Phần 122
2024-10-05 22:30:16
Thời gian gian cũng chẳng là bao, thoáng cái đã sắp tết tây, lũ học sinh háo hức cái ngày nghỉ đó bao nhiêu thì tôi lại chẳng mong cho nó đến, mẹ tôi đang tiều tụy đi dần, bác sĩ nói một số đoàn bác sĩ quốc tế đang có dự định ghé thăm Việt Nam để chữa trị cho những người bị máu trắng, nhưng đó chỉ là nói, chỉ khi nào họ đặt chân đến đây thì mới nói, còn hiện tại không biết là hai chữ “dự định” là bao lâu tôi chỉ biết là khoảng thời gian gần đây có đôi khi mẹ hay thấy mệt rất nhiều, mắt bà hơi quầng thâm…
Cả ngày tôi không làm được gì ngoài lủi thủi trong nhà, tôi sợ bà đi lại khó khăn, sợ bà có khi ngất xỉu sẽ không có ai lo.
Lạnh quá! Giờ tôi mới biết được mưa phùn và cái rét đậm của Hà Nội là như thế nào. Tôi cũng hạn chế ra khỏi nhà, khuôn mặt chị vân trắng bóc môi đỏ lên vì lạnh, chị thường trở về nhà với những thứ thức ăn nóng hổi. Mẹ và chị em tôi vẫn cười trong ấm áp, hình ảnh chết chóc vẫn không hỏi bao trùm. Khi chị vân ra khỏi phòng chỉ còn có tôi và mẹ. Bà nói…
– Thời gian này vất vả cho con quá…
– Trời! Mẹ nói gì kỳ vậy?
Lâu một hồi lặng thinh bà cười.
– Chị vân còn chưa chịu lấy chồng, không biết là mẹ có thể chờ được đến ngày con trai mẹ…
Bà bỏ dửng câu vừa rồi, tôi biết điều đó là bất khả thi, tôi không dám nghĩ là liệu bước vào mùa hạ sắp tới, tôi không biết có còn được trò chuyện với bà như thế này.
– Sao mẹ toàn nói chuyện gì đâu thế? Đừng nói nữa có được không?
– Mẹ xin lỗi! Tại mẹ hết…
Bà bật khóc khi thấy Tôi nổi cáu, tôi biết những lúc như thế này, người bệnh thường rơi vào khoảng thời gian tuyệt vọng…
Tôi bắt đầu viết nhật ký về những ngày này và cả quá khứ nữa, từng dòng chữ lủng củng văn ngữ thiếu chỗ này tôi lại tìm cách nhét vào chỗ đó, kết quả trang giấy đầu chẳng khác gì một quyển nháp toán. Đây là lần đầu tiên tôi chịu ngồi xuống bàn mà suy nghĩ lại cuộc đời rồi viết chúng lên từng trang giấy, tôi tự nói lý do là sợ quên, nhưng nói thật là hình ảnh quá khứ trải qua và những ngày gần đây, nó đã không tự nhớ mà đã áp cứng vào tâm trí tôi như một ký ức không bao giờ biến mất. Viết nhật ký chỉ là cách để tôi dành chút thời gian tĩnh tâm.
Thời gian gần này gia đình của nhà bác nam có người bên ngoại gửi đứa cháu, nó mới chỉ học lớp mẫu giáo và mẹ nó gọi nó là cu ben, tôi có nghe được vài chữ lọt vào tai mình rằng thằng bé rất quậy, đem qua đây cho bác nam giáo huấn và dạy dỗ.
Thằng bé kỳ quặc, nó tự dưng rất thân với tôi, lúc nào kè kè cũng thấy nó bên cạnh của sổ phòng, cả căn nhà này cho đến những phòng trọ người khác không nhà nào là nó không ghé thăm. Nhưng đa số là toàn đến phòng tôi, tôi không hiểu được tính con nít, nó cứ bắt bế, ở với thằng bé này chưa được một tuần mà tôi đã phải tá hỏa và kiệt sức mỗi khi nó nghịch ngợm là đứt cả dây đàn guitar, hay đống sách vở mà tôi vừa mới dọn lên là y như rằng sẽ bị rớt tứa tung ngay sau đó, có lần giận quá tôi nổi điên mắng cho nó một trận…
– Ra ngoài nhanh! [Tôi quát lớn]
Thằng bé miệng méo xệch…
– Nhưng chú ơi…
– Sao? Còn muốn cầu yêu sách gì nữa hả thằng quỷ? Cả ngày chú mày chẳng làm được gì chỉ vì nhóc đấy…
– Ra ngoài nhanh!
– Oa oaoaooa! [Nó khóc rống lên mà tôi chỉ thấy có vài giọt nước mắt, chà! Có khi nào là nó đang dụ tôi không nhỉ]
Cho đến khi tiếng khóc quá lớn, lúc này tôi mới nhận ra tiếng khóc của nó thật nhức đầu và buốt óc, không nói quá chứ nói thật tôi có thể ví tiếng khóc của nó giống như hai quả bom nguyên tử mà mỹ từng ném vào nhật bản vậy, những người đi qua phòng tôi là ai cũng nhìn, chỉ riêng tôi là đứng chôn chân tại chỗ, tôi không biết làm gì hết, tôi chưa dỗ con nít bao giờ hết.
Nhưng mà! Biết làm thế nào bây giờ, có khi nào nó khóc to quá rồi bể phổi mà chết không? Oái! Nãy giờ mà không thấy nó nín mà chỉ to hơn, tôi bắt đầu chột dạ và lo lắng…
Cũng may là có nhỏ hồng, con bé hoảng hốt chạy lên phòng tôi mặt hốt hoảng, đúng là con nít thì chỉ để cho con gái trông thôi. Chỉ cần một lời dịu dàng của nhỏ là thằng nhóc thôi khóc liền, nhanh cực kỳ! Tôi hơi xấu hổ khi nhìn thấy thẳng bé từ khóc rống lên chuyển dần về khóc nấc, hồng lau nước mắt cho nó rồi vỗ về lắng nghe thằng bé nói…
– Chú không chịu chơi với con dì ơi huhuhu… vậy mà cô nói chú hiền huhuhuh.
Tôi đánh mắt đi nơi khác không nhìn hai con người đó nữa, tôi biết là nhỏ hồng sẽ nhìn mình lắc đầu, chắc chắn là như thế…
– Thôi vậy về hen! Dì mua trái cây cho con nè hì hì…
– Thật hả dì…
Thoáng cái mặt thằng bé tươi hẳn, cho đến khi cu ben chạy tót về nhà thì chỉ còn tôi với cái tay gãi đầu, tôi lúng túng…
– May là có em về!
– Ừ hì! Tại anh chưa quen cách dỗ con nít thôi dễ lắm đấy!
– Ừ! Em có vẻ thích trẻ con…
– Mà thằng bé này gửi ở đây khi nào mới đi vậy thế?
Hồng mỉm cười…
– Em không biết hì! – Em đưa thằng bé về đây cho vui nhà vui cửa hì! Với lại từ ngày thằng bé về là em thấy mẹ của anh tươi tỉnh hẳn ra á…
Thoáng chốc tôi giật mình, trời đất! Chẳng lẽ lý do thằng bé về đây là ý của con bé hồng ư. Tôi không biết là nhỏ hồng lại…
– Anh đang nghĩ gì đó?
– Ừ! Không có gì…
Nó cũng không nói gì thêm, chỉ ậm ừ vài câu rồi bỏ đi…
– Lát anh xuống ăn cơm nhé, mẹ anh nấu đó.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://bimdep.pro/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Ngày noel. Thực ra là ngày lễ tình nhân phiên bản hai, trời đêm dù có lạnh cỡ mấy thì ngoài đường vẫn nhiều xe qua lại. Tôi không tính ra ngoài vì sẽ đinh ninh ngồi lủi thủi với cuốn nhật ký nhem nhuốc. Công nhận là từ ngày có thêm thằng cu ben là nhà bác nam vui hẳn lên, nhỏ hồng nói chỉ cần cười với thằng bé rồi bế và nũng nịu nó là sẽ ngoan, trang nhật ký dài đằng đẵng vì những trò nghịch của nó. Cứ nghĩ đến là cười một mình. Cảm ơn em nhé hồng. Tái bút.
– Anh đang viết gì đó, anh viết thư hả?
Tôi giật mình khi phát giác ra con bé hồng đang đứng từ cửa, tôi chột dạ nói dối không thành khi phát hiện ra lời nói dối của mình có quá nhiều sơ hở.
– À không… anh học bài.
– Anh xạo!
– Hì mà anh nè!
– Gì vậy?
Tôi thấy con bé mặc sẵn áo ấm và khăn gió, rồi chạy lại gần tôi…
– Đi chơi đi! Nay noen vui lắm á…
– Lạnh lắm (tôi bịa lý do)
– Lạnh như thế mới vui đó, đi đi anh…
Rồi con bé lay tay tôi y như cách mà bé quỳnh làm như thế mỗi khi năn nỉ một ai đó.
– Ừ! Để anh thay đồ cái đã.
Nó cười…
– Em chờ anh ở dưới nhà nhé!
Áo cũ quá! Lâu rồi tôi không chú ý đến vẻ bề ngoài của mình, nhìn vào chiếc gương dính một lớp bụi mờ, tôi đã thay đổi quá nhiều, tôi cũng không nhận ra là mình cao như vậy, tóc cũng dài gần ngang mày.
Chiếc xe đạp điện, trước khi dắt ra khỏi nhà là những tiếng í ới của thằng cu ben đòi mua quá về cho nó.
– Giờ đi đâu?
– Ra hồ gươm đi anh hì.
– Ừ…
Có lẽ dịp giáng sinh nơi nào cũng thế, nhộn nhịp và tấp nập, hồ gươm được trang trí thật hoành tráng và lộng lẫy, từ xa tôi đã nhìn thấy những ánh đèn xanh đỏ lúc sáng lúc vụt tắt…
Chúng tôi hòa mình vào dòng người tấp nập và tận hưởng những không khí ồn ào vốn có, hàng mã với những gian hàng rực rỡ từ thú nhồi Bông cho đến các ông già noel và điểm thêm vào đó là những cây thông nhỏ xinh trang trí đầy màu sắc. Hay trung tâm thương mại đầy ắp ánh sáng. Thú thật là tôi đã bị hớp hồn rất nhiều. Tôi mỏi cổ vì mải ngắm nhìn…
– Nè!
– Dạ…
– Cho em đó.
Tôi có mua cho con bé một con hổ nhồi Bông, nó bất ngờ rồi sau đó là bẽn lẽn nhận lấy…
– Uhm… cho em thật hả.
Nhỏ tựa cằm vào con thú rồi ôm chặt khẽ cười mỉm thích thú.
– Nãy anh thấy em cứ nhìn chằm vào hàng thú nhồi Bông, anh mua rồi, không biết em có thích không.
– Oh… không… em thích mà. Nhưng mà hì… anh làm em bất ngờ quá.
– Ừ! Anh vui khi thấy em cũng thích.
Ăn bắp nướng uống sữa đậu nành nóng, ăn chè lạnh và kem ốc quế tươi, chạy bộ nhảy múa và hát theo những trò chơi của người tổ chức, tôi hoạt động đôi chân liên tục mà không hề thấy mệt, tôi có thể cảm nhận thấy có giọt mồ hôi lạnh đang lăn dài trên má. Thật là vui, dù trời có lạnh cỡ mấy nhưng ai cũng cười, tay và tai tôi tê cứng vì không mang bao tay và mũ len.
Điểm cuối cùng là nhà thờ hàm long, năm nào cũng thế, hồng nói là có rất nhiều giáo dân về đây đi lễ. Không khí không ồn ào và nhộn nhịp như những nơi khác.
– Vào trong đi anh…
– Vào làm gì? Anh có theo đạo đâu…
– Hì có sao đâu mà! Vào trong cho ấm, anh đứng ngoài chờ em là lâu lắm đó.
Nghe nhỏ dọa tôi chột dạ vào cùng con bé.
Hồng chỉ cho tôi người đang đi kia là linh mục, nhỏ nói với tôi nhiều thứ về chúa về những nghi thức mà mỗi giáo dân phải biết.
Tôi để ý thấy con bé đang đan tay mắt nhắm.
Dù không theo đạo, nhưng tôi cũng làm như những người khác, không biết họ chắp tay và làm như thế là làm gì, tôi một mình một kiểu, hy vọng là chúa hiển linh và cứu vớt mong mẹ tôi sớm khỏi bệnh.
– Sao nay em không đi hát theo các đoàn sứ nữa hả hồng.
– Hì! Vì em đi với anh rồi còn đâu.
Nó tủm tỉm làm tôi giật mình…
– Thật à?
– Anh ngốc, em xin phép các xơ rồi hì hì.
Chúng tôi mua cho thằng cu ben vài món mà nó thích trước khi ra về.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro