Đời học sinh – Quyển 4

Phần 28

2024-07-30 23:09:37

Phần 28
Khẽ nở một nụ cười, nàng từ tốn:

– Ừ, nhờ Phong Ngọc mới giành được giải nhất đó! Cho nên hôm nay Phong cũng không được bỏ cuộc!

– Ơ…

– Được chứ?

Lam Ngọc kề sát mặt nàng lại gần. Tôi thấy mắt nàng long lên như những ánh sao đêm. Những ánh sao chỉ đường cho tôi rời khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng và u ám còn sót lại.

Tôi rụt rè đáp:

– Được… được mà, Ngọc yên tâm!

– Ừ, vậy Ngọc yên tâm rồi – Vừa nói nàng vừa nhìn chiếc điện thoại đang cầm trên tay – Giờ Ngọc đi tập chuẩn bị cho trận tiếp theo nha?

– À… ừ! – Tôi ậm ừ, có cảm giác như một đứa con nít bị lấy mất đồ chơi.

Cho dù tôi có cô níu kéo món đồ chơi đó, cũng chỉ để nói vài câu vô dụng:

– Ngọc… ừ… Ngọc cố lên nha!

Đáp lại, nàng cũng nhìn tôi cười thật tươi:

– Ừ, Phong cũng cố lên nha! Đừng làm Ngọc thất vọng đó!

Rồi nàng quay đi, tựa như cô tiên xanh hiện ra giúp đỡ người khó khăn rồi lại biến mất đi để giúp đỡ những người khác mà không cần một lời cảm ơn nào.

Tôi không biết nàng có còn nhớ đến chuyện lúc trưa hay không, nhưng tôi chắc chắn rằng trong lần gặp tiếp theo giữa tôi với nàng, tôi sẽ không còn cảm giác sợ sệt nữa.

Trong mắt tôi lúc này, Lam Ngọc không còn là một cô gái lạnh lùng, cứng cỏi nữa, cả trong bước chân đã nhẹ nhàng, rung rinh hơn và một lần nữa hình ảnh dịu dàng, dễ thương của bé gấu lại làm lòng tôi quặn thắt…

… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 4 tại nguồn: http://bimdep.vip/doi-hoc-sinh-quyen-4/

Với liều thuốc tinh thần từ Lam Ngọc, tôi cảm thấy khắp người tràn đầy năng lượng, cả cái chân đau do va chạm ở trận trước cũng không còn. Nhưng ngược lại, cả đội tôi vẫn ủ rũ như cờ thiếu gió. Riêng chỉ có Toàn phởn đã lấy lại được phần nào tinh thần do công tác tư tưởng của bé Phương, con bé đã vào sân sau Lam Ngọc không lâu.

Tôi không biết bé Phương đã nói chuyện gì với Toàn phởn, nhưng khi vừa quay lại, tôi đã kịp ngó thấy con bé đã hôn phớt vào má thằng này trước khi đi ra khỏi sân không lâu sau khi Lam ngọc rời khỏi. Nhờ đó, Toàn phởn đã lấy lại bộ mặt phởn như hôm nào.

Nó đập tay tập hợp mọi người vòng quanh:

– Tụi bây nghe nè! Tình cảnh bây giờ không còn gì để mất nữa rồi, cứ chơi hết mình theo ý thích của tụi bây đi! Miễn xong trận không được buồn, không được tự trách là ok rồi! Rõ chưa?

– Ok, rõ luôn!

– Làm phát lấy tinh thần nào 1… 2… 3 dô!

Cả bọn đặt tay ra giữa rồi cùng tung hô lên trời.

Với tâm lý thi đấu thoải mái như vậy, bọn tôi vào sân với mục tiêu đá cống hiến là trên hết.

Tôi bây giờ không còn sợ ánh nhìn đe dọa của thằng Đức nữa. Bởi lẽ vị trí hoạt động của tôi bây giờ không chỉ gói gọn ở vị trí tiền đạo mà có thể ở bất cứ vị trí nào. Cũng như bất cứ thành viên nào trong đội của tôi. Tất cả sẽ không đã theo một bài bản nào nữa cả.

Hiệp hai trận bán kết được bắt đầu trong tiếng hò reo inh ỏi của khán giả đôi bên. Dù đang thua nhưng đội Phú nổ vẫn cuồng nhiệt cổ vũ khiến cho cả đội như quên đi mình đang thi đấu thiếu người.

Ở hiệp này, đội thằng Đức giành quyền giao bóng. Nó chuyền sang cho thằng tiền đạo rồi cùng dần lên với một thằng khác. Xem ra nó đang định dùng áp lực số đông ép sân bọn tôi.

Ngay lập tức, tôi liền áp sát kèm chặt thằng đang cầm bóng ngăn cản nó chuyền cho tuyến trên.

Trái với dự đoán, nó không chuyền về cho tuyến dưới để tìm đường lên bóng mà lại dốc bóng ra biên tiếp tục tấn công. Tôi bức tốc chạy theo nó, quyết tâm kèm cho bằng được.

Thể hình giữa tôi và nó không có quá khác biệt nhiều nên màn đọ sức dọc biên diễn ra khá gây cấn. Hết tôi lấn lướt nó, rồi nó lại ép tôi. Nhưng cuối cùng, với vốn võ có sẵn trong người, tôi chủ động áp vai hất nhẹ nó chệch khỏi biên qua đó cướp được bóng từ trong chân.

Lần này đến lượt tôi bị chặn đầu bởi thằng Đức. Nó lăm lăm nhìn tôi rồi lại nhìn quả bóng. Biết không thể đối đầu, tôi vội chuyền cho Toàn phởn rồi bức lên, thực hiên bật 1 2 với nó.

Thằng Đức thoáng một chút giật mình nhưng cũng đuổi theo tôi sát phía sau.

Trước mặt tôi giờ này vẫn còn 2 thằng hậu vệ, 1 trong số đó là thằng to con. Nó biết tôi ngại va chạm nên chủ động lao lên tranh bóng nhằm gây áp lực tâm lý.

Tôi chẳng có lí do nào để đối đầu với nó cả, nó vừa băng lên, tôi đã nhanh chân chuyền ngược về cho thằng Tiến đang ở tuyến giữa.

Có được bóng, thằng Tiến vận dụng sở trường của mình, câu một đường bóng bổng lên cho Toàn phởn đang vượt lên.

Có lẽ giờ này Toàn phởn là người xông xáo nhất, khi có bóng nó cấm đầu chạy hùng hục dọc biên mà chẳng biết mệt là gì. Đến góc sân đối phương nó chậm lại, vì đối thủ cũng đã bắt kịp nó. Trước mặt nó bây giờ có đến 2 thằng theo kèm. Một là nó chuyền về cho tôi, hai là nó kềm bóng ở góc chờ đối phương phá kiếm quả phạt góc chứ không còn cách nào khác.

Ấy thế mà không biết có phải tác dụng của nụ hôn bé Phương tặng hay không mà thằng này đá như lên đồng. Nó rê bóng đến gần đối phương rồi dùng gót chân quặp bóng bay bổng qua đầu cả hai thằng hậu vệ khiến tụi nó há hốc.

Khi bóng vừa chạm đất, nó khống chế rồi tung luôn cú sút bằng chân trái về khung thành đối phương.

Toàn phởn thiên về kỹ thuật rất nhiều nên cú sút của nó cũng kỹ thuật không kém khiến cả thằng thủ môn cũng phải đứng chết trân. Tuy nhiên, thần may mắn đã không mỉm cười với bọn tôi lần này khi bóng lại đập trúng cột dọc văng ra ngoài.

Nhưng bọn tôi thậm chí còn không có thời gian tiếc nuối khi thằng hậu vệ đội kia đã cướp bóng rồi chuyền dài lên cho thằng Đức ở tuyến trên, chuẩn bị mở một cuộc phản công.

Ngay tức thì, thằng hậu vệ to con cũng dân lên theo. Nó chạy hồng hộc như con bò tót khiến cho Toàn phởn đứng kế đó khó lòng lao vào cản phá. Duy chỉ có thằng Hiếu lúc này vào bóng một cách lăn xả.

Thằng Hiếu là thằng có thể hình to con nhất đội tôi, nhưng so với thằng to con bên đội kia thì nó cũng phải chịu thua nưửa cái đầu. Cứ tưởng khoảng cách như vậy sẽ không thành vấn đề gì nhưng khi vừa ập vào nhau sự khác biệt đã hiện ra rõ rệt.

Thằng hậu vệ đó tỏ ra rất chày cối khi lấn hẳn thằng Hiếu sang một bên rồi dốc bóng tung một cú sút trái phá hướng vào khung thành Khanh khờ.

Lần này Khanh khờ đã chuẩn bị kĩ lưỡng, nó nhanh nhẹn bay người đỡ lấy đường bóng đó. Tuy nhiên nó không nhờ rằng quả bóng lại đi với lực mạnh đến vậy. Một tiếng bốc khô khóc vang lên, bằng cả hai tay, Khanh khờ vất vả đẩy qua bóng hết đường biên dọc rồi nhăn mặt cầm một bên tay đang run rẩy.

– Tay mày sao rồi Khanh?

Tôi lo lắng chạy đến hỏi thăm nó.

– Không sao đâu, bây đã tiếp đi!

– Đâu đưa tao coi cái tay của mày!

Tôi cầm lấy cái tay của nó, cố gắng vận dụng hết kiến thức trị trật đả bấy lâu chẩn đoán.

– Coi xong chưa mày, cứ bóp bóp đau lắm!

– Chậc, mày bị trật khớp ngón tay rồi! Thôi thay cho thằng khác chụp đi!

– Xời, trật có vài ngón mà nhằm nhò gì?

– Đang căng thẳng mà đòi thằng khác chụp gì, để tao chụp tiếp, đừng có cãi!

Thấy thằng Khanh khờ quả quyết như vậy, không ai trong đội tôi có thể thuyết phục nó được kể cả Toàn phởn, thế nên cả đám vẫn tiếp tục để nó bắt chính mà trong lòng không khỏi thấp thỏm.

Quả phạt góc kì này, được đảm nhiệm bởi thằng Đức. Trong vòng cấm có đến hai thằng đội đối phương và một thằng đứng ở ngoài vòng nhằm bọc lót cho đồng đội.

Số người tham gia phòng ngự đội tôi cũng chỉ có Toàn phởn, Thằng Tiến với thằng Hiếu. Hoàn toàn bị đối phương áp đảo về sỉ số.

Thực ra tôi cũng muốn tham gia phòng ngự lắm, nhưng nếu thế cả đội tôi sẽ không bao giờ gỡ hòa được nếu cứ tập trung người vào việc phòng ngự. Tôi biết làm như thế sẽ rất mạo hiểm nhưng nếu không đánh cược, sẽ chẳng bao giờ có thành công.

Thằng Đức bắt đầu chuyền bóng. Bóng đi vòng và xoáy ngay đến chỗ thằng tiền đạo đội kia. Ngay lúc đó, có một bàn tay đã nhanh nhẹn chen vào cắt ngang đường bóng đó. Người đó không ai khác chính là siêu thủ môn của đội tôi Khanh khờ.

Dù tay đang bị đau nhưng nó đã cố nhoài người bắt lấy quả bóng. Khi đáp xuống trông mặt nó nhăn lên thấy rõ. Tuy nhiên bỏ qua ngón tay bị đau, mặt căng lên nó vươn tay ném thẳng quả bóng lên chỗ tôi đang đứng.

Hiểu được ý, tôi dâng lên đón lấy đường bóng đó rồi dốc bóng thực hiện đường phản công hướng về phía khung thành đối phương.

Trước mặt tôi giờ này vẫn còn một chướng ngại vật lớn, đó chính là thằng hậu vệ to cao. Thấy tôi, nó liền lao nhanh tới với ý định làm cho tôi bị áp lực tinh thần.

Từ đầu trận đến giờ tôi đã trốn tránh nó nhiều lần, nhưng lần này tôi không còn có thể trốn tránh được nữa. Đây là lúc tôi phải đối mặt với chính nỗi sợ lớn nhất của tôi trong trận này.

Thế là tôi tôi co giò với ý định tung một cú sút trái phá hướng về khung thành đối phương. Nhưng thằng hậu vệ cao to đó không dễ để cho tôi làm như thế, nó cũng cắm đầu lao nhanh tới phá quả bóng của tôi đi.

– Uỳnh…

Chân tôi và chân nó va vào quả bóng vang lên một tiếng động lớn. Tôi và thằng hậu vệ to cao đều mất đà té nhào ra đất. Tôi nghe chân mình đau nhói như ai đó lấy quả tạ ngán lên. Quả bóng đang nằm ngay cạnh chân tôi, còn thằng hậu vệ kia đã lồm cồm bò dậy tiếp tục phá bóng.

Thấy thằng Toàn đang chạy lên, tôi cố nhướng chân đẩy quả bóng về phía nó. Việc này khiến cho chân của tôi lại càng đau hơn, cảm giác như chân mình đã lìa khỏi thân. Nhưng dẫu sao tôi cũng đã yên tâm khi Toàn phởn đã đón được đường bóng.

Nó dốc bóng tốc độ, vượt qua cả thằng hậu vệ đó rồi ra chân tung một cú sút uy lực như trút hết nhưng áp lực đội tôi đã chịu suốt cả trận vừa qua. Quả bóng đi căng và xoáy tạo một đường cong vào góc dưới khung thành làm cho thằng thủ môn vô phương chống đỡ.

– Vào… yeahhhh!

Tiếng thằng Toàn gào lên sung sướng khi ghi được bàn thắng quí giá. Nó cởi áo chạy khắp một vòng sân ăn mừng trong tiếng khán giả hò reo không ngừng. Trong mớ hỗn độn tiếng đó, nổi bật hơn cả là tiếng cổ vũ của đội Phú nổ, đến giờ tôi mới được nghe những âm thanh quen thuộc nó vẫn hay hô hào:

– 1… 2… 3… 11a4 vô địch, 11a4 vô địch!

Khi ăn mừng đã chán chê, bọn trong lớp mới lò dò lại chỗ tôi nói đểu:

– Sao rồi, định nằm ở đây ăn mừng hả cu?

– Không phải, chân tao đau lắm!

– Gì, đâu tao coi coi!

– Thôi, đừng dụng vào, chân tao gãy rồi!

– Gì, gãy rồi à!

– Ừ, pha hồi nãy va chạm mạnh quá, chắc đụng đến chỗ gãy lúc trước!

Đúng thật là tôi đã nhận ra chân mình bị gãy từ khi tôi va chạm với thằng hậu vệ to cao đó. Thực sự thi pha bóng đó không đến nổi nặng, nhưng lúc trước tôi đã bị gãy một lần khi trường cắm trại nên giờ những va chạm mạnh như vậy lúc nào cũng là nguy cơ vết thương cũ tái phát.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 4

Số ký tự: 0