Phần 66
2024-08-04 22:10:09
Cuộc sống êm đềm của tôi cứ thế lặng lẽ trôi. Ra Tết chắc cũng được đôi tháng rồi.
Ăn chưa hết bánh chưng đã phải thi luôn một đợt khảo sát tất niên. Sau đó là lo thi kết thúc các môn phụ sớm để tập trung cho những môn sẽ thi đại học. Liền đó thì chúng tôi được xả hơi với buổi cắm trại qua đêm ở trường được tổ trức thường kì hai năm một lần. Một phần do không khí truyền thống như những năm trước, một phần do cuối cấp. Khỏi phải nói khối mười hai quẩy tưng bừng như thế nào. Trường tôi lại được đặt cách xa khu dân cư, nên càng được tối đa hoá cái sự ầm ĩ, náo nhiệt.
Ở cả khu nhà A3 của khối mười hai, không khí nhộn nhịp mãi đến ba, bốn giờ sáng mới có dấu hiệu riệu rã. Để cho các con giời thấm mệt nghỉ ngơi. Đứa thì tranh thủ ngủ một chút, đứa thì nghịch điện thoại, hay là ngồi tám chuyện với nhau. Tuy ngủ, nhưng tất cả chỗ nào có bóng điện trong trường đều được bật sáng hết theo như thầy Phúc nói. Riêng những chỗ lán xe nhà vệ sinh có đường dây chăng ra đến tận nơi.
Lớp tôi cũng chỉ có mấy cháu mệt quá lăn ra ngủ thôi, chủ yếu là con gái. Còn mấy thằng đực rựa bọn tôi xúm lại cái máy ps mà thay phiên nhau quẩy đến khi trời sáng.
Thêm một tuần nữa trôi qua, đã chính thức bước vào đợt học ôn thi đại học của nhà trường. Mặc dù vẫn học cùng với hai khối kia, nhưng chúng tôi chỉ học những môn chính của mình. Nếu thi theo ban mình học thì sẽ học luôn cùng lớp cũ, còn muốn học thêm môn khác thì có thể xin học cùng ban khác. Trường tôi thì có mười lớp ban A, trước thì có hai lớp ban D, nhưng đến năm lớp mười một thì tách thành một lớp C và một lớp D. Nên ai ban A muốn học các môn khác thì viết đơn xin sang ban C, D và ngược lại. Đến sau khi bế giảng xong, nhà trường sẽ cử thêm giáo viên tăng cường, mỗi hai thầy cô sẽ đảm nhiệm một môn, cứ thế mà học cho đến lúc thi luôn.
– Nay học những môn gì ấy nhỉ? – Ngọc Mai kiểm lại tập sách mở đang mang trong cặp, hỏi tôi.
– Toán, toán, lý, hoá, lý.
– Ừ, thế đi thôi không muộn.
Chờ nàng ngồi lên rồi là tôi phóng đi luôn.
– Khiếp cái lịch học. – cái Hạnh cũng đạp ngay sau tôi.
Chẳng hẹn trước gì, đi đến ngõ của Hoàng Yến cũng đúng lúc nàng đi ra nên đi cùng nhau luôn.
– Mấy hôm nay lớp Yến học có căng không?
– Hì, mới đầu cũng bình thường, nhưng về sau nhiều quá nên cũng thấy áp lực Mai ạ. Mà không chỉ khổ phương diện học đâu.
– Thế còn gì nữa?
– Phòng tớ trên ngay sát bên cấp hai, cứ tầm trưa là mùi thức ăn toả khắp phòng. Hì, khó tập trung học lắm.
– À ừ, thi thoảng lớp tớ cũng được ké ít. Công nhận thơm.
– Mà ở giữa hai trường nên hay nghe nhầm trống lắm…
– Thế lại được nghỉ sớm chứ sao đâu…
– Hihi…
Hai người mải nói chuyện, tôi thì miết hóng, cái Hạnh thì không để ý. Chẳng ngờ từ đâu ra một chiếc xe tải bỗng nhiên lù lù ngay trước mặt bọn tôi.
“Pèm… ”
Một tiếng còi hơi cất lên ngay trước mặt làm cả bốn đứa giật mình.
– Tránh ra bên phải. – tôi hét lên khi vừa kịp định hình lại.
Hoàng Yến và cái Hạnh đi phía trong liền lách xe tránh ngay. Còn thằng tôi thì phải đợi hai người đi hết mới đưa xe sang được. Cho nên tuy tránh sang được, nhưng xe tôi đụng ngay vào một bên trục bánh xe tải, cú va chạm khiến cả tôi và Ngọc Mai đều bị văng đi một khoảng. Chẳng kịp nhìn gì, nhưng theo phản xạ, tôi choàng tay ôm lấy Ngọc Mai, khom lại lấy thân mình che chắn cho nàng khỏi nền gạch phía trước.
Vừa chạm đất là một cảm giác mát lạnh chạy dọc sống lưng, khía vào da thịt. Nhìn xuống vòng tay mình, người con gái ấy đang nằm co ro, khuôn mặt chưa vơi bớt nét bàng hoành.
– Cậu không sao chứ?
– Tớ… không sao…
Chỉ nghe tròn vẹn nhiêu đó là tôi lả đi luôn mê man không biết gì nữa.
Chẳng biết là lâu hay chóng. Dần dà, phía sau tôi, cảm giác đau đớn được cảm nhận đôi lúc một rõ ràng hơn.
Mở mắt tỉnh dậy, lại một phông nền mờ toàn màu trắng bao phủ lấy tầm nhìn của tôi. Thêm đó là mùi thuốc sát trùng theo hơi thở luồn sâu vào trong hốc mũi. Đủ để biết được, tôi đang ở chỗ nào.
Cố nhổm dậy không được, tôi mới biết mình đang nằm sấp trong một giường bệnh.
– A, cậu tỉnh rồi. – Hoàng Yến nói như reo lên khi bắt gặp ánh mắt của tôi, liền quay sang định đánh thức Ngọc Mai đang nằm ngủ cạnh đó dậy – M…
– Srr… – tôi khẽ lắc đầu, ý bảo cứ cho nàng ta ngủ.
– Cậu uống nước không? – Hoàng Yến nói rồi với tay lấy cái ca trên kệ tủ cạnh đó.
Tôi ngậm lấy cái ống hút trước mặt mình, rít lấy mấy hơi uể oải. Ra hiệu cho Hoàng Yến bỏ ra, rồi thều thào:
– Tớ… bị sao thế này?
– Đừng cử động nhiều. Vết thương vừa được khâu thôi, khá sâu đấy. Lưng cậu bị cứa vào mảnh gạch hoa, lực văng của cú ngã làm vết cứa ấy càng mạnh hơ – …
– Vậy Mai có bị làm sao không? – tôi hơi chồm dậy, ngay lập tức nét mặt nhăn lại vì cảm giác đau buốt trên lưng.
Còn Hoàng Yến hơi sững người lại, nhìn tôi bằng ánh mắt khá khác lạ, có gì đó như xoáy vào.
Tự nhiên nàng im lặng thấy rõ. Cốc nước tôi vừa uống, nàng không cất đi mà xoay xoay trong tay.
– Hơ… ơ… ờm… – Ngọc Mai tỉnh dậy, vươn vai che miệng ngáp lấy một cái phá tan cái bầu không khí im lặng khó chịu ấy.
Liền đó là sự tập trung của nàng đổ dồn về phía thằng tôi nằm úp trên giường, mắt đang lờ đờ nhìn mình.
– Dậy thừ khi nào đấy Nghĩa? Cảm thấy sao rồi? – nàng vừa nói vừa nhanh chân vòng qua cái giường bên cạnh ngồi xuống gần bên tôi hỏi han.
Dù là rất nhanh, nhưng tôi có thể thấy ngay được nét mặt của Hoàng Yến hơi chau lại khi trông thấy sự sốt sắng của Ngọc Mai.
Còn chưa được kết luận hay một chút phỏng đoán nào, thì lập tức ánh mắt ấy như đang xoay chuyển hướng sang tôi. Hai năm tầm thương trộm nhớ, phải gọi là tôi khá là có thâm niên trong việc lảng tránh ánh mắt nàng rồi, cho nên liền giấu hướng nhìn ngay xuống lớp ga giường trắng tinh trước mặt.
– Sao không trả lời tớ? – Ngọc Mai cúi xuống nhìn tôi hỏi lại, như thể để chắc chắn rằng sau pha va chạm đó, đầu óc của thằng bạn mình vẫn vận hành bình thường.
– Nãy Nghĩa dậy rồi nhưng tại cậu ngủ nên không tiện đánh thức.
– Ừ… u… ủa… cậu tính về luôn à?
Nghe thấy Ngọc Mai hỏi, tôi cố ngoảnh đầu ra thì chẳng thấy được gì. Bởi đang nằm úp nên tầm nhìn của tôi khá là eo hẹp.
– Cậu ở lại chăn sóc cậu ấy nhé. Tớ về đây Nghĩa ạ.
Chỉ nói gọn câu ấy là nàng đi ra ngoài luôn, để lại thằng tôi nằm tần ngần, ngơ ngác mà chẳng hiểu mô tê gì.
– Trong lúc tớ ngủ đôi ta lại lục đục gì à? – Ngọc Mai chống cằm, mắt bâng quơ nhìn tôi.
– Đôi nào? Cậu cứ đùa… – tôi lấp liếm tức thì.
– Thôi đê, không phải giấu. Đây biết cả rồi nhá.
Tôi chột dạ đưa mắt lên nhìn nàng. Quen với Ngọc Mai đã lâu, với biểu cảm này thì không có vẻ như là đang đùa cợt tôi cả.
– Sa. .. sao cậu biết…?
– Giác quan của con gái. – nàng nháy mắt với tôi một cái rồi tiến đến ô cửa sổ gần đó mà kéo hai bên rèm ra cho phần nào căn phòng được sáng hơn.
Vậy sao nàng không tỏ ra một chút thái độ nào? Câu hỏi này làm tôi áy náy và suy nghĩ thật mông lung. Nhưng chẳng tìm được câu trả lời nào thoả đáng ngoài việc nhẩm trong đầu mình một điều: Ngọc Mai thật cao thượng. Đôi lúc tôi cũng tự hỏi mình, nếu như Hoàng Yến không có chút tình cảm nào với tôi mà tiến tới cùng thằng Luân, liệu rằng tôi có thể đứng ngoài tác thành và chúc phúc cho họ như vậy không? Và tôi cũng chẳng tìm được câu trả lời cho câu hỏi ấy.
Nhìn sang người con gái với mái tóc đặc biệt ấy, rồi nhận lại được một nụ cười còn chứa nhiều tia nắng hơn cả ngoài trời kia, tự nhiên tôi thấy lòng mình yên bình đến lạ.
…
Tuy vết thương khá căng. Nhưng với sự nằng nặc của tôi, mẹ cùng các bác sĩ, tất nhiên là cả Ngọc Mai và cái Hạnh, rồi Hoàng Yến nữa (tuy giận dỗi gì đó với tôi nhưng chỉ ngay hôm sau, nàng lại đến thăm tôi và nói cười như bình thường.) không muốn, nhất là mẹ tôi. Nhưng tất cả mọi người đều phải chấp nhận cho tôi về nhà, nghe bác sĩ bảo tâm lý thoải mái là biện pháp tốt nhất để chữa trị, thì mọi người mới đồng ý cho tôi ra về vì tiến triển tốt, chấm dứt chuỗi sáu ngày không được nằm ngửa trong viện của tôi.
Về mấy ngày ấy thì lại giống lần trước, người thân họ hàng, rồi bạn làng bạn lớp đều đến thăm tôi. Có mấy người còn rỉ tai trước với nhau là tôi đi đâm chém mới ghê. Đến khi nghe chuyện xong vỡ lẽ mới cười xuề xoà. Cả hội anh Vinh, anh Long cùng Linh cũng đến thăm tôi, cũng một phần chủ yếu xác thực rằng tôi không bị thanh toán bởi một thế lực nào cả.
…
– Uề, về nhà vẫn sướng nhất. Giường ơi nhớ mày quá.
Tôi về nhà vào sáng chủ nhật. Vậy nên điều ngay được mấy thằng đệ đến phò tá luôn.
Đặt được tôi xuống giường cái là thằng Linh với thằng Lịch thở hồng hộc.
– Mẹ. Vác được mày về đến đây cũng mất lứa đẻ. Mệt vãi lều. – thằng Linh béo khệnh khạng chống tay cuống đầu gối than thở.
– Đã nặng thì chớ lại cứ phải nhẹ nhàng. – thằng Lịch chêm vào.
– Mà mấy thằng kia đâu rồi? Không thấy lên đây nhể?
– Đang gọt hoa quả ở dưới nhà ấy.
Gì chứ chuyện ăn chuyện uống thì chỉ cần nói, chứ không cần rủ Linh. Loáng một cái là nó đã mất tiêu rồi.
– Tao cũng xuống đây. Mày ăn không Nghĩa? – thằng Lịch quay sang hỏi tôi.
– Không, mấy hôm nay ăn suốt rồi, giờ ngán lắm.
– Ô, mày nghĩ tao mang lên hộ thật à?
– Cái định mệnh. Bước ngay trước khi tao vục dậy.
– Hộ bố mày cái. Hê hê… Nộ long cước cho cái lại tàn phế cả đời, nằm mà ngáp bây giờ…
Rồi nó huỳnh huỵch chạy xuống.
Tôi nằm im nhìn bên ngoài qua cái ô cửa cạnh đó. Trời đã chớm nóng rồi. Nắng rót qua mấy tán cây cũng ngả màu gay gắt hơn. Báo hiệu một mùa hè đang đến dần, cái mùa của sự chia xa, chia xa mái trường, chia xa bạn bè, chia xa thầy cô, và chia xa… nhiều thứ.
Cuối giờ chiều, tôi lại nằm dài ra giường để một chú là bác sĩ gần nhà đến kiểm tra và thay băng.
Le lé mắt nhìn ra cửa sổ. Trời gần như đã tắt nắng hẳn, thay vào đó là đang sầm dần lại vì nhuốm màu quầng mây đen bên phía đông.
Chẳng sớm thì muộn. Sau khi tôi thay băng được khoảng khoảng ba mươi phút, thì lác đác tiếng lộp độp của nước va vào lá cây đã vang lên. Gió kéo mưa về thật nhanh, chỉ loáng cái là nước đã trút xuống ào ào, từ bậu của sổ những mảnh nước đập vào rồi văng tung toé, phả cả vào mặt tôi.
Sau lưng thì miệng vết thương của tôi cũng khép dần lại rôi, cho nên của động cũng không mấy khó khăn nữa. Nhìn ra của phòng không thấy có ai ngoài đó. Tôi mới lừ đừ ngồi rồi đứng dậy. Cố gắng giữ phần lưng cố định, chập chững đi ra chỗ cửa sổ.
Nhưng khổ nỗi, tôi phải thò tay qua mấy cái song gỗ mới kéo được cách cửa vào. Trên lý thuyết là vậy, nhưng mà với tình trạng bây giờ, tôi chỉ có thể đưa nửa bàn tay ra ngoài mà không tài nào vặn cổ tay để bấu vào cánh cửa được.
Loay hoay một lúc chẳng làm được gì ngoài việc khiến lưng đau hơn. Tôi bất lực thở dài rồi thu tay về.
– Cậu làm gì thế?
Tôi chưa kịp quay lại hướng phát ra tiếng nói thì Ngọc Mai đã chạy ngay đến bên cạnh tôi.
– Sao đang đau mà cậu làm gì vậy?
– Mưa hắt vào phòng, tớ muốn đòng cửa lại thôi mà.
– Có gì thì gọi tớ chứ. – Ngọc Mai đỡ tôi ngồi xuống giường – Nhỡ cậu làm vậy vết thương nó hở ra thì sao.
– Phiền cậu quá rồi. – tôi khẽ thở dài – Nên tớ mới…
– Phiền gì mà phiền. Nếu không có cậu che hộ, thì e rằng giờ này người đang dưỡng thương là tớ rồi. – nàng với tay ra, kéo một ô cửa sổ vào – Thà người bị đau là tớ, còn hơn là lành lặn mà thấy cậu vì tớ trở nên như vậy.
– Đừng nói như vậy. Là do tớ cầm lái mà. Cậu mà bị sao thì tớ mới là người áy náy.
– Nhưng mà …
“Xẹt xẹt… Đoàng…”
Sau ánh chớp chói loà, sáng rực cả một mảng trời. Một vệt sét ngoằn ngoèo được vẽ lên giữa một nền trời u tối. Kế đến là một tiếng nổ như long trời lở đất.
Ngọc Mai đang ở cạnh cửa sổ, giật mình hoảng hốt rồi chới với ngã về phía sau, nơi mà đôi tay tôi vừa được kịp thời đưa ra đón.
Một người ngã…
Một người đỡ…
Cả hai chúng tôi cứ giữ yên vậy mấy giây liên tiếp. Chẳng có âm thanh gì ngoài tiếng mưa ào ào ngoài cửa sổ.
– Lớn rồi mà vẫn sợ sấm sét như ngày nào nhỉ?
Một ánh chớp nữa lại loé lên. Dù rất nhanh nhưng vẫn để tôi nhìn thấy được ngay dưới vòng tay mình, một khuôn mặt khả ái cùng đôi mắt đang tròn xoe, ngấn lệ.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro