Đời học sinh – Quyển 4

Phần 18

2024-07-30 23:09:37

Phần 18
Tôi gọi cho mình một ly cà phê đá vì… cũng chả biết món gì hơn khi vào quán nước ngoài cappuccino nhưng quán này lại không có thì chịu. Còn con bé thì lại thích vị trà sữa hơn và gọi ngay mà chả cần nhìn vào menu một lần nào.

Thấy tôi có vẻ bất ngờ, con bé cười đủng đỉnh:

– Anh đừng tưởng món gì em cũng chỉ nghe qua thôi đó! Em còn biết làm cả món trà sửa nữa cơ!

– Hề hề, tất nhiên là không rồi! Nhưng sao em lại biết đến trà sữa, chẳng phải em lúc trước ít khi đi ra khỏi nhà sao?

– Hì, em không ra khỏi nhà bằng cách này thì cũng bằng cách khác chứ!

– Hả, em trốn đi à!

Câu hỏi này của tôi bị con bé đáp trả bằng một cái véo vào tay khá đau. Nó cười khì lắc đầu:

– Ngốc quá, trốn khỏi nhà cho bị nội đánh đòn à. Em ra bằng đường internet!

– Ơ?

– Tức là ở nhà lướt web đó anh ngốc!

Giờ thì tôi đã hiểu. Con bé không được ra ngoài thường nhưng nhờ có mạng internet ở nhà, nó có thể tìm hiểu những thứ mà nó chưa bao giờ tiếp xúc được, tất nhiên là chỉ qua tranh ảnh. Và cũng từ đó con bé có thể học nấu những món ăn mà nó thích, chỉ cần nguyên liệu dễ mua và dễ làm như trà sữa mà thôi.

Tự nhiên tiếp xúc nhiều với con bé, tôi thấy nó thật dễ gần, không đỏng đảnh, tiểu thư như lúc trước. Nhờ vậy mà mỗi lần đi chơi với con bé, tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều, như hôm nay vậy, ngồi với con bé cả buổi mà tôi cứ cười không ngớt. Cảm giác buồn bực về chuyện của thằng Đức cũng mất đi hẳn.

Nhắc tới thằng Đức, tôi bỗng thấy một đứa bé đang ngồi trên một băng ghế đá ở ngoài lề đường. Đáng lẽ ra tôi sẽ không chú ý con bé như thế đâu. Nhưng vẻ mặt buồn thiu như sắp tan chảy ra của con bé làm tôi cảm thấy thật kỳ lạ. Vả lại nó còn rất giống với con bé Tiên em của thằng Đức nữa.

Thoạt đầu tôi cứ tưởng mình mãi nghĩ đến chuyện của thằng Đức nên sinh ra ảo giác. Nhưng lúc sau con bé cũng thấy được hình ảnh đó, nó liền giật tay áo tôi:

– Anh, đó có phải bé Tiên hông?

Bây giờ thì tôi đã chắc mẫm là mình không nhìn nhầm. Đó chính là bé Tiên 100%. Ngay tức tốc, tôi với con bé Mi vội tính tiền rồi chạy ra ngay chỗ con bé đang đứng ngay. Trong mặt nó hôm nay buồn rười rượi. Vừa thấy bọn tôi bước ra nó chỉ thoáng tròn mắt rồi lại xụ xuống như một chú mèo mắc mưa.

– Em bị sao vậy Tiên, sao lại ngồi ở đây?

– Hức, cô giáo dạy thêm hôm nay nghỉ rồi, em hông có học thêm được!

– Ơ, rồi em kiểm tra một tiết anh văn chưa?

– Dạ chưa, hôm nay em tính học thêm xong rồi lên trường kiểm tra luôn! Nhưng hôm nay cô cho nghỉ rồi, chắc em bị điểm kém quá, hu…

Nhìn con bé mếu máo như sắp khóc mà tôi cảm thấy buồn cười cực. Xưa nay đi học thêm tôi thích nhất là được giáo viên cho nghỉ đột xuất. Nay con bé chỉ vì lí do đó mà thút thít cả lên thì đúng là ngây thơ vô số tội thật.

Thế nên sẵn với ý nghĩ trong đầu, tôi nhìn con bé cười tươi:

– Nếu vậy giờ để anh dạy em nốt phần còn lại nhé!

– Anh chịu dạy cho em hả?

Mắt con bé lại tròn ra, nó nhìn tôi ráo hoảnh.

– Hề hề tất nhiên rồi, cũng như hôm trước anh dạy cho em thôi!

– Ư, hay quá! Giờ mình học ở đâu đây anh?

– À, thôi giờ vào quán cà phê này đi, anh chị cũng đang uống trong đấy!

Tuy nhiên chưa kịp dẫn con bé vào thì từ đâu một vệt đen bỗng nhiên lao vụt đến. Tôi nhất thời hoảng hồn chỉ kịp đưa tay lên đỡ rồi bật lùi về sau hết mấy bước. Cả cánh tay đau nhói lên như mới vừa đỡ một cú đánh. Mà kì thực tôi mới vừa đỡ một cú đánh xong. Và chủ nhân của cú đấm đó vẫn đang lù lù trước mặt tôi:

– Thì ra tụi bây ở đây dụ dỗ em tao à?

Thằng Đức hùng hổ chỉ tay vào mặt tôi.

– Dụ dỗ cái con khỉ, tao đang giúp cho em mày đó!

– Giúp cái gì, tao không cần biết, trả bé Tiên lại cho tao!

– Mày phải bình tĩnh tao mới trả được chứ!

– Bình tĩnh cái con khỉ. Hôm qua giờ tao đã nghi là có người đến nhà tao giở trò rồi, không ngờ lại là tụi mày! Chết đi!

Nó lao lại xổ vào tôi. Nhưng lần này tôi đã chuẩn bị trước liền dịch sang bên một đoạn kê giò gạt nó ngã xuống đất. Nương theo đà đó tôi thó lấy cánh tay nó bẻ quặp ra sau rồi dùng sức trấn nó xuống đất:

– Thả tay tao ra con chó!

– Mày hứa là bình tĩnh lại thì tao thả!

– Không đấy thì làm gì tao?

– Mày không thấy em mày đang mếu máo đằng kia à, mày muốn làm mất hình tượng trong mắt nó sao?

Thằng Đức nhìn em nó một lúc. Cả người nó dịu dần rồi hoàn toàn thả lỏng ra. Nó thều thào:

– Thôi được rồi, thả tao ra đi!

Nhìn vẻ mặt đã xìu xuống của nó, tôi mới tạm tin là đã an toàn. Tôi thả nó ra và nói cặn kẻ:

– Tao không có ý muốn hại gia đình mày, tao chỉ muốn giúp bé Tiên thôi! Có phải chiều nay nó sẽ kiểm tra một tiết anh văn chứ?

– Phải! Nhưng tao muốn gặp em tao nói chuyện xíu!

– Thôi được rồi, bây giờ vào quán cà phê đi, ở đây không tiện.

Vậy là cả đám bọn tôi kéo nhau vào quán cà phê để tránh đi cái nhìn đày xăm xoi của những người xung quanh. Chắc họ nghĩ chúng tôi đang giành giật nhau cái gì đó, cũng có thể là đánh nhau vì người yêu, có con bé Mi ở đó thì dám lắm.

Tuy nhiên bọn tôi phải lo đến chuyện khác. Vừa vào quán, bọn tôi phải ngồi đợi hai anh em nhà thằng Đức nói chuyện ở phía bên góc kia. Tôi sốt ruột đến nổi cả tay chân đều rung cằm cặp cả lên. Cũng may là có Ngọc Mi ở đó, con bé nhẹ nhàng đè tay tôi xuống mỉm cười:

– Không sao đâu mà anh, mọi chuyện sẽ tốt thôi!

– Ừ, cũng mong là như thế!

Đúng như lời con bé nói lát sau thằng Đức cũng dẫn em nó sang. Nó ngồi xuống nói cẩn trọng:

– Phong, tao muốn nói chuyện riêng với mày một tí!

Và ngay lập tức, Ngọc Mi liền dẫn bé Tiên sang bàn khác ngồi mà không cần tôi phải lên tiếng. Nó làm tôi liên tưởng đến những bộ phim thời xưa nơi mà những cô gái luôn lủi ra phía sau khi đàn ông bàn chuyện chính sự. Có lẽ nội của con bé cũng đã dạy con bé như thế.

Sau khi con bé đã rời khỏi chỗ, tôi mới nghiêm giọng nói chuyện với thằng Đức:

– Sao, thế nào? Mày đã tin những gì tao nói rồi chứ?

– Đung thật là hôm qua giờ mày đã giúp gia đình tao. Nhưng tao đâu có biết được mày có chỉ bài cho em tao đúng hay không chứ!

– Thế mày muốn gì nữa đây?

– Chừng nào em tao đạt được trên điểm 8 môn anh văn, tao sẽ tin mày!

– Mày… – Tôi càu mày không nói nên lời.

– Hề hề, sao?

– Nhưng với điều kiện là mày không được đem tao và Lam Ngọc lên đứng cột cờ!

Nói đến đây, tự nhiên mặt nó đanh lại. Nó nhìn tôi cười nhạt:

– Mày đã đến nhà tao thì chắc mày cũng biết nhà tao đang nợ tiền trọ rồi chứ gì, việc này là không thể.

– Vậy… tao có thể làm gì?

Thằng Đức vẫn giữ thái độ lạnh lùng mặc cho cả người tôi giờ này đang lo sốt vó lên:

– Hề, nếu muốn tao gia hạn thì chỉ cần một điều kiện thôi!

– Điều kiện gì?

– Trả tiền trọ giúp tao!

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 4

Số ký tự: 0