Phần 61
2024-08-05 12:28:51
Qua tấm kính lớn của phòng hậu phẫu chăm sóc đặc biệt, Thụy Kha đưa tay lên bịt miệng mình để ngăn không òa khóc nức nở. Thìn đang nằm trên một giường bệnh duy nhất trong phòng, bên cạnh là khoảng chục chiếc máy y tế các loại đang hoạt động hết chức năng của mình. Thụy Kha nhìn thấy từ cổ Thìn trở xuống thì không nghiêm trọng lắm, chỉ có các đường truyền dung dịch cắm vào hai tay và hai đùi, mấy thiết bị gắn ở ngực để đo nhịp tim và hỗ trợ thở.
Nhưng từ cổ trở lên là một màu trắng với chi chít các ống nhựa, ống kim loại cắm vào. Còn có cả một khung đỡ bằng inox bao quanh bên ngoài. Thụy Kha không nhìn thấy mặt Thìn.
Thụy Kha vẫn bịt chặt miệng mình, tim cô đập loạn nhịp trong sự xót xa, trong niềm yêu thương vô bờ bến dành cho anh.
“Anh ơi, em biết chắc chắn rằng anh đã yêu em, bởi chỉ có tình yêu mới có thể làm anh không một phút đắn đo lao vào đỡ cho em viên đạn ấy. Em không biết là anh yêu em nhiều như thế nào? Nhưng em chắc chắn anh không yêu em nhiều như em yêu anh đâu. Anh ơi, Thụy Kha sẽ không bao giờ bỏ cuộc, sẽ không bao giờ yếu đuối, em sẽ chiến đấu tới hơi thở cuối cùng với Thần Chết để giữ anh lại bên cuộc đời em. Cố lên nhé anh yêu, Thụy Kha luôn ở bên cạnh anh”.
Những dòng suy nghĩ của Thụy Kha bị cắt ngang bởi tiếng cô y tá:
– Chị ơi, cả bệnh viện đều biết đến trường hợp của anh Thìn chị ạ. Chúng em khâm phục sự dũng cảm, xả thân vì nghề nghiệp của anh ấy lắm. Rồi những giờ phút trong phòng phẫu thuật quả là thần kỳ chị ạ.
Thụy Kha vẫn nhìn Thìn ở bên trong không chớp mắt:
– Anh ấy đã dạy chúng ta rất nhiều bài học trong cuộc sống, chị nghĩ như vậy.
– Vâng ạ.
Gần 1 tiếng đồng hồ sau đó, Thụy Kha chỉ đứng ngắm nhìn anh chàng vệ sĩ của mình qua tấm kính, cô im lặng để mình chìm đắm nhìn anh, để hồi tưởng về những gì mà hai người đã trải qua, anh đã cho cô đi hết từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Anh từ từ dẫn cô vào tình yêu, không vồ vập, không xô bồ nhưng từng bước một anh làm cho trái tim cô thổn thức, làm cho cô biết thế nào là YÊU.
Chỉ đến khi tiếng điện thoại của Ánh Tuyết mới làm cô miễn cưỡng rời xa anh, Ánh Tuyết báo là có cơ quan công an đến tìm.
… Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://bimdep.vip/nguoi-bao-ve/
Lúc này tại khoa sản, Trâm Anh vừa sinh một em bé trai nặng 3, 2 kg, mẹ tròn con vuông. Được bác sĩ cho nhìn con một tẹo, Trâm Anh hạnh phúc lắm, sau bao ngày mang nặng đẻ đau, chịu mọi tủi hờn của phận làm vợ Kim, làm dâu trong gia tộc giàu có nhưng đầy bảo thủ và cố hữu, cô cuối cùng cũng có được hạnh phúc của riêng mình, hạnh phúc được làm mẹ.
Nhưng sự đời ai oán nhiễu nhương, chính đứa con này lại mang đến cho Trâm Anh tận cùng của khổ đau, tận cùng của nỗi thống khổ.
Cu tỉ cù tì ba đời nhà Kim đều đang ở bên ngoài phòng đẻ, họ vừa đón đứa cháu đích tôn của dòng họ, người thừa kế tương lai. Mải mê và háo hức đón đứa cháu, chẳng ai có lòng dạ nào mà nghĩ đến và hỏi thăm về mẹ đứa bé, người vẫn đang cố gắng hít từng giọt khí oxy vào người, vẫn còn quặn đau cả một vùng từ bụng trở xuống. Tủi thân quá, Trâm Anh khóc òa, người an ủi cô trớ trêu thay lại chỉ là những bác sĩ và y tá của bệnh viện.
… Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://bimdep.vip/nguoi-bao-ve/
Thụy Kha làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, họ hỏi cô một số thông tin để củng cố hồ sơ vụ án mà thôi. Mọi việc đã được làm sáng tỏ sau khi có lời khai của Tiến cùi. Họ cũng vừa mới tiến hành khám xét và bắt giữ ông Toàn tại nhà riêng. Một bản án thích đáng dành cho kẻ chủ mưu đang chờ ông Toàn ở phía trước, tội ông ta chắc chắn không nhẹ hơn Tiến cùi đâu.
Xong việc, Thụy Kha lại lang thang ở khu hậu phẫu, cô muốn được nhìn thấy anh thêm phút nào hay phút ấy. Đêm nay là đêm 29 tết. Bệnh viện vắng hoe, chỉ có những bệnh nhân nặng còn ở đây, họ chắc phải đón Tết trong bệnh viện rồi.
… Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://bimdep.vip/nguoi-bao-ve/
Ánh Tuyết mông to thích ăn phao câu của chúng ta chẳng có việc gì làm, đòi đi sang khu phẫu thuật với chủ tịch nhưng Thụy Kha không cho. Thế nên Ánh Tuyết đang ngồi ở cái ghế đá trong sân bệnh viện. Dụi mắt nhìn về phía xa cho chắc chắn mình không nhìn lầm, Ánh Tuyết nhìn thấy bóng dáng nhỏ bé quen thuộc của anh chàng người yêu Quang IT. Mãi khi bóng dáng ấy tiến lại gần thì Ánh Tuyết mới dám khẳng định mình không nhìn lầm, cô đứng dậy ngỡ ngàng:
– Anh, sao anh lại ở đây, em tưởng anh đang ở quê chứ?
Quang IT vẫn khoác cái ba lô quần áo trên lưng, lấy tay đẩy cặp kính cận vừa tụt xuống sống mũi, Quang cười hề hề:
– Thì anh về quê rồi, nhưng anh xin phép bố mẹ lên đây ăn Tết cùng em. Phú Thọ vắng anh chắc vẫn đón Tết bình thường. Có được không vậy?
Thú thực là Ánh Tuyết cảm động lắm, đây là lần đầu tiên cô cảm thấy mình yêu anh chàng góp gạo thổi cơm chung này một cách thực sự. Trong giờ phút này, con người ta mới hiểu giá trị của tình thân, của tình người. Tết là của sum vầy, sum họp, ở xa mới thấu cảnh cô đơn buồn tủi. Quang IT chẳng có liên quan gì đến công ty Hưng Thịnh cả, chuyện anh quay lại đây đơn giản là vì Ánh Tuyết mà thôi.
Ánh Tuyết chầm chậm tiến lại gần Quang IT, cô không suồng sã mà ôm người yêu một cách từ từ nhè nhẹ, đầu gục vào đôi vai nhỏ xương xẩu của anh, cô nói:
– Anh, em cảm ơn.
Thế đấy, cuộc đời là thế đấy, có những thứ giản đơn nhưng ở vào một hoàn cảnh nhất định lại có ý nghĩ lớn lao biết nhường nào. Chàng trai “Phú Thọ không đọ được đâu” đang ngồi cạnh cô “chè Thái gái Tuyên” trên chiếc ghế đá dưới một gốc cây ở cái bệnh viện tại Hà Nội. Hai tâm hồn dần trở nên đồng điệu hơn, họ cảm thấy mình yêu nhau như những tình yêu nam nữ bình thường khác.
Tôi chắc chắn rằng, sau ngày hôm nay, tình cảm của đôi trai gái này sẽ bước sang một trang mới, một ngã rẽ mới. Sẽ không còn có bài ca Thìn Tuất Sỉu Mùi nào được vang lên nữa đâu.
Rồi Ánh Tuyết và Quang IT đi ăn đêm ở một quán bún cách cổng bệnh viện một quãng khá xa. Có một chuyện vui thế này. Chả là, đang ăn thì Quang IT thấy có một sợi lông rất chi là khả nghi ở trong bát bún của mình. Chàng ta cho sợi lông ấy lên thìa rồi gọi chủ quán ra tố:
– Chủ quán, chị làm ăn kiểu gì mà trong bát bún của tôi có cái này.
Chị chủ quán chừng hơn bốn xịch một tẹo, mông to vú nở nhìn thấy sợi lông thì đỏ mặt tía tai, ở quán này ngoài của chị ra thì con ai vào đây nữa, nhìn thấy hình dạng, độ to, độ dài, độ xoăn của sợi lông thì cũng không khó để biết đấy chính là của mình. Chắc tại lúc đang nấu đồ ngứa bướm quá thò tay vào gãi làm sợi lông dính vào tay và rơi vào nồi nước dùng đây mà. Chị ta ấp úng xin lỗi:
– Em, thôi thông cảm cho chị, cái này là chắc là sơ suất của ông chồng chị rồi. Thế này đi, hay là chị mời hai em miễn phí hai bát bún này được không?
Nhưng chuyện đâu có dễ dàng như thế, Quang IT chứ có phải người thường đâu. Quang ta chưa chấp thuận điều kiện ấy:
– Không được, chuyện lớn như vậy mà chị bảo miễn phí hai bán bún mà xong được à, phải thêm một bát phao câu ngan nữa.
Chị chủ quán thở phào, giờ này mà cậu khách hàng khó tính kia có đòi chị mút chim chị cũng phải nhắm mắt mà làm chứ hắn mà làm to ra là mất hết uy tín của quán. Chị niềm nở:
– Vâng thưa quý khách, một bát phao câu ngan sẽ mang ra luôn.
Nói xong chị chủ quán lắc đít đi vào trong trong lọc phao câu từ những con ngan đang bầy trên bàn.
Nhìn cái khuôn mặt nghiêm nghị của Quang IT, Ánh Tuyết phì cười phun cả miếng bún đang nhai dở trong miệng ra, cô chợt thấy anh chàng người yêu của mình thật đúng chuẩn soái ca, có khi còn nhỉnh hơn anh Thìn nữa ấy chứ. Hết một tràng ho, Ánh Tuyết vươn người để đầu mình ở giữa bàn, cô nói nhỏ với Quang để người khác không nghe tiếng:
– Ghê chưa kìa, mới hôm kia còn úp cả mặt vào một đám lông mút lấy mút để mà không thấy kêu tiếng nào, hôm nay gặp có một sợi lông mà làm gì thấy ghê.
Nhưng Quang IT vẫn không trùng nét mặt chút nào, chàng nghiêm nghị:
– Anh rất rõ ràng, chuyện nào đi chuyện ấy. Lông là lông mà bún là bún. Đang úp mặt vào lông mà nhìn thấy một sợi bún là cũng không được với anh.
Ánh Tuyết lại sặc thêm phát nữa, cũng may vừa lúc đó thì chị chủ quán quay lại, trên tay là một bát đít ngan, cái nào cái nấy to như nắm tay em bé, khói bốc nghi ngút. Ánh Tuyết nhìn thấy thì nuốt nước bọt cái “ực”.
… Bạn đang đọc truyện Người bảo vệ tại nguồn: http://bimdep.vip/nguoi-bao-ve/
Đầu giờ chiều ngày 30 tết, nhận được điện thoại của Mai Ngọc báo là xe từ Quảng Bình sắp về đến bệnh viện, Thụy Kha trong phòng bệnh của mình cùng với Ánh Tuyết và Quang IT hớt hải chuẩn bị ra cổng đón.
Người lo lắng nhất là Thụy Kha, cô không biết điều gì sẽ đợi mình ở phía trước khi gặp gia đình Thìn, chuyện họ vì lo lắng cho con trai mà mắng mỏ thậm chí đánh đập Thụy Kha cũng lường trước, cô sẵn sàng chấp nhận tất cả.
Xe vào trong sân thì đỗ lại, Mai Ngọc ngồi ghế trên cùng xuống trước tiên, trông Mai Ngọc mặt mũi bơ phờ, đầu tóc có chút rối, mắt thâm quầng, từ đêm qua đến giờ Mai Ngọc chưa ngủ một phút nào.
Người đầu tiên bước xuống xe là một người phụ nữ chừng 60, bà mặc một chiếc áo khoác măng tô, mái tóc dài một nửa là bạc, nước da ngăm đen, khuôn mặt phúc hậu hiền từ. Là mẹ của Thìn.
Sau mẹ Thìn là một người đàn ông đen nhẻm, gầy gầy nhưng rắn rỏi, da mặt ông săn lại, ánh mắt sáng, mái tóc màu hung hung vì cháy nắng. Ông là bố của Thìn.
Một người phụ nữ nhìn bên ngoài khoảng gần 40 tuổi, tóc dài được kẹp bằng một chiếc kẹp sắt màu trắng, khuôn mặt dễ nhìn nhưng nhưng trông chị già hơn so với tuổi thật của mình. Chắc chắn là chị Hợi, chị của Thìn rồi.
Cuối cùng là một người đàn ông tuổi chừng 30, anh có khuôn mặt vuông vức chữ Điền, tóc để khá dài nhưng xoăn tít lại với nhau, khuôn mặt đen nhẻm do cháy nắng, nhìn anh cao to lực lưỡng với bắp thịt ở tay cuồn cuộn. Anh chính là Dần, anh trai của Thìn.
Thụy Kha mặc một chiếc quần bò dài tới tận gót chân, cô khoác trên mình một chiếc áo phao lông vũ. Nhìn thấy cả 4 người thân ruột thịt của anh Thìn đã xuống xe cả, Thụy Kha lại gần cầm lấy tay mẹ của Thìn:
– Con chào hai bác, em chào anh chị. Con là Thụy Kha đây ạ.
Ở trên đường đi, Mai Ngọc đã kể lại toàn bộ sự việc cho cả nhà Thìn nghe, nên khi vừa nhìn thấy Thụy Kha xưng tên, mọi người đã biết người này chính là người mà Thìn bảo vệ. Thấy cô ấy có nét xinh đẹp, hiền dịu, lại lễ phép ra tận đây đón, không tỏ vẻ kiêu căng khi mình là chủ tịch một công ty lớn. Rồi lại thấy khuôn mặt buồn rầu sầu não, ánh mắt thất thần, con ngươi đỏ hoe của Thụy Kha. Ai nấy đều có chút thiện cảm khởi phát trong lòng. Cả nhà ai cũng biết Thìn làm nghề gì, công việc là gì, chịu những rủi ro thế nào nên chẳng ai có ý trách Thụy Kha cả. Cũng như anh Dần đấy thôi, chọn cái nghề đi biển là giao tính mạng mình cho Thần Biển, Thần Bão mà.
Mẹ Thìn cũng đắp bàn tay chai sạn đen đúa của mình vào bàn tay trắng trẻo búp măng của Thụy Kha, bà từ tốn và bình tĩnh dù biết rằng đứa con út của mình đang ngàn cân treo sợi tóc:
– Cháu đấy à, đừng suy nghĩ gì nhiều. Mau đưa bác vào thăm thằng Thìn.
Rồi Thụy Kha đi đầu dẫn tất cả mọi người vào khu vực hậu phẫu.
Nhìn thấy Thìn qua tấm kính bên cạnh cơ man máy móc. Mẹ Thìn loạng choạng suýt nữa thì ngã, bà gần như là gào lên:
– “Ối, thằng Út của mẹ”, bất kỳ một người mẹ nào, đứa con nào cũng thương, cũng yêu hết nhưng thường dành phần thương nhỉnh hơn cho đứa út. Thằng Thìn của mẹ cũng vậy, mẹ cưng nó như trứng mỏng từ lúc nó bé đến tận giờ, có miếng ngon cũng cho nó nhiều hơn anh chị một chút. Hồi bé nó nằng nặc đòi theo mẹ đi cào muối, mẹ không cho nó khóc rống lên làm mẹ thương quá đành đùm con theo. Cánh đồng muối trắng phau thẳng tắp tít mù không một bóng cây, mẹ đành nhường cho con cái nón lá rồi bọc con trong cái khăn để tránh nắng. Cào được đôi ba vòng lại chạy về phía con mà nựng vào cái má núng nính một cái rồi lại chạy ra cào tiếp. Mẹ thương thằng Út bé bỏng của mẹ lắm.
Bố Thìn rắn rỏi, đời ông sương gió, trầm tính ít nói nhưng nhìn thấy thằng con trai ông cũng rớm cả nước mắt, những giọt nước mắt mà từ khi ông lớn lên đến bây giờ mới thoát ra khỏi khóe mi. Ông ít nói nhưng ông quý và thương thằng Út nhất, nó xa nhà tự thân lập nghiệp từ lúc 18 tuổi đến giờ. Mới đầu lên Hà Nội làm bảo vệ tháng nào nó cũng gửi tiền về nhà. Rồi lúc nó đi học cũng ngày học tối đi làm thêm kiếm tiền trang trải chứ không có xin bố mẹ đồng nào.
Còn chị Hợi thì ôm lấy mẹ khóc theo, thằng Út của chị. Hồi còn ở nhà thì rảnh lúc nào là chạy theo chị ra chợ bán cá, nó lọc cá, nó bưng rổ cá từ thuyền lên bờ cho chị, rồi cũng cùng chị lăn xả vào khoang thuyền mà lượm những con cá ngon. Chị biết, Út nó thương chị vất lắm, thỉnh thoảng lại gửi từ Hà Nội về cho chị những lọ dầu gội, bánh xà bông, những cái áo đẹp mà chị chỉ dám mặc khi Tết hoặc khi đám cưới. Ôi thằng Út của chị.
Anh Dần chống hai tay vào tấm kính, mắt anh dí sát vào để nhìn thằng em được rõ hơn. Anh không khóc nhưng anh thương thằng em này lắm, nó kém anh có hai tuổi thôi nên có thể nói nó là cùng trang lứa với anh, bạn anh nó biết và chơi cả lẫn nhau. Hồi nhỏ hai anh em thường ở cùng một đội chơi đấu ngựa, chơi trò bắn bùm với tụi bạn xóm giềng. Theo anh nhớ, hai anh em chưa bao giờ đánh nhau, cãi nhau bao giờ, chuyện này bố mẹ nghiêm khắc lắm, bố mẹ thường dậy: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau, giọt máu đào hơn ao nước lã, trong cuộc đời chỉ có ruột thịt là không bao giờ bỏ được nhau vậy nên đừng bao giờ cãi nhau, nhớ nhe mấy đứa”. “Thằng Út ơi, hồi mày học xong, mày có xin anh cho mày đi biển cùng nhưng anh không cho. Là anh không muốn mày theo anh đi biển, ngoài biển mênh mông sóng dập dềnh nguy hiểm lắm mày có biết không? Nhưng giờ anh biết là trên bờ cũng hiểm nguy đâu kém gì. Thằng Út ơi, mày tỉnh lại đi mày”.
Thụy Kha, Ánh Tuyết, Mai Ngọc, Quang IT và cả cả mấy cô y tá nữa nhìn thấy bốn người bọn họ như vậy cũng òa khóc theo. Những con người nhỏ bé chân chất thật thà ấy đang nhìn khúc ruột của mình nằm trong kia, không có bất cứ phản xạ nào của sự sống, chỉ có tiếng kêu tít tít của máy móc mà thôi. Họ đau lắm chứ, họ xót lắm chứ. Nhưng họ cũng mạnh mẽ lắm, họ chỉ khóc vì thương thôi, chứ họ không khóc vì oán, vì hận, vì thù một ai cả. Họ chưa một lời hỏi ai là kẻ gây ra thảm cảnh này, họ cũng không trách một lời hai chữ “vì ai?”.
Tất cả như lặng đi…
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro