Phần 114
2024-10-05 22:30:16
Sau chuyện gán ghép đó, tự dưng tôi nổi tính trẻ con mặc dù chuyện này cũng chẳng đáng, tôi thờ ơ với con tre, bằng cách không đi chung với nó, tự động tách ra khỏi ba người rồi đi nhanh về phía trước, dù không nhìn nhưng tôi có thể cảm nhận được vẻ bất ngờ và thất vọng từ con tre.
Tối đó tôi không chở nó về, à không phải là không chở mà là tôi giận quá nên không nhớ, cho tới lúc phát hiện ra thì trời cũng đã tối om, chắc nó giận tôi lắm.
– Ủa ai cho nhà mình trái cây vậy anh?
– Ừ là chị tre của em đấy…
Quỳnh hỏi tôi. Mặt nó buồn…
– Anh Dương. Anh không thích chơi với chị trẻ hả?
– Hả? Sao em hỏi vậy?
– Tại em thấy lúc nãy anh không thèm nói chuyện với chị ấy.
– Anh không thích chuyện người ta gán ghép anh với ai đó phải không?
Trực giác của con gái thật tinh, đến cả bé quỳnh cũng biết thì con tre, nó đang nghĩ gì vậy.
Ban đầu tôi chỉ nghĩ mình làm như thế chỉ là nhất thời, nhưng tôi đâu có ngờ một điều rằng, mình đã vô tình làm tổn thương nó.
Những buổi học sau, tôi cũng không còn chở nó về nữa, tôi tàn nhẫn mặc cho nó về một mình, chẳng hiểu sao thái độ của tôi mấy hôm nay lại thay đổi như vậy, chẳng lẽ tôi lại đắn đo và canh cánh chỉ vì mấy cái câu nói bậy và nhảm của đám bạn thằng minh mà đâm ra giận lây con tre.
Không biết là con tre nghĩ gì, chắc nó sẽ nghĩ tôi là thằng ích kỷ, ghét những chuyện lặt vặt, và xem tôi là một người nhỏ nhen không đáng cho nó phải bận tâm. Nó không hỏi tại sao tôi lại giảng bài như vậy, nó cũng không hỏi tôi những chỗ nó không hiểu, và nó cũng không dám nhìn lấy tôi dù chỉ một lần.
Tôi im lặng, nó cũng im lặng, tôi cũng không còn chở nó về tối như những lần trước, có mấy hôm tan học được 30 phút thì trời mưa, tôi hoảng hốt chạy ra ngoài cửa thì nhìn thấy đoạn đường đã thấm đầy nước, mưa trắng xóa, một cảm giác lo âu nhẹ và nhen nhói trong tim…
Một thời gian sau, đã hai ngày tôi không thấy nó đi học, bụng thấm nghĩ, chắc nó muốn tránh mặt tôi chăng.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://bimdep.pro/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Cái bàn trống một chỗ, tôi giận lây sang cả thằng minh, bài dễ như vậy mà nó cũng không làm được. Tôi nóng trong người gấp hai quyển vở lại đánh cái bộp vào đầu nó.
– Học với chả hành! Bộp…
– Ghi công thức mà cũng sai! Bộp…
– Tập trung nào! Bộp…
Thằng em mình không biết rằng tôi đang trút giận lên nó. Làm thằng em mình la lên oai oái. Lạ thật? Tôi không thích nó, nhưng tại sao tôi lại cứ nghĩ về nó vậy.
Sáng hôm sau, nhìn thấy bé quỳnh, tôi không kiềm được gặng hỏi nó…
– Sáng đi học em có gặp chị tre không quỳnh.
– Không anh! Anh minh nói chị ấy không đến lớp hai hôm nay rồi ạ…
Lúc này thì tôi bắt đầu lo, cảm giác hối hận vì điều mình làm, tôi vội lấy xe chạy sang nhà nó. Hì hục một hồi tôi mới đến nơi. Thấy cửa nhà mở, tôi bước vào thì không biết mình nên gọi làm sao…
– Cháu có phải là anh của cái quỳnh đúng không?
Bà nội của quỳnh từ sau lưng tôi, bà vừa đi chặt măng, sau lưng là một giỏ lá cây gì đó, trên tay vẫn còn bụi bẩn. Bà nhìn tôi hiền từ…
– Dạ… đúng rồi ạ, tre…
– Con tre nó… bị sốt 2 ngày nay cháu à!
– Sao mà sốt vậy bà?
– Ừ! Tính nó cứng đầu, sáng nó phải dậy từ 5h sáng đi học, chiều gần 1h mới về đến nhà, đến tối bà nghe nó nói là học thêm, tối tận hơn 10h mới về, ngày thường thì không sao, nhưng mấy hôm nay thời tiết hay mưa, con bé đi rừng về muộn nó bị nước mưa ngấm vào người, giờ đang nằm ở trong.
Nghe bà nội của tre nói xong, tôi thở liên tục, cảm giác như thiếu không khí, nói như người hụt hơi.
– Thế, tre, em nó đã đỡ chưa hả bà?
– Ừ! Hôm qua thì nó ốm không nói được gì, giờ cũng đỡ, cháu vào nhà chơi, bà ra sau bếp nấu thuốc cho nó.
– Dạ!
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://bimdep.pro/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Tôi bước vào trong, thấy con tre đang tự tay từng thìa cháo, nó nhìn thấy tôi ngạc nhiên.
– Anh Dương?
– Ừ! Làm gì mà bị ốm thế?
Tôi hỏi mà nó không nói gì, thẫn thờ nhìn nó vài giây sau.
– Em giận anh hả? Anh xin lỗi.
– Em không giận anh…
Giọng nó lí nhí…
– Thế! Tại sao em không học ở nhà dì hoa nữa?
– Tại vì anh không thích chơi với em, em làm anh bị xấu hổ vì mấy đứa bạn của minh.
– Thế nên em không gặp anh nữa hả?
– Không có! Em muốn gặp anh lắm?
Nó nói nhanh như thể muốn chứng minh điều gì đó.
– Em sợ anh nhìn thấy em, anh lại giận rồi bỏ về thành phố. Khi đó em sẽ không được gặp anh nữa.
– …
– Em… không giận anh thật hả?
Khi ra về, để không phải bứt rứt, tôi nói với bà, tôi muốn để lại chiếc xe đạp cho nó đi học. Đó gần như là bù đắp cho nó, thì ra tôi giận và nghĩ khác nó đủ kiểu, còn nó thì lại chẳng giận tôi lấy một lời. Nhận ra mình phải thay đổi ngay từ đây, con tre, tôi không hiểu là mình đã vô cùng yêu thương và quý nó biết nhường nào, và dĩ nhiên tình cảm đó chỉ dừng lại ở mức anh em.
Chiều hôm sau, khi tôi vừa bước ra khỏi nhà, phát hiện thấy chiếc xe đạp hôm qua mình để lại cho con tre. Thầm nghĩ nó ngại không dám nhận, tôi ước chừng nó vừa rời khỏi không xa, bèn đi thật nhanh mong sao tìm được nó sớm.
Một lát sau tôi cũng đuổi kịp, nhấn mạnh bàn đạp tôi thắng lại cái kettt chặn đường nó lại.
– Sao anh đưa xe cho đi học mà lại không nhận hả?
– Em…
Nó bối rối không biết nói gì, môi mấp máy lúng túng trước ánh mắt của tôi.
– Lên xe đi…
Không dám cãi, nó cúi mặt ngồi lên yên sau. Không hiểu? Tại sao tính tôi hay nhát gái, ấy mà vẻ mặt tôi hung dữ lắm hay sao mà con tre…
Trước khi tính chở nó về nhà, tôi chợt nảy ra ý tưởng. Tôi quay đầu xe chở nó ra chợ…
– Nhà em… ở…
Tôi cắt ngang…
– Anh chở ra đây xíu rồi lát anh chở về.
Đến được đầu chợ, tôi nói nó đứng ở ngoài chờ. Một mình vào trong.
Tôi mua cho nó vài bộ quần áo, ước chừng kích cỡ của quỳnh là tôi quy ra con tre…
Sau đó tôi ghé sang hàng tạp hóa, mua vài cái kẹp tóc, một cái nón vành hoa che tai, và một cái lược lông heo rừng, tôi nghe chị mình nói lược lông heo rừng chải sẽ rất mượt.
Thấy tôi bước ra với một mớ linh tinh. Thấy lạ nhưng nó không dám hỏi, cho đến khi gần về tới nhà con tre thì trời đã lên đèn những ánh sao lấp lánh, tôi nhìn nó rồi nói.
– Sau này không được cãi lời anh nghe chưa?
– Vâng ạ!
Nó gật đầu.
– Anh thấy tóc em dài quá, đứng yên…
Lấy hai chiếc kẹp tóc, tôi không biết là nên tết vào chỗ nào trên đầu con tre cho đúng, ấy vậy mà nó vẫn đứng yên cho tôi tết.
– Xong rồi! Vậy có phải xinh hơn không…
Thật ra, trời tối om, tôi chẳng thể nhìn rõ được gì trên mặt nó ngoài mấy hạt cườm lấp lánh của kẹp tóc.
– Còn nữa, ánh thấy trời nắng vậy mà sao em không đội nói vào – không cần mua, anh mua cho rồi đây này.
– Áo anh cũng mua cho mấy bộ, nhớ phải giữ gìn sức khỏe, đừng cứng đầu để bà em lo.
– Hic… sao anh cho em nhiều thế, sao anh lại tốt với em… huhuhu…
Nó khóc nức lên, ở đây chẳng có ánh đèn, nhưng nếu trăng vừa đủ sáng, tôi sẽ nhìn thấy được đôi mắt bồ câu của nó đang đẫm hàng nước mắt, bờ mi của nó thật dài, nó làm tôi liên tưởng đến “làn thu thủy nét xuân sơn” trong truyện kiều.
– Nín đi! Anh về đây, nhớ là giữ gìn sức khỏe, phải ăn uống điều độ đấy.
– Ngày mai nghỉ, nhớ qua nhà anh lấy xe đạp đấy…
– Dạ! Em chào anh.
… Bạn đang đọc truyện Thời học sinh oanh liệt tại nguồn: http://bimdep.pro/thoi-hoc-sinh-oanh-liet/
Đúng là nông thôn, tôi không thể tìm nổi được một quán cắt tóc ở đây, ngoài việc phải đạp xe lên huyện, không! Đứng nói là tiệm cắt tóc, mua một tờ báo cũng khó khăn. Cả chiều tôi ngồi yên cho bác hàng xóm cắt tóc.
Ngày hôm đó, con tre có xuống nhà chơi, hôm nay có vẻ rạng rỡ hơn, nó dùng kẹp tóc mà tôi mua, khuôn mặt hôm nay cũng dễ nhìn hơn những ngày qua, khá xinh xắn. Có mẹ nó cũng đến, chuyện của người lớn, bé quỳnh kéo tay tôi rồi nói nhỏ…
– Hì! Anh biết gì chưa?
– Hử? Biết gì?
– Em… chưa biết tin gì hết!
Tôi nhăn mặt véo má con bé.
– Dám đùa với anh à?
– Aaa… em đùa mà, để em nói…
Nó suýt xoa, chả là chuyện vụ lúa, nhà dì tôi có mấy sào ruộng nhưng lại không đủ người làm, đành nhờ vả người nhà con tre, thành ra thời gian đầu, người nhà của con tre sẽ ở tạm nhà dì hoa. Bé quỳnh vừa nói xong thì nó chộp luôn.
– Òa! Vậy là từ nay anh sẽ gặp chị tre thường xuyên rồi à nha!
– Thì tối nào học kèm anh chả gặp, có khác gì nhau đâu…
Tôi chưng hửng nói…
– Hừ! Anh thật là con người không biết gì hết, trong đầu anh chỉ có tính toán và học hành thôi.
– Vậy thì cô nương ráng học hành giúp anh với, học giỏi rồi cái gì anh cũng nhường.
Mắt con bé tròn xoe…
– Thật không anh?
– Ừ [tôi gật đầu]
– Lau nhà, nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt đồ, cái gì anh cũng sẽ nhường em làm hết, chịu không hì?
Bị tôi chơi xấu, mặt cô bé xị xuống như trái bóng bay hết hơi.
– Giận! Em không chơi với anh nữa.
Tôi chỉ nói vậy thôi, nhưng mà ai ngờ nó lại là sự thật, sau khi vợ chồng dì hoa đi làm biền biệt, chỉ còn ở nhà có mình tôi, thế là phải đành tự tay rửa chén, tự tay, lau nhà, và cũng tự tay nấu lấy cơm cho cả nhà…
Haizz… ngày đầu tôi nấu cơm khá nhão, bởi ở quê toàn nấu bếp củi, tôi không thể ngồi cho khói xộc vào mắt và cũng không thể ngồi đây canh và chờ khi nào cơm chín, xào rau cũng ổn, thịt thì chỉ kho cũng vừa miệng ăn, nói thật là tôi chỉ làm được duy nhất hai món đó, không hơn không kém. Giờ thì tôi mới hiểu và thấu cho sự cực khổ của mẹ khi còn ăn cơm mẹ nấu…
Tối cả nhà ăn cơm, mà ai cũng nhăn mặt vì nhão, nhưng chẳng người nào nói vì sợ tôi mất mặt, con tre thì im thin thít, tôi tự dặn ngày mai sẽ thay đổi nhưng nào ngờ thằng minh ất ơ này, nó không hiểu là tôi đang lâm vào thế ngại, ấy vậy mà nó phán một câu.
– Mẹ ơi? Sao cơm ai nấu mà tệ vậy?
Khổ ghê, cả nhà phá lên mà cười, tôi như thằng đần cứng họng mà không biết nói gì hết, đành ráng ăn hết phần cơm trước mà bỏ ra ngoài, thật là xui, tôi bỏ ra tới cuối hiên mà tiếng cười đó vẫn đuổi theo. Riêng thằng em trời đánh, tôi sẽ chờ tới khi vào học thì tôi sẽ thanh toán cả vốn lẫn lãi…
Sáng hôm sau là chủ nhật, tôi hỏi nhỏ con tre…
– Bây giờ em theo mẹ ra đồng hả?
– Dạ! [Nó gật đầu]
– Ừ anh nhờ em chuyện này nhé, có được không?
– Anh nói đi ạ…
– Ừ thế này nha, giờ em ở nhà nấu cơm và dọn dẹp giúp anh, còn anh sẽ thay em ra đồng, có được không?
Nghe tôi nói xong, con tre tròn mắt nó không tin vào mắt mình rằng tôi có biết chuyện cấy lúa hay là gieo mạ tát nước không…
– Anh đang đùa với em hả?
– Đùa gì mà đùa! Anh nói là phải nghe, thôi em vào nhà đi, đưa đồ đây anh cầm giùm cho…
Nó không phản bác thêm gì hơn, mà ngoan ngoãn nghe lời tôi bỏ về nhà, nhưng vẫn ngoảnh lại như thể chờ tôi đổi ý – có gì khó đâu nhỉ, một là việc nhà hai là ra đồng, tôi nghĩ việc cây lúa và đồng áng chắc cũng dễ hơn, vì thấy trên ti vi khá đơn giản…
Hôm đó, thấy tôi, mẹ của tre hỏi…
– Ủa? Cháu có thấy con tre nhà cô đâu không không cháu?
Tôi nhìn cô cười cầu tài…
– Dạ! Cháu sẽ thay tre làm phụ mọi người ạ!
Dì hoa nhìn tôi cười như thể trêu…
– Sao thế! Học sinh thành phố muốn giúp dì hay là phá dì thế…
– Đừng trêu nó!
Đúng là không thể tin vào truyền thông được, làm nông khó hơn tôi tưởng, ngày nay chắc cũng không còn ai tát nước theo kiểu thủ công nữa, nhưng thời của tôi thì vẫn còn một số nhà dùng, tôi không biết sử dụng sao cho phải, cậu nói là phải đều tay thì mới làm được, nhưng tay tôi cứng đờ như gỗ, không thể uyển chuyển được như cậu, lúng túng một hồi mà vẫn không được, những người xung quanh, người chỉ người cười tôi lắc đầu. Xui quá, đến cả khi gieo mạ, tôi cứ tưởng là chỉ cần cắm xuống dưới cho nó thẳng là được, ai mà ngờ chứ, ở đời chưa có ai gieo mạ như tôi hết, nhục hết chỗ nói…
Tôi đã làm như thế này, thoạt đầu làm giống như hai bác bên cạnh, tôi từ tốn nhẹ nhàng cắm từng ngọn lúa tương lai xanh xuống bùn nước, rất mỏi lưng, nhiều lúc phải cẩn thận vì đứng dưới bùn rất dễ ngã, gần một thời gian dài sau, tôi phát hiện ra rằng mình đã bị hai bác kia bỏ lại một khoảng cách rất xa, xa lắm, không chỉ là hai người này, mà là tất cả mọi người đều giỏi hơn tôi, họ chịu khó chăm sóc từng cây mạ non. Thấy thế, tôi quyết tâm, lấy hết lấy để những mầm lúa trên hông cắm lầy xuống một cách vội vàng và vô tội vạ, cứ chỗ nào trống thì cắm, bì bõm hì hục một hồi, tôi không để ý rằng mình đã vượt xa được hai bác lúc nãy, thấy lạ họ dừng lại nhìn tôi bằng ánh mắt bất ngờ khẽ cười lau mồ hôi nhìn tôi một lúc, tôi thầm nghĩ chắc là họ đang khen tôi chăng. Sức khỏe tôi rất tốt vì học võ từ lâu, nhưng lại không hiểu tại sao mới làm đồng một buổi sáng mà toàn thân tôi ê ẩm, mặt mày nhem nhuốc bùn bẩn, mồ hôi lăn dài chảy thẳng vào môi.
Mọi chuyện cứ xoay theo quỹ đạo, tôi tự hào về bản thân mình vì việc đồng áng sáng ngày, nhưng tôi lại thất bại nữa rồi. Lúc đó tầm gần 5h sáng, khi trời cũng bắt đầu đủ sáng để nhìn thấy mặt nhau, tôi nằm co rúm trong chăn, khí lạnh từ của sổ phả vào mặt, tôi chùm chăn che hết cả đầu,”quái! Sao thời tiết hôm nay lạnh quá thể”
Tôi co rúm được 5 phút thì có tiếng của bé quỳnh, nó bất ngờ lật tấm chăn của tôi ra rồi đẩy mạnh vào vai tôi khua dậy…
– Anh dậy đi, anh Dương, anh dậy nhanh…
Tôi khó chịu, vì bé quỳnh đấm thùm thụp liên tục vào vai tôi, mắt nhắm mắt mở, tôi hỏi…
– Sao vậy em? Trời còn chưa sang nữa mà! Lát anh chở đi học mà…
– Không phải là chuyện đó!
– Anh dậy đi…
– Nhưng… em bắt anh dậy giờ này làm gì?
– Anh đi ra đây với em nhanh lên…
Không để tôi hỏi nữa, nó kéo tôi dậy, không kịp mặc áo khoác, tôi nheo mắt ngái ngủ mặc cho bé quỳnh kéo đi.
Con bé dắt tôi ra xào ruộng mà tôi đã gieo từ sáng ngày, quỳnh chỉ tay về người đang đứng bì bõm khom lưng dưới hàng mạ mà tôi đã gieo. Quỳnh trách…
– Anh thật là, anh gieo mạ bị bết hết qua phần người khác rồi kìa, chị tre phải làm lại cho anh đấy.
Ngay lúc này thì tôi mới tỉnh ngủ, môi mím chặt, làm phần lúa bị bết hết sang phía người khác, báo hại con tre phải dậy từ 5h sáng sửa sai lại những phần tôi làm hỏng, hóa ra sáng hôm qua, hai bác cười tôi là vì tôi quá vụng về và hiếu thắng. Giờ thì tôi không còn thấy lạnh nữa, xấu hổ và đầy tội lỗi, nó lặng lẽ làm giúp tôi mà không hề trách và phàn nàn gì. Qua đó! Tôi lại nhận ra một điều rằng, mình chẳng thể làm được gì ra hồn ngoài cái mác gia sư. Tôi xấu mặt đuổi bé quỳnh về trước rồi xắn cổ tay ống quần cắn răng chịu làn nước lạnh đang dã man sát vào da thịt, đến gần sau lưng mà con tre vẫn không nhận ra.
– Để anh phụ em nhé.
Nó giật mình, hoảng hốt khi thấy tôi.
– Sao… sao anh lại ở đây?
– Haizz! Khổ cho em, anh làm phiền em…
– Hì! Tại anh chưa quen đó thôi…
– Ừ! Anh thật tệ và vô dụng…
Con tre lắc đầu, nó đưa tôi vài mầm mạ non…
– Anh cầm lấy rồi cứ làm theo em là được mà…
Tôi ngượng nhận lấy, rồi lắng nghe làm theo những gì con tre nói là làm theo. Đúng là do tôi ngu không chịu tiếp thu, sau khi nghe tất cả những gì con tre nói, nó thật dễ dàng biết mấy.
– Hì anh thấy chưa? Dễ mà…
– Ừ! Vậy mà anh không nghĩ ra.
– Lúa cần nước để sống, nhưng anh lại trồng chúng sát vào nhau quá, như thế chúng sẽ không thể phát triển tốt, cần phải có khoảng cách.
Tầm 6h thì tôi về nhà cùng nó. Lúc này mặt trời cũng đã lên, nắng ấm yếu ớt dọi trên đoạn đường chúng tôi về.
Vẻ mệt mỏi của nó lộ rõ trên đôi mắt đờ đẫn, tôi chạnh lòng chở nó đi học, đúng là nó mệt thật, bằng chứng là khi tôi chở nó đi học, một tay bám nhẹ vào áo tôi, tay còn lại nắm hờ yên xe, đôi mắt cụp xuống ngủ trên lưng tôi một cách ngon lành. Lúc này tôi lại nhận ra một điều nữa, “đừng đánh giá người khác vẻ bề ngoài kẻo sau này sẽ hối hận”
Con tre giỏi thật, cái gì nó cũng biết làm, nấu ăn tôi học thêm từ nó món trứng trộn rau và thịt bằm, thịt gà kho sả ớt, tôi chỉ việc làm phụ tá cho nó nấu chính, dần dần tôi đã tự có thể nấu cơm cho cả nhà.
Nó dần như là thầy của tôi vậy, nhiệt tình và nhẹ nhàng.
Dì hoa luôn tự hào về tôi, mỗi bữa cơm, dì luôn nói với hai đứa con của mình, và hôm nay cả con tre nữa, dì nói một câu làm tôi như thể thót tim vậy.
– Ba đứa ráng ăn học cho thành người, nhớ là noi gương anh Dương. Không học thì sau này không làm được gì đâu.
– Mẹ ơi vậy sau này con làm nghề gì?
Bé quỳnh hỏi…
– Con gái mẹ sau này làm giáo viên rồi về làng dạy học nhé.
– Con không thích làm giáo viên đâu, vậy còn anh minh hả mẹ?
– Thằng minh cho về chăn trâu, lười học chẳng làm được gì…
– Còn con! Sau này con đã chọn được hướng đi cho mình chưa Dương?
– Dạ con vẫn còn đang suy nghĩ ạ…
Tôi cố gượng nói từng lời…
– Ừ, con trai thì phải quyết đoán, đừng như dì bây giờ, bỏ học sớm giờ khổ lắm con à! Nghĩ cho gia đình hãy ráng học có nghề có việc.
Nói rồi dì lại hướng sang con tre.
– Tre! Còn con thì sao?
Nó lắc đầu…
– Hì! Con không biết nữa ạ.
Trong giây phút đó, cả nhà nhìn tôi bằng ánh mắt thán phục. Còn tôi thì lặng thinh cố nuốt trôi miếng cơm. Tủi nhục và bất tài.
Những ngày về sau, tôi có nhận được cuộc điện thoại từ chị, chị hỏi thăm tôi đủ kiểu, rằng chị muốn đừng vì chuyện của bố mẹ mà bỏ dở học hành, nhưng thực tế thì tôi đã bỏ học từ lâu. Miệng vẫn giả tạo lừa dối rằng sẽ cố gắng, tôi không biết là sẽ dối chị đến khi nào.
Con tre đi cạnh tôi, nó hát bài lý cây Bông còn học âm nhạc từ thời cấp hai. Nó cứ nhìn tôi và cười mặc cho tôi không nói gì, cho đến khi…
– Sau này em đi làm có tiền, việc đầu tiên em sẽ mua cho mẹ chiếc máy giặt hì! Sau đó sẽ là ti vi và cả bàn ủi nữa…
Nó hồn nhiên kể cho tôi bằng tất cả niềm ao ước, chắc nó thương bà và mẹ nó lắm. Ước mơ quá gần gũi không quá khó mà cũng không dễ dàng gì với nó hiện tại, ăn không đủ no, tiền không đủ đóng học.
– Còn anh Dương thì sao ạ? Anh có ước mơ gì không?
Trong khi con tre vẫn đang chờ điều tôi sắp nói ra thì tôi giả vờ không nghe thấy vì khi đó có tiếng của thằng minh đang la í ới từ phía sau, tôi không thể nói cho nó biết được, ước mơ duy nhất của tôi chỉ là mong một ngày gia đình đoàn tụ như ngày hôm qua. Nó sẽ mãi mãi không biết được chuyện này. Chạy tới nơi thằng minh nói…
– Anh Dương đi bắt tổ ong với tụi em không?
Nó hào hứng…
– Tổ lớn không?
– Có anh, lớn lắm, đi nhanh lên đi anh!
Thấy nó nhiệt tình như thế, tôi cũng không nỡ từ chối, đi theo nó vài chục mét, đập vào mắt tôi là một nhánh cây tràm, một tổ ong khá lớn đang ẩn sau cái lớp lá cây, tôi ngần ngại, tổ lớn như thế này sẽ khó bắt, khi đó chỉ 5 người, tôi, con tre, thằng minh và hai đứa nhóc.
– Đánh lửa đi!
Thằng minh ra lệnh cho thằng bạn mình, một lát sau, thì tôi và hai thằng bé nhẹ nhàng tiến sát vào tổ ong, ngọn lửa bị dụi chỉ còn lại khói trắng cay xòe mắt, tất cả đã chuẩn bị bước gần hơn chút nữa, nhưng cho đến khi sắp thành công thì, lúc này cả bọn đã đi sâu vào trong.
– A! Đau quá!
Một thằng nhóc bị ong chích sau gáy, nó đau quá nhảy cẫng lên, báo hại làm rớt chiếc đuốc chưa tắt lửa rơi thẳng vào tổ ong, làm cho cả bầy ùa ra vo ve, thế là chúng tôi hoảng hốt bỏ chạy ra ngoài bụi cây, bầy ong vẫn không tha, tất cả tách ra chia mỗi đứa một ngả, cây cối rậm rạp, tôi không tài nào tìm được lối ra, nhưng vẫn cố chạy vì sau lưng là bầy ong đang truy sát mình. Tôi thầm nghĩ kỳ này nếu che hết kín người thì may ra bị vài nhát chích.
May là lúc đó, con tre kéo tay tôi vội vã, không thoát nạn, trên đường chạy, tôi lại vướng phải gai của cây mắt mèo, gai mắt mèo đâm vào tay thì chỉ đau tới thấu xương. Cho đến khi không còn lối thoát vì cây lá thấp quá nhiều, tôi đánh liều dừng lại, nghĩ thương con tre, đành ôm nó vào lòng núp sau những tán lá dày đặc.
Cho đến khi không còn nghe thấy tiếng ong bay vo ve nữa, tôi chợt thở phào nhẹ nhõm, nhưng khi chuẩn bị đứng lên thì tôi mới phát hiện ra mình đang ôm lấy eo của con bé tre, tình cảnh khó đỡ, con bé tre mặt hơi đỏ, nó cúi xuống không dám nhìn tôi, chắc nó bối rối lắm. Nhưng chỉ có riêng tôi thì khác, tự dưng tim đập vội vã lạ thường, tôi mường tượng rằng con bé trước mắt mình không còn là đứa em mà mình từng nghĩ nữa, mà là một cô bé nông thôn làn da rám nắng, khuôn mặt thánh thiện và hồn nhiên, tôi gì chặt vào eo không cho nó thoát khỏi tay mình, biết là sai nhưng tôi vẫn muốn thử, muốn thử Nụ hôn, môi chạm môi nó như thế nào, muốn thử xem nó có giống như người ta từng nói là tình yêu sét đánh hay không, và muốn thử xem hương vị của tình đầu ra làm sao. Con tre chưa kịp bất ngờ về hành động của tôi thì nó đã bị tôi cúi thấp hôn nhẹ lên bờ môi mỏng mềm mại của nó, hai giây sau khi tôi rời khỏi môi nó, tay cũng ngừng buông lơi. Vậy là tôi đã thích nó sao?
Nó nhìn tôi không nói gì, mái tóc rám nắng được xếp lại duyên dáng sau hai chiếc kẹp tóc. Rồi nó nói…
– Về nhà thôi! Dì lo…
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro