đến gì đó thật ấm áp, thật nhẹ nhàng:
– Sao Trinh về với V, không thăm cô Nga hả?
– Trinh học thêm anh cô Hoa, không học thêm cô Nga nên hơi ngại.
– Mình thăm cô là vì tình cảm chứ có phải vì học hay không học đâu mà ngại?
– … không biết nữa, Trinh thấy ngại thiệt.
– Mà nói về tình cảm, nghe nói Trinh thích thằng Trọng bên A6 hả?
– …
– Sao Trinh thích nó vậy? Vốn biết thằng Trọng không có gì nổi bật nên tôi tò mò.
– Thoáng chút ngập ngừng, Trinh khe khẽ “vì nó quan tâm Trinh…”
Nghe đến đây tôi bỗng nở một nụ cười thật nhẹ. Cô bạn nhỏ của tôi đã bắt đầu biết thích một ai đó. Trời cuối thu, những chiếc lá bàng phía trên những tán cây cao nhìn qua ánh sáng đèn đường như hình những trái tim màu vàng úa. Không thể phủ nhận tôi có thoáng chút buồn vừa chạy qua ánh mắt. Cơn gió đầu đông vô tình đến sớm, có lẽ vì cô đơn mà thổi vu vơ qua từng chùm hoa sữa một cách buồn bã, một cách vội vã đưa hương hoa mãnh liệt cả một vùng. Tình cảm học trò là thứ tình cảm ồn ả nhưng âm thầm, đậm đà nhưng thoang thoảng, thi vị mà tinh tế. Nhẹ nhàng chỉ một thoáng nhưng ấn tượng cả một đời. Tương lai là thứ xa vời không ai đoán trước được. Vậy nên hãy cười thật tươi, hôn thật chậm và tha thứ thật nhanh…
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: http://bimdep.vip/
Không biết những sự kiện đế chế, bán hoa có đến tai Thương và làm tăng giá trị của tôi lên trong mắt Thương không. Hay những lá thư học trò vu vơ trong những quyển truyện kia đã mưa dầm thấm lâu làm hạt giống tôi gieo mọc mầm bám rễ. Cũng có thể tôi lại một lần ảo tưởng sức mạnh tin rằng ai kia đã xiêu rồi. Chỉ biết sau hôm nhà giáo Việt Nam, Thương điện thoại tôi nhờ ngày mai qua chở Thương đi học một buổi. Lý do là xe Thương vừa bị hư phanh, đi sửa chưa lấy về. Tất nhiên tôi đồng ý! Như biết được điều gì đó, Thương cũng chẳng hỏi tôi rằng đã biết nhà Thương chưa.
Sáng hôm sau tôi quần áo tươm tất (thật ra thì ngày nào cũng vậy), đi sớm hơn mọi hôm trên con xe trắng đen quen thuộc, thong dong trên đường đến nhà “người tình trong mộng”. Vừa thấy cánh cổng màu tím phía trước, tôi dừng xe, chưa kịp gọi đã thấy Thương bước ra. Tà áo dài trắng tinh khôi như áng mây vắt ngang qua trời hạ. Chiếc cột tóc màu đen buộc nhẹ phía sau với hình đôi bướm đang quấn quýt, đôi giày cao gót tầm 3 phân làm voc dáng thêm phần quyến rũ. Tay cầm cặp táp, tay vén áo dài, em nhẹ nhàng cười chào tôi rồi nói cảm ơn trước khi yên vị sau xe.
Tôi nhấn bàn đạp. Nghe như tất cả đất trời bỗng thu nhỏ lại chỉ còn riêng hai đứa. Trời thoang thoảng heo may, đất mát hương mùi cỏ, gió ríu rít tình ca. Nếu được ước điều gì đó trong lúc này có lẽ tôi sẽ ước chiếc xe mà Thương đang đi tốt nhất đừng “bình phục” để tôi có thể ngày ngày chở em sau lưng, ngày ngày tận hưởng cái “hương vị tình ái” ngất ngây đó.
– Xe Thương sao mà hư vậy?
– Hôm qua đi thăm thầy cô, giữa đường phanh gấp thì bị đứt, may không có gì. Lúc đó Thương sợ không dám đi nữa. May có thằng bạn tới chở rồi dắt xe Thương đi sửa giùm luôn.
– Tôi kịp ngăn lại câu hỏi bộc phát trong đầu “đứa nào chở Thương”. Đổi chủ đề, tôi chuyển qua đánh giá tình hình – Nó biết Thương bị hư xe sao không tới chở Thương đi?
– V không muốn chở Thương hả?
– Giật mình với câu trả lời này, tôi ú ớ “đâu có… V chỉ… V chỉ hỏi vậy thôi.”
– Khi nào xe Thương chưa sửa xong thì V qua chở Thương đi học với nha.
– Ừ. V biết rồi.
– …
– …
– Trâm là ai vậy V?
– Câu hỏi hồi nãy tôi giật mình một, câu này thì hồn tôi treo lên dây điện luôn. Tôi không tài nào trả lời được. Ậm ừ không ra tiếng, mặt dần tái xanh…
– Hôm qua Thương đi thăm thầy cô, nghe mấy đứa nói Trâm với V quen nhau từ cấp hai hả?
Tôi như một võ sĩ đang thượng đài bị rơi vào thế hạ phong, dính liên tiếp những cú đánh trời giáng. Và cú đánh vừa rồi đã nốc ao tôi luôn xuống sàn. Nghe Thương nói tới đâu tai tôi ù đặc tới đó. Đúng là tình ngay lý gian. Vì thực sự, tôi và Trâm đúng là quen nhau từ những năm cấp 2, nhưng mối tình đó, nói theo tiếng Anh đã là quá khứ hoàn thành, xảy ra và chấm dứt ở quá khứ, nhưng để giải thích nó thật sự quá khó. Với thằng Vũ tôi có thể trả lời kiểu bất cần như “mi muốn tin ai thì tin”, còn với Thương, hoặc là bây giờ, hoặc là sẽ không bao giờ nữa. Hơn nữa, kẻ nào đó mà Thương nói “mấy đứa nói Thương nghe” liệu có biết và nói huỵch toẹt ra rằng tôi chở Trâm đi chơi game, đi ăn chè, ăn bánh kẹp, còn hay đi cùng nhau mỗi sáng thứ năm… Bộ não sáng suốt của thằng V bá đạo mọi ngày đã bị khí thế của Thương làm cho tan biến như bọt biển. Chỉ còn lại đây thằng V ngu ngơ, khờ khạo của những năm tháng xưa cũ…
Sắp tới cổng trường, như vớt vác lại điều gì đó, tôi cố gắng nói thật chậm, thật bình tĩnh “chuyện dài lắm Thương…” chỉ nói được như vậy. Xuống xe, Thương đợi tôi đưa xe vào bãi gửi rồi quay ra đi vào trường. Không nói với nhau lời nào. Khi sắp tới cầu thang (lớp tôi bên dưới còn lớp Thương trên lầu) Thương lạnh lùng “lát về Thương đợi ở cổng”.
Tôi tiu nghỉu đi về lớp học với bộn bề lo lắng… Mấy hôm nay bận bịu nhiều thứ, lại đang phê pha với cuộc sống hiện tại, bè bạn xung quanh, công việc trôi chảy, học hành tấn tới… tôi quên bẵng những nỗi lo trước đây. Và tôi quên đi thôi. Nghĩa là vô tình bỏ qua thôi. Còn nó, nó vẫn tồn tại sờ sờ ra đó. Ngày hôm nay nó véo tôi một cái đau điếng để tôi nhớ ra rằng, nó đã trưởng thành, sẵn sàng đè bẹp tôi lúc nào nó muốn.
Đó là còn chưa kể chuyện đi cùng xe với Diệp. Rồi tối tối hai đứa thường rủ nhau đi ăn. Còn chưa kể chuyện chở Trinh đi thăm thầy cô nhân ngày nhà giáo… Nếu “có người” muốn đem tôi ra tử hình, lúc tuyên án, tôi có gần chục tội để nhận án tử…
Nghĩ lại, lúc đó khờ khạo, tôi chẳng hiều gì nhiều về tình cảm. Khi một người con gái chấp nhận những lá thư của bạn, chấp nhận nghe và nói chuyện thật lâu với những cuộc điện thoại của bạn, chấp nhận ngồi bên cạnh chỉ riêng bạn trong các buổi họp, và đặc biệt, nhờ bạn chở “người ta” đi học, nghĩa là người ta mười mươi đã thích bạn rồi đó. Từ thích tới yêu có lẽ cũng không xa lắm. Nhưng có nhiều người, đi hoài, đi mãi vẫn không tới đích. Cho đến một ngày nào đó, có một người con gái khác xen vào, “người ta” mới giật mình giữ lấy và khẳng định chủ quyền. Chỉ tiếc rằng, tôi của thời Hoa Vàng không hề đánh giá được điều này…
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: http://bimdep.vip/mua-ha-dau-tien/
Vừa vô lớp, thằng Thành thấy mặt tôi liền hỏi ngay:
– Chở em đi học được rồi mà vẫn chưa thỏa mãn à?
– Vỡ mồm tới nơi rồi chứ thỏa mãn… Haiz. Tôi thở dài để cặp vào chỗ.
– Là sao? Khi nãy thấy mi chở bé Thương tới trường. Tụi bay còn đi với nhau tới lớp.
– Thương hỏi ta “Trâm là ai?”
– Đệch. Có dụ này nữa hả. Mệt mỏi rồi đó. Thấy chưa. Ta nói rồi, đuổi hai thỏ…
– Hai thỏ cái con khỉ. Ta với Trâm có gì đâu.
– Vậy thì giải thích cho Thương biết.
– Giải thích thế nào đây?
– …
Thật tôi cũng chẳng biết phải giải thích sao cho phải, cho hợp lý. Nếu chỉ là bạn thì không thể thân quá như vậy được. Nhưng thật sự chỉ là bạn mà thôi… Cả buổi học hôm đó tôi cứ loay hoay với mớ suy nghĩ rối bời trong đầu. Chiếc nhẫn từ tay Diệp và nụ cười của Diệp ở phía trước chỉ làm những suy nghĩ của tôi thêm hỗn loạn, không đầu không cuối. Nếu tìm được lời giải thích ngon lành cho chuyện này, một ngày “giông bão” nào đó, Thương lại hỏi “Diệp là ai vậy V” thì lại chết dở lần nữa…
Giờ ra chơi, tôi uể oải xuống đá cầu với lũ bạn. Mỗi tiết học trôi qua, mỗi lần tiếng trống trường vang lên tôi lại thêm lo âu. Như chiếc đồng hồ cát đang chảy, cát càng ít, tôi càng gần án tử. Cát hết, tôi ra đi… “Lát về Thương đợi ở cổng!”. Tôi sẽ bị tử hình ở cổng… ở cổng…
Tiết cuối ngày hôm nay là tiết Sinh Học của cô Thúy. Thấy tôi lơ mơ, cô gọi giật: “V, đứng dậy kể cô nghe một vài động vật thụ tinh ngoài?”
Nãy giờ không chú ý, bị gọi bất ngờ, tôi liếc nhanh qua trang sách ku Sen bên cạnh đang giở, đọc nhanh được vài dòng “thụ tinh trong là sự kết hợp giữa tế bào trứng với tinh trùng, điều này thường được thực hiện bằng cách giao phối…” Từ đó, tôi tự suy ra rằng, loài nào không giao phối chắc chắn là thụ tinh ngoài. Nghĩ lại, nhà bà tôi nuôi heo nái, chuồng có mỗi nó mà năm nào cũng để đàn đẻ đống, không do dự tôi phán luôn: “Thưa cô, Heo ạ. Heo thụ tinh ngoài.”
Thế là cả lớp có tràng cười sặc sụa. Ngay cả nghiêm khắc như cô Thúy cũng không nhịn nổi mà che miệng cười… Thằng Thành với thằng Sen bên cạnh tôi thì khỏi nói, tụi nó ôm bụng cười quặn cả ruột. Biết chắc mình vừa hớ nhưng chưa tìm ra cách giải quyết tình huống bất ngờ này, tôi trơ ra như phỗng.
Sau khi bình tĩnh lại, cô Thúy cho tôi ngồi xuống rồi nói “bữa sau tập trung vô nghe V. Heo vốn là loài thụ tinh trong. Nếu em thấy dù có một mình nhưng nó vẫn đẻ thì do người ta canh ngày rụng trứng rồi đưa heo giống tới giao phối chứ nó không phải loài lưỡng tính.”
Ôi duma. Hôm nay sao quả tạ chiếu phải rồi. Quên luôn lát phải giải thích ra sao với Thương, tôi cúi mặt nhìn chăm chăm vào cuốn tập làm ra vẻ tập trung vô cùng. Ở phía trên Diệp quay xuống:
– Hôm nay bí thư sao vậy bí thư?
– Đang rối nên tôi đáp chả vô mô tê gì: Nhìn thì tưởng như vậy chứ thật ra ngược lại hoàn toàn.
– Là sao? – Diệp tỏ vẻ khó hiểu.
– Thấy mình trả lời chẳng đâu vào đâu, tôi vội kết thúc câu chuyện: Không sao đâu Diệp. Thôi quay lên học đi, cô la V nữa bây giờ.
– Như mơ hồ hiểu ra điều gì đó, Diệp trả lời một câu làm tôi gần như cởi bỏ ngay nút thắt trong lòng: Nếu nói ra mà người khác không hiểu, mình nói nhiều hơn cho người khác hiểu.
Đúng rồi. Lát nữa, trên đường về, tôi sẽ đi thật chậm, vô cùng chậm. Rồi tôi sẽ kể cho Thương nghe từ đầu đến cuối chuyện của Trâm…
– Mi đọc Nguyễn Nhật Ánh nhiều mà ngu ngơ vậy. Khi quen ai đó, con gái thưởng hỏi “trước em anh đã yêu ai chưa?”
Thằng Thành đúng là đi guốc trong bụng tôi. Nó biết tôi đang nghĩ sẽ kể đầu đuôi chuyện tôi và Trâm cho Thương nghe nên lên tiếng cảnh báo. Tôi giật mình tỉnh ngộ. Đúng rồi… Nói cho cùng mình và Trâm cũng đã là gì của nhau đâu. Kể bậy kể bạ lại châm dầu vào lửa. “Lửa”? Lửa ở đây là gì? Lại mải miết với bộn bề suy nghĩ một cách bế tắc, tiếng trống trường điểm vang làm tôi bất lực buông xuôi tất cả.
Kẻ luôn tìm ra cách giải quyết cho mọi chuyện nay lại đầu hàng với chỉ một hai câu hỏi cực kỳ “đơn giản”. Dù sao cũng không thể để Thương đợi lâu được, tôi dọn dẹp nhanh sách vở rồi xuống bãi xe. Cố gắng bơi ngược dòng bất thành chi bằng thả mình cho con nước cuốn vậy…
Dừng xe trước mặt Thương, tôi không nặn ra được lời nào tỏ vẻ thành ý. Chỉ biết im lặng, ngập ngừng như muốn nói gì đó nhưng rốt cuộc chẳng biết nói gì. Tay chân lóng nga lóng ngóng vì thừa thãi quá thể.
Cũng chẳng nói một câu nào. Thương vén tà áo dài rồi khẽ vịn vào lưng áo tôi như bảo “đi đi”. Tôi chán nản nhích xe về phía trước. Đôi chân như được lập trình, mải miết đạp về hướng cánh cổng màu tím. Vẫn không một lời nào được nói ra từ cả hai phía. Một người không nói vì không biết phải nói gì. Người còn lại không nói có lẽ vì không muốn nói bất cứ điều gì. Lúc sắp đến, một suy nghĩ thoáng qua làm tôi bất giác lo lắng bội phần. Vì nếu tôi cứ mãi im lặng thế này, khác gì đang tự nhận mình và Trâm thật sự có gì đó. Không được, mình phải nói. Nhưng nói gì…
– Ngày mai V không cần…
– Không phải vậy đâu Thương!
Không để Thương nói hết câu, tôi lớn tiếng cắt ngang lời nói. Nhưng rồi lại như cũ, tôi vẫn không biết phải giải thích thế nào, phải bắt đầu từ đâu. Xe dừng lại, Thương nhẹ nhàng rời khỏi yên sau, vòng lên đứng trước mặt tôi. Hai đôi mắt nhìn thẳng vào nhau. Tim tôi như ngừng đập tại khoảnh khắc đó. Vẫn đôi mắt to tròn, nâu biếc, với ánh nhìn gợn buồn cuối đuôi mắt. Hồn tôi như bị sa vào cõi mênh mông vô tận, nhẹ nhàng, sâu lắng và thăm thẳm. Bất giác, bàn tay Thương chạm nhẹ lên tay phải tôi còn nắm ở ghi – đông. “Thương tin V… Đúng là Thương ích kỷ quá rồi… Vũ nói xe Thương người ta vẫn chưa sửa, mai tới đón Thương nhé!”
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: http://bimdep.vip/mua-ha-dau-tien/
Mỉm cười gật đầu rồi quay xe. Tà áo dài đằng sau như thức dậy cả khoảng trời mênh mông nắng trước mặt. Miền trung vào cuối tháng mười một thời tiết mưa nhiều hơn nắng. Học sinh bọn tôi nhiều khi được nghỉ học dài đến cả tuần lễ do trường ngập lụt.
Có khi đang học, nước dâng lên nhanh, sợ các bạn ở xa không về nhà được và đi đường nguy hiểm, trường đôi lúc còn đột ngột cho nghỉ. Vậy mà hôm nay ánh nắng vàng lại rắn rỏi lăn dài trên mặt đường nhựa tít tắp không hề mệt mỏi. Đôi chân tôi cũng vì thế mà thêm động lực bước đi tiếp những đoạn đường dài phía trước.
Thương có vẻ đã bỏ qua chuyện tôi với Trâm. Nhưng bỏ qua không có nghĩa là không nhắc tới nữa. Một ngày “mưa gió bão bùng” nào đó thật gần, chắc chắn, Thương sẽ bắt tôi kể đầu đuôi chuyện này. Vì không có lửa thì chẳng thể nào có khói được. Tất cả những gì tôi có bây giờ đó là thời gian. Ít nhất là từ bây giờ đến ngày mai, trước khi gặp lại Thương.
Tôi đã đọc ở đâu đó “ghen tuông xuất phát cùng lúc với ái tình, nhưng khi ái tình đã hết, ghen tuông vẫn còn.” Đoạn sau của câu nói thì tôi chưa biết, nhưng đoạn trước chắc chắn trong tôi một niềm tin rằng, Thương… mến tôi. Vâng, ít nhất là mến tôi. Cứ cho như vậy đi. Vì khi tôi không thể giải thích được tình cảm giữa tôi với Trâm như thế nào, Thương liền lạnh lùng ra mặt. Nếu không dành cho tôi một thứ tình cảm gì đó hơn tình bạn, rõ ràng Thương không việc gì phải quan tâm chuyện tôi và Trâm như thế nào.
Xem xét đánh giá vấn đề tới đâu, tôi phấn khởi tới đó. Vậy là những gì tôi làm lâu nay đã bước đầu thành công mỹ mãn. Nhưng quá khứ cho tôi những kinh nghiệm để cẩn thận hơn về tương lai, con đường phía trước còn rất dài nếu tôi muốn khẳng định một điều gì cao xa hơn. Và bên cạnh tất cả những nỗ lực, phải có chút ít may mắn song hành, nếu không, tôi chỉ như con thiêu thân lao vào lửa mà thôi.
Về đến nhà, cởi bỏ đôi giày, mở nhẹ nút áo, tôi chợt nhận ra chiếc nhẫn của Diệp vẫn còn nguyên trên tay. Trong đầu tôi lại thoáng lên những lo lắng khác. Tình hình lúc nãy, khi Thương nhìn thật sâu vào mắt tôi, rõ ràng Thương đang muốn khẳng định tôi chân thành đến đâu. Mắt tôi lúc đó chắc chắn trong veo như mặt hồ của “thu điếu”. Vì tôi với Trâm thật sự chẳng có gì cả. Nhưng nếu đổi lại, người Thương hỏi đến là Diệp, chắc chắn tôi sẽ ngập ngừng né đi thật nhanh ánh mắt “quan tòa” kia. Và chuyện xảy ra sau đó, thật tôi chẳng thể hình dung được nó sẽ đi theo chiều hướng nào.
Mệt mỏi với bộn bề suy nghĩ, và nhanh bát cơm, tôi lên giường ngủ thẳng một giấc đến tận hơn 4 giờ chiều. Lại càng mệt mỏi hơn với giấc ngủ “quá độ” đó, uể oải xuống giường rửa mặt, chợt nhớ lát nữa Diệp sẽ đến cùng tôi đi học thêm Lý, tranh thủ làm thêm gói mì trong lúc chờ đợi. Chẳng cần phải suy nghĩ thêm điều gì vì có nghĩ nữa lại càng rối bù lên mà thôi. Thay đồ xong, soi mình trước gương, thằng V biếng nhác phía trong gương cười nói với tôi rằng, ” tất cả cứ để mai tính.”
Vẫn còn ở trong phòng tôi đã nghe tiếng Diệp chào ba mẹ tôi bên dưới. Hôm nay Diệp xinh hơn mọi khi đến… “bất thường”. Chiếc quần jean quen thuộc, áo thun trắng bó sát người khoác bên ngoài là chiếc áo dạ màu kem dài đến tận đầu gối. Đôi môi luôn nở một nụ cười như hoa Hướng Dương reo vui trước gió. Tôi đứng giữa cầu thang mà người ngẩn ra đến vài giây. Đến khi Diệp nhìn thấy rồi giục tôi xuống cho kịp giờ học tôi mới giật mình bước tiếp.
Trời đầu đông tối nhanh như ánh dương vừa bị bàn tay nào đó đưa tay tắt đi công tắc, vụt một cái, bóng tối chập choạng đã bao trùm lên vạn vật bên dưới. Ánh đèn từ xe điện của Diệp vẫn soi rõ con đường chúng tôi đi phía trước. Cô bạn sau lưng tôi chưa một lần vì tôi mà giận dỗi. Chưa một lần vì tôi mà lạnh lùng. Cũng chưa lần nào khiến tôi phải trăn trở nghĩ suy lo lắng… Cây bút em tặng tôi vẫn chưa dùng đến. Chiếc nhẫn em gửi tôi vẫn đeo trên tay. Và cứ hai ngày một lần, sợ “đường xa ướt mưa”, em đến cùng tôi đi học. Những lúc thế này tôi lại mông lung giữa hai bề thực tại. Cái cảm giác đó không hề dễ chịu một chút nào trong suy nghĩ của một kẻ luôn lấy thuyết Khổng Tử ra làm thước đo khuôn phép. Khi chưa có gì cả, tôi sẵn sàng để số phận chỉ cho mình một lối đi. Còn khi “đã có gì đó”, tôi hoàn toàn không cho phép mình mang lại buồn tủi cho bất kỳ ai. Đây là lúc tôi phải đưa ra lựa chọn!
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro