Phần 22
2024-08-03 10:30:09
– Sao… sao Quỳnh lại cười? – Tôi thắc mắc.
– Sao Minh lại có đoạn ghi âm này? – Quỳnh đưa chiếc điện thoại về phía tôi.
– Lúc trong phòng thay đồ Minh tình cờ… nhưng chả phải đã rõ ràng rồi sao – tôi húng hắn đáp.
– Hiểu nhầm rồi Minh ơi… – Quỳnh thở dài.
– Hả… hiểu nhầm – tôi bất ngờ.
– Uh… có phải Minh cho rằng, hôm trước cho người đánh Minh là anh Long phải không?
– Ừ – tôi gật đầu.
– Chỉ có mỗi đoạn ghi âm này mà Minh đã kết tội cho anh Long à.
– À ừ… thì rõ ràng gã thấy mình hay nói chuyện với Quỳnh nên tức tối chứ gì nữa – dù bối rối nhưng tôi vẫn cố cãi lại.
– Việc gì anh ấy phải tức tối chứ. – Quỳnh nhíu mày.
– Hai người chẳng phải yêu nhau còn gì, lần trước Minh… à, Quỳnh nhận được hoa… Long có thể đã ghen về việc đó. – Tôi lúng túng.
– Người yêu… ở đâu ra, Minh thấy Quỳnh và anh Long yêu nhau lúc nào – Quỳnh trố mắt nhìn tôi cứ như “sinh vật lạ” vậy.
– Thì trong lớp, hai người chả phải toàn ngồi cạnh nhau… đi về cùng nhau? – Tôi gãi đầu.
– Ha ha… hóa ra là thế – Nàng cười lớn.
– Ơ… cười gì… mau giải thích đi, nóng hết cả ruột. – Tôi đâm quạu.
– Chuyện là thế này. Anh Long là anh họ của Quỳnh, là con bác Đông, nên tất nhiên là hai anh em rất thân thiết.
– Cái này… có lẽ nào – tôi há hốc mồm.
– Còn chuyện Minh nghe được, thực ra lần trước đi làm từ thiện, có một tên mới tham gia câu lạc bộ, nhìn cũng thân thiện vậy mà hắn dám “giở trò” với Quỳnh nên anh Long mới đánh hắn. Chuyện là vậy đấy… – Quỳnh nhoẻn miệng cười.
– Là thật à – tôi méo xệch cả mặt.
– Chứ còn giả nữa – Quỳnh tủm tỉm nhìn bộ dạng tôi.
– Chết Minh rồi… lỡ… lỡ đắc tội với anh Long rồi. – Tôi đâm hoảng.
– Hả… Minh làm gì? – Quỳnh nhíu mày.
– À… không, đâu có làm gì… chỉ là, Minh… haziii – tôi vò đầu bức tai.
– Nói Quỳnh nghe, có khi Quỳnh hòa giải giúp cho hai người. – Nàng dịu dàng nói.
– Thôi… để Minh, cái này do Minh hiểu nhầm… lát nữa gặp anh Long sẽ xin lỗi. – Tôi cười khổ.
– Vậy được rồi, chỉ là hiểu nhầm thôi mà… không sao đâu. – Quỳnh trấn an tôi.
– Sao không nói mình biết từ đầu? – Tôi ôm đầu kêu khổ.
– Minh có hỏi đâu… hi hi… đáng đời… ngốc quá mà. – Nàng khúc khích.
– Ơ…
– Thôi đi nhanh… muộn bây giờ. – Quỳnh nắm tay tôi kéo về phía chiếc xe.
– Này này… từ từ.
Khi chúng tôi đến công viên thì bên phải cổng chính trên đường Hai Bà Trưng, có khoảng 30 người đã tập trung ở đó từ trước. Hầu hết họ đều ở độ tuổi sinh viên, một số có vẻ lớn hơn, trong đó tất nhiên là có Long và Hùng, ngoài ra con một vị Sư cô mặc bộ quần áo nhà chùa. Tôi để xe sang một bên, Quỳnh móc mũ bảo hiểm vào xe rồi kéo tay tôi về phía mọi người.
Đây không phải lần đầu tôi tham gia những hoạt động từ thiện kiểu này, nhưng vẫn thấy bỡ ngỡ. Tôi và Quỳnh đến chỗ Long, anh đang bận rộn chia nhóm và phân công cho mọi người, không khí có vẻ hối hả và náo nhiệt, một bạn nữ, mặc áo pull xanh, đứng chắn ngang Long, chung tôi đi vòng ra sau, Long dường như chưa để ý thấy, anh đang hướng dẫn gì đó với mọi người, tôi bắt đầu cảm thấy hoang mang, không biết phải nói gì với Long, khoảng mấy mươi phút trước, tôi còn muốn đánh anh ta, mà giờ đây lại toàn cảm giác lo lắng, Quỳnh vỗ vai Long.
– Anh… – Long ngần cổ, quay sang Hùng.
– Hùng phát tờ hướng dẫn này cho các nhóm – Long nheo mắt nhìn cô em gái – Đến rồi à… mau lại giúp sư cô chia mấy phần cháo đi.
– Ừa… – Quỳnh kéo tay tôi tới.
– Em giúp gì được không – tôi lí nhí.
– Cậu này… – Long nhìn tôi.
– Bác có việc bận nên em nhờ Minh chở đi. – Quỳnh vội ngắt lời Long.
– Anh cho em xin lỗi chuyện lúc tối, tại em hiểu nhầm. – Tôi cố nói một cách bĩnh tĩnh.
– Hề hề… chú em cũng có làm gì anh đâu.
– Em cảm ơn anh việc lần trước, may nhờ có anh và Quỳnh.
– Ối dào… việc nên làm, em và Quỳnh qua bên kia phụ sư cô… à mà lát cùng tham gia với mọi người không?
– … – tôi nhìn sang Quỳnh.
– Là đi phát cơm và cháo ấy – nàng hấp háy mắt.
– À… có chứ, em tham gia với – tôi tươi cười.
– Vậy em và Quỳnh cùng nhóm với nhóm 4 nhé… hướng về Quận 1. Cầm tờ hướng dẫn này. – Long đưa một tờ giấy A4 cho tôi, trên đó ghi các tuyến đường và cách giao tiếp với người được giúp đỡ.
– Vâng em biết rồi – tôi vui vẻ cùng Quỳnh đi về phía bên cạnh.
Vị sư cô và một bạn nữ khác đang để các phần cháo vào trong bịch, mỗi bịch chừng 4 phần, cô gái thì thêm những chiếc muỗng vào. Họ lấy chúng ra từ trong một chiếc thùng nhựa lớn màu trắng, bên ngoài là dòng chữ “Nhân Ái”. Nét mặt vị nữ tăng toát lên vẻ thanh tịnh và hiền từ, bà đón chúng tôi bằng nụ cười, Quỳnh ngồi xuống cạnh, lấy một chiếc bọc nilon và để những hộp cháo vào. Họ nói chuyện gì đó với nhau, tôi thấy Quỳnh nhoẻn miệng cười. Cô gái bên cạnh thì mặt lấm tấm mồ hôi, tôi định ngồi xuống giúp thì đúng lúc này, 2 cậu trai khệ nệ bê một thùng lớn đặt bên cạnh, tôi quay sang. Một người mở nắp thùng, bên trong là các phần cơm hộp và canh. Tôi đang loay hoay không biết giúp bên nào, thì Quỳnh cất tiếng gọi.
– Minh giúp chia cơm đi – nàng mỉm cười. Tôi gật đầu, rồi sắn tay vào phụ hai bạn nam kia.
– Bạn mới à Quỳnh – cô gái nhìn Quỳnh, nở một nụ cười bí ẩn.
– Ừa… bạn chung lớp võ với mình – Quỳnh vẻ bối rối.
– Mới đi lần đầu à bạn? – Cậu trai trước mặt tôi lên tiếng.
– Ừ… mình mới đi lần đầu – tôi lấy mấy hộp cơm bỏ vào bịch.
– Bạn để 5 hộp một bịch lớn nhé, bịch nhỏ thì để 5 phần canh. – Cậu thứ hai hướng dẫn.
– Mình làm được mà – tôi gục gặc.
Từ thùng cơm chúng tôi chia ra, đâu chừng 20 bịch cơm lớn. Lúc gần xong, thì mọi người bắt đầu túa đến vây quanh. Long tập trung mọi người thành bốn nhóm, rồi cùng Hùng lấy các phần cơm giao cho từng cặp, mỗi cặp thường là một nam và một bạn nữ đi cùng xe, nhưng cũng có xe hai nữ, hay hai nam. Chia cơm xong, tôi đứng lên thở phào, Quỳnh lấy mấy phần cháo đưa cho một bạn nữ, rồi xách một bịch đi về phía tôi. Nàng cười âu yếm.
– Lát chở Quỳnh nhé.
– Ừ… – tôi gật đầu.
– Tờ giấy lúc nãy anh Long đưa đâu?
– Đây, Minh để trong túi quần. – Tôi cười.
– Lát Quỳnh hướng dẫn cho – nàng dịu dàng nói.
– Trước đây cũng có tham gia mấy hoạt động thế này rồi nên Minh cũng có chút ít kinh nghiệm.
– Hi… vậy là tốt rồi, tờ hướng dẫn để mấy bạn mới tham gia khỏi bỡ ngỡ ấy mà.
– Lát nữa đi theo nhóm hay đi riêng vậy Quỳnh?
– Lúc đầu mình đi chung đến chợ Bến Thành, sau đó chia ra. Minh biết đường khu đó không?
– Cũng tàm tạm. – Tôi gãi đầu.
– Hi… chút Quỳnh chỉ cho.
Long đang hướng dẫn mọi người, anh cầm một chiếc loa xách tay nhỏ và cất tiếng, tôi nghe cái rè, sau đó là một giọng trầm.
– Các bạn chú ý, các bạn đi đường cố gắng đi chậm và quan sát. Khi phát hết thì quay lại đây, nếu không hết nhưng các bạn đã đi hết tuyến đường thì cũng quay lại đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn phát tiếp. Khoảng 11h thì tất cả tập trung tại đây để mình điểm danh. Bạn nào muốn về trước thì phải gọi điện báo cho mình. Mọi người rõ hết chưa?
– Rõ… – tiếng hô đáp lại từ đám đông.
– Tốt, chúc mọi người hoàn thành nhiệm vụ.
Mọi người bắt đầu lên xe, tiếng cười nói rôm rả. Quỳnh mang một bịch cơm nữa, nàng vẫy tay gọi tôi, tôi xách mấy phần cháo đi ra xe.
– Minh móc cháo phía trước, cơm Quỳnh cầm được rồi.
– Ừm… để Minh lấy xe ra đã. – Tôi kéo chiếc xe ra ngoài, đưa mũ bảo hiểm cho Quỳnh, nàng đón lấy, định ngồi lên xe thì có tiếng Long gọi phía sau.
– Minh… lại đây anh nói cái này.
– Dạ. – Tôi hơi bất ngờ, xuống xe quay sang Quỳnh. – Đợi Minh 1 lát.
Long đang đứng cạnh hàng rào công viên, anh nắm lấy vai tôi, nói khẽ.
– Em chở Quỳnh cẩn thận, nhớ thật cẩn thận. Hiểu thế nào là “cẩn thận” chứ? – Long gằn giọng.
– Dạ dạ… em hiểu mà anh – tôi đâm quíu.
– Ừm tốt… lần trước có cậu em làm việc không “cẩn thận” nên đã bị anh khiển trách, nên em rút kinh nghiệm nhé. – Long mỉm cười, tôi nghe lạnh sống lưng.
– Anh yên tâm, em đảm bảo mà. – Tôi hoảng vía.
– Ừ được rồi, ra với Quỳnh đi. Anh ở lại đây đợi mọi người.
– Dạ… em đi nhé – tôi gật đầu chào Long, rồi bước vội lại phía Quỳnh.
Nàng đang ôm mấy hộp cháo, nhìn tôi khẽ cười.
– Anh Long nói gì với Minh thế?
– Anh ấy hướng dẫn công việc ấy mà – tôi cố cười.
– Vậy à… – nàng mỉm cười đầy ẩn ý.
– Nào lên xe – tôi nổ máy.
– Minh đi theo bạn kia nhé, khi nào đến chợ Bến Thành bọn mình sẽ tách nhóm đi riêng – Quỳnh chỉ ra về phía một cặp nam nữ đang đứng bên Hùng, bên cạnh là 2 cặp khác đều đang ngồi trên xe máy.
Tôi chạy xe lại bên cạnh, Hùng cười với Quỳnh. Chúng tôi chào mấy bạn trong nhóm rồi lên đường. Hơn 9h, đêm Sài Gòn bắt đầu náo nhiệt, đèn đường sáng chói, thành phố khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy và hào nhoáng.
Xe chúng tôi lăn bánh trên đường Hai Bà Trưng, tôi bắt đầu nghĩ về anh Long, quả đúng như người ta hay nói “đừng trông mặt mà bắt hình dong”, dáng vẻ có phần bặm trợn, giang hồ nhưng lúc thấy anh hướng dẫn mọi người làm công tác từ thiện lại rất vui vẻ, hiền lành. Tôi đã có thêm một bài học về nhìn người. Quỳnh ghé tai nói nhỏ.
– Minh đang nghĩ gì vậy?
– Nghĩ về anh Long, trông anh ấy vậy nhưng hiền lành và tốt bụng quá.
– Thực ra, anh Quỳnh trước đây từng nghiện hút và có một quá khứ bất hảo nhưng sau khi bác gái mất, anh ấy đã thay đổi hẳn.
– Một người có thể thay đổi thì càng đáng khâm phục, khó nhất là thay đổi bản tính của mình mà.
– Từ bé, anh Long thương Quỳnh nhất vậy nên Minh đừng có mà bắt nạt Quỳnh đấy. – Quỳnh tủm tỉm cười.
– Ơ… cái này. – Tôi ú ớ.
– Hi… – Quỳnh cười.
– À… cơm và cháo này là mọi người nấu à? – Tôi hỏi.
– Không… là của chùa, mọi người nhận cơm rồi đi phát thôi. Nhưng nhiều khi ban chủ nhiệm cũng tham gia phụ sư cô và mấy thầy ở chùa nấu nữa.
– Vậy là đồ chay?
– Ừm… nhưng ngon lắm. Quỳnh cũng nấu đó nhé – nàng cười.
– Giỏi vậy ta, còn điều gì ở Quỳnh mà Minh chưa biết không?
– Thôi đừng tâng bốc nữa… lên cao quá rồi nè – nàng tủm tỉm.
– Vậy thứ Bảy nào cũng đi thế này?
– Không, một tháng hai buổi.
Chúng tôi đi qua đường Nguyễn Đình Chiều rồi vào Phạm Ngọc Thạch vòng qua Hồ Con Rùa, hai bên đường là các cửa hiệu, nhà hàng cùng ánh đèn neon lấp lánh, có mấy vị du khách nước ngoài đang tản bộ. Xe chạy vào trung tâm Quận 1, quan cảnh toát lên vẻ giàu sang và sa hoa, những nhà hàng sau lớp cửa kính và tiệm café sang trọng, tất cả tắm mình trong ánh sáng của đủ thứ đèn trang trí.
Những chiếc tay ga, xe moto được dựng ngay ngắn, một cô nàng mặt son phấn đứng vẫy taxi, một người đàn ông bụng phệ khệnh khạng trong chiếc quần short băng qua đường. Mọi thứ ở đây đều đẹp, từ những ngôi nhà chọc trời cho đến nhưng chiếc com lê được là phẳng, mọi thứ đều đắt tiền, từ đồng hồ đeo tay sáng óng đến cái túi da trên vai một cô gái, chốn của giới thượng lưu.
Từ khi vào Sài Gòn học tôi đã không biết bao nhiêu lần đi qua đây và cũng từng ấy lần như thế tôi lại ước mình sẽ sống như những con người kia, không hiểu khi ấy tôi sẽ ra sao… nhưng tôi dám cá một cái gì đó trong tôi chắc chắn sẽ thay đổi. Tôi không hiểu đó là gì nhưng chỉ cần nghĩ đến tương lai tôi lái chiếc ô tô đậu trịch trước của một nhà hàng sang trọng, mở cửa cho cô kiều nữ bước xuống và dạo bước cùng nàng vào trong, người phục vụ mở cánh cửa kính đoán chúng tôi bằng nụ cười niềm nở vậy tâm hồn tôi lại bay bổng trên chín tầng mây.
Quỳnh vỗ vai tôi, tôi hiểu ý tấp xe vào lề, mấy xe trong nhóm cũng dừng lại đợi, trước mặt một chú bé chừng mười tuổi, mặt mày đen nhẻm, chiếc áo thun xám màu, trên tay là cái hộp đánh giày và đôi dép lào, trông đôi dép ấy còn mới hơn chiếc áo cậu bé đang mặt, cậu bé bước chậm, đôi mắt mệt mỏi tìm kiếm. Quỳnh bước xuống xe, nàng lấy một phần cháo ra khỏi bịch và đưa tôi cầm phần còn lại, sau đó chạy đến bên cậu bé, nàng mỉm cười, dịu dàng đưa phần cháo về phía cậu bé. Ánh mắt có phần ngạc nhiên, khuôn mặt non nớt của cậu chợt hiện lên nụ cười, cậu khẽ gật đầu cảm ơn Quỳnh, nàng hỏi gì đó rồi ánh mắt chợt buồn, cậu bé quay đi, bây giờ bên tay kia đong đưa phần cháo của Quỳnh. Nàng đi đến bên tôi, buồn bã nói.
– Em nó nói, cả tối chưa ăn gì.
– Nhóc ấy chắc khoảng 10 tuổi nhỉ? – Tôi hỏi.
– 13 Tuổi… – nàng thở dài.
– Trông còn bé quá – tôi tặc lưỡi.
Sau đó chúng tôi lại đi tiếp, trên đường dừng lại thêm mấy lần để tặng cơm và cháo. Đó là một cặp bà cháu ăn xin, đứa bé chỉ độ học lớp 5, dắt theo bà cụ mù lòa, họ trong những bộ quần áo rách tươm vá lỗ chỗ và nhàu nhĩ. Một ông cụ nhặt ve chai, ông gầy còm lúi cúi thò tay vào thùng rác và lấy ra những chai nước ngọt rỗng, những lon bia bị bóp dẹp, ông lôi đi một chiếc bao to, đầy ắp. Một người đàn bà tội nghiệp nằm co rúm trước cái cửa sắt của một cửa hàng đã đóng cửa. Khi đến đến chợ Bến Thành, chúng tôi đã tặng được hai phần cháo và ba phần cơm. Tới đây mấy bạn trong nhóm tách ra đi riêng.
Tôi chở Quỳnh, mắt láo liên quan sát, Quỳnh vỗ nhẹ vai tôi.
– Minh cứ nhìn đường đi, khi nào có ai thì Quỳnh gọi.
– Ừ… vậy bây giờ đi đâu tiếp?
– Cứ đi thôi, Minh cứ đi đường nào Minh biết, khi nào phát hết thì về.
– Vậy thì xem như Minh chở Quỳnh đi dạo Sài Gòn nhỉ.
– Hi… – nàng khẽ cười.
Tôi chở nàng vào một con đường nhỏ, nàng vỗ vai tôi, dưới mái che của một trạm xe buýt, một chiếc xe đạp đang dựng ở đó, một người phụ nữ trải chiếc chiếu manh, bế trên tay một cậu bé. Chị quơ chiếc cái mũ sờn quạt có đứa nhỏ, nó nằm im thiêm thiếp ngủ, gương mặt chị gầy gò, trông già dặn và nhiều sương gió. Cái xe đạp cũ, chở sau là mấy cái tấm cát tông và chai lọ, một cái cân nhỏ treo lủng lẳng. Tôi dựng xe vào lề, đi cùng Quỳnh đến chỗ người phụ nữ ấy.
– Chào chị… Chị ơi, bọn em đến từ câu lạc bộ Nhân Ái, có phần cơm và cháo gửi đến chị. – Quỳnh dịu dàng nói. Người phụ nữ có phần ngạc nhiên.
– Cảm ơn các em… cho chị xin – Chị gật đầu, môi mỉm cười, giọng nói nghe như người miền Tây.
– Bé mấy tuổi rồi chị? – Tôi đặt phần cháo vào tay chị, khẽ hỏi.
– Được chín tuổi rồi em. – Chị rưng rưng nước mắt.
– Chị đừng khóc – Quỳnh an ủi. Mắt nàng cũng long lanh.
– Vậy tối hai mẹ con ngủ đây à? – Tôi hỏi.
– Chứ có nhà đâu em, tiền kiếm được bữa no bữa đói. – Chị xót xa.
Chúng tôi tâm sự với chị một lúc, chị chia sẻ nhà chị ở quê Tiền Giang, gia đình không còn ai, chẳng đất đai gì, khổ quá, thằng chồng tối ngày say xỉn đánh đập hai mẹ con chị, chịu không nổi, chị ôm con lên Sài Gòn làm lụng. Thằng bé đi bán vé số, còn chị thì lượm ve chai.
Bên kia đường, một người đàn ông mặc quần đùi, bụng phệ đứng chống nạnh nhìn sang, ông ta bĩu môi kéo cánh cửa sắt cái rầm rồi quay vào trong nhà, cũng gần đó, một cô hàng nước nhìn chúng tôi mỉm cười, nụ cười hiền lành ấm áp.
Tôi và Quỳnh lại đi tiếp, nàng ngồi sau không nói gì, chốc chốc lại thở dài. Trời về khuya, chiếc xe máy của tôi lăn bánh trên con đường đã dần vắng, bất ngờ tôi dừng xe, khẽ lay vai Quỳnh.
– Quỳnh nhìn kìa. – Nàng ngoái đầu nhìn sang bên đường. Bên đó hai đứa bé đang tựa nhau dưới mái hiên một cửa hàng.
– Để Quỳnh. – Nàng nói và bước xuống xe, mang hai phần cháo về phía bọn nhỏ. Tôi đưa xe lên lề, bước lại gần.
Cậu bé vẫn còn thức, đứa bé gái tựa vai cậu ngủ. Khuôn mặt chúng lấm lem, áo quần rách rưới, chân chúng mang đôi dép cũ, được buộc lại bằng một sợi dây. Quỳnh ân cần lại gần, nàng ngồi xuống cạnh, cậu nhóc có vẻ sợ, nó ôm chặt lấy em gái, cô bé trở mình mở mắt ra.
– Chị cho mấy em nè – Quỳnh đặt hai phần cháo xuống bên cạnh, đứa bé trai nhìn chúng tôi nghi hoặc.
– Đừng sợ, chị không làm gì đâu… – nàng cười dịu dàng. Hai đứa nhỏ mở nắp hộp, múc cháo lia lia. Tôi quay sang thấy bên kia đường có một cửa hàng còn mở cửa, bên ngoài bán bánh bao, tôi chạy sang, mua hai cái và hai chai nước lọc. Lát sau quay lại, Quỳnh nhìn tôi ngạc nhiên, tôi mỉm cười đưa cho 2 đứa trẻ mấy cái bánh bao, chúng đặt phần cháo xuống, cầm lấy rồi ngoạm những miếng to, ăn ngon lành. Quỳnh mở chai nước đặt bên cạnh. Bé gái đang ăn thì bỗng dừng lại, nó gói nửa chiếc bánh bao đang ăn dở rồi nhét vào người. Bé trai thấy thế cũng hành động tương tự. Chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên trước hành động của nó.
– Sao em không ăn hết đi? – Quỳnh hỏi.
– Em để dành mai còn ăn ạ. – Bé gái trả lời.
Chúng tôi sững sờ, có lẽ cuộc sống đối với các em đơn giản chỉ là làm sao để có miếng ăn, thậm chí chúng cũng chẳng dám mơ tới một bữa ăn no đủ. Quỳnh rưng rưng nước mắt, nàng nói với giọng run run:
– Các em cứ ăn cho no đi, có gì chị mua tiếp cho nhé.
– Nhưng… – Bé gái tỏ vẻ bối rối.
– Các em cứ ăn đi, để anh ghé qua mua thêm vài cái nữa. – Nhận thấy sự xấu hổ trên khuôn mặt em, tôi vội ngắt lời.
Sau đó, tôi chạy đi mua cho các em thêm mấy cái bánh bao, còn Quỳnh thì ở lại tâm sự gì đó với chúng, mặt nàng có vẻ như muốn khóc.
– Các em cứ ăn cho no đi nhé. – Trở lại, tôi đưa bánh bao cho chúng.
– Cảm ơn anh. – Bé gái nhìn tôi với vẻ cảm ơn. Nhưng tôi còn nhận ra sâu trong đôi mắt trong trẻo của em còn chứa chút gì đó khao khát. Thật là trớ trêu, trong khi lúc nãy tôi vẫn còn đang muốn mình được như người khác, thì bé gái này chỉ muốn được như tôi. Nhìn chúng ăn một lúc, tôi nắm tay Quỳnh kéo nàng đứng dậy, ra xe. Nàng yên lặng đi theo, bỗng phía sau có tiếng gọi.
– Cảm ơn anh chị – đứa bé gái lên tiếng bằng giọng trong trẻo hồn nhiên. Quỳnh quay lại mỉm cười. Ngồi lên xe, Quỳnh quay qua tôi.
– Tội nghiệp, bọn nhỏ chắc đói lắm.
– Ừ… bát cháo chay thấm gì, mấy cái bánh bao nhân thịt có ích hơn.
– Cái này… cảm ơn Minh. – Nàng thủ thỉ.
– Có đáng gì đâu. – Tôi khẽ cười.
– Thực ra công việc này không giúp gì nhiều, nhưng ít nhất sẽ khiến họ thấy ấm lòng. Để họ có thêm hy vọng. – Quỳnh nói nhỏ bên tai tôi.
– Sẽ có một ngày, chúng ta không phải thấy những cảnh đời như vậy nữa.
– …
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro