Phần 44
2023-12-29 11:39:00
Tôi ngồi thẫn thờ trên phiến đá lâu thật lâu. Như bị định thân, hay là hóa thạch. Cho đến lúc gà rừng gáy vang mới sực tỉnh. Nhìn lại đồng hồ, đã hơn 1h đêm. Mấy đứa chắc biết tôi ngồi đây nên cũng chả gọi. Đứng dậy, nghe đôi chân mình tê cứng. Tôi trở về lều rồi đặt lưng xuống thiếp đi. Trong cả giấc mơ, lòng tôi vẫn không thôi nguôi ngoai về dáng hình đó.
Sáng hôm sau, mệt mỏi đưa tay lên che mặt tránh ánh sáng mặt trời đã lên cao trên nóc lều. Chẳng buồn tham gia trận banh theo lời rủ của mấy đứa, tôi lại tìm đến bờ hồ hôm qua như mong tìm lại chút hơi ấm còn sót lại của chiếc thơm nhẹ nhàng em đặt nhẹ lên má.
Em nói rồi tôi sẽ biết, nghĩa là trong thời gian tới, tôi sẽ biết điều gì đó. Chả quan tâm. Quan trọng là tất cả đã hết. Tuyệt đối hết!
Sáng hôm sau đến lớp, em trong bộ áo dài trắng tinh khôi, nụ cười tỏa nắng đã trở lại trên đôi bờ môi kia. Chỉ có ánh mắt, ánh mắt là sắc lạnh đến vô hồn. Nếu tôi ôm ấp nỗi buồn lớn lao chưa tìm ra cách khuây khỏa, thì em vẫn có ai kia bên cạnh để an ủi động viên. Hẳn tình cảm em dành cho tôi nếu đem ra so sánh, chả thể nào bằng tình cảm em dành cho ai kia, vậy nên, lúc mọi chuyện bước ra khỏi bóng tối của sự mập mờ, em kiên định đến vô tình.
Dù những giọt nước mắt em từng rơi có để lại trong cả tôi và em chút luyến tiếc. Chính xác hơn thì để lại cho em chút luyến tiếc, còn với tôi, đó là cả những đêm dài mất ngủ, những chuỗi ngày vật lộn với bao nhiêu buồn thương sầu khổ…
Nhưng như thế cũng tốt. Dù sao nhìn thấy ánh mắt sắc lạnh đó, tôi cũng phần nào đỡ chua xót hơn thấy ánh mắt buồn bã cùng nụ cười héo úa của em những ngày trước. Khi nỗi đau có thể đem ra san sẻ, thà tôi một mình nhận lấy phần hơn, chứ thấy em buồn bã, tôi thật cũng chỉ thêm xót xa.
Gần một tuần lặng lẽ trôi qua. Không ngày nào bước vô lớp mà tôi không đánh ánh mắt về phíaem. Trong thâm tâm tôi vẫn mong muốn nhìn thấy hình ảnh đó… dù chẳng để làm gì.
Thứ 5 tuần đó tôi lại họp bí thư toàn trường. Vô phòng hơi trễ, đánh mắt về phía cuối tìm chỗ trống, bỗng chạm phải ánh mắt Thương đang nhìn, vội né tránh, tôi đi thẳng vào trong rồi đặt cặp xuống. Cô Ngọc thông báo tổng kết công tác đoàn, tuyên dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể xuất sắc, đồng thời, trao giấy sinh hoạt hè tại địa phương cho từng lớp.
Lớp tôi được chọn làm chi đoàn xuất sắc nhất toàn trường và lên Quận nhận giải chi đoàn tiên tiến, điển hình học tập của các chi đoàn khác. Riêng cá nhân tôi được vinh danh bí thư chi đoàn xuất sắc với vài người nữa. Song, tất cả những niềm vui đó, dù trước đây là cả một bầu trời phấn đấu thực hiện kế hoạch, bám đuổi mục tiêu không ngừng nghỉ, không làm sao giúp lòng tôi nhẹ nhõm.
Nếu tôi càng thành công trong công tác bao nhiêu thì lại càng thất bại trong tình cảm bấy nhiêu. Như trò chơi bập bênh lúc nhỏ, đầu này đi lên, đầu kia chắc hẳn phải đi xuống. Thà cứ để tôi ngụp lặn trong mớ công tác đoàn bề bộn rồi cuối cùng chẳng đi đến thành tích nào, nhưng cho tình cảm của tôi được đong đầy, được tràn ngập, thì khi tôi buồn bã, ít ra sẽ có ai đó bên cạnh, an ủi, động viên. Đằng này, tôi bước lên bục với biết bao ánh mắt lẫn lộn thương ghét bên dưới một cách cô độc. Nếu như thành công phải chấp nhận sự cô độc này, tôi xin từ chối thành công!
Hết buổi họp, tôi vẫn rối ren trăm mối muộn phiền trong suy nghĩ. Một tà áo dài bỗng ngồi xuống trước mặt. Ngẩng lên, đôi mắt nâu biếc nhìn vào tôi trìu mến.
– Sắp nghỉ hè rồi, V nhỉ?
Khẽ cười. Tôi bỗng thấy trong ánh mắt đó có sự chân thành của một người bạn. Và nếu đã là một người bạn, cớ gì tôi cứ mãi né tránh, mãi tự giam mình trong lớp vỏ của sự ăn năn? Tôi cũng đã chối từ tình bạn này, nhưng, em đã bao giờ chối từ nó đâu.
Sóng bước bên nhau dưới tán phượng vĩ đang đâm hoa kết nụ. Từng cánh phượng mỏng manh đỏ thẳm như báo hiệu cho một mùa hè bận rộn nữa sắp đến. Mùa hè cuối cùng trước khi chúng tôi kết thúc đời học sinh của mình. Mùa hè cuối cùng chuẩn bị cho kỳ thi cực kỳ trọng đại trong suy nghĩ ngây thơ của bọn tôi lúc đó. Và, cũng là mùa hè cuối cùng để chúng tôi đặt chân đến ranh giới của sự trưởng thành.
Cứ thế thật lâu. Chả nói với nhau câu gì. Tôi thà đi lạc trong mớ bòng bong cảm xúc với Diệp rồi quên đường về chứ không để mình tiếp tục lầm lỗi, tiếp tục đắng cay. Và nếu có, chắc gì tôi đã nhận được hồi đáp nào từ ai kia…
Mùa hè năm đó tôi bàng quang đứng nhìn mấy đứa lao vào học như cố sống cố chết. Gia đình nào có điều kiện, con cái lại chăm, cho học thêm mỗi thứ đến 2 thầy. Sáng ôn toán lý hóa ở trung tâm, chiều học thêm toán lý hóa nhà giáo viên. Có khi tối còn được một giáo viên riêng đến để hỏi về những gì chưa hiểu trong ngày.
Guồng quay miệt mài đó nhấn chìm biết bao mối tình học sinh vào sách vở. Có bao nhiêu phụ huynh tâm lý từng trải qua mến thương hờn giận tuổi học trò, hay chỉ nghe theo lời ông bà cha mẹ của thế hệ cũ mèm với giáo huấn gia quy, để rồi cấm cản, để rồi thúc ép?
Tò mò mang đến cho con người ta sự đam mê khám phá. Bí ẩn mang đến cho họ niềm khát khao chinh phục. Vậy nên, chỉ cần mở ra cánh cửa của sự đồng cảm, thấu hiểu, và sẻ chia… đó mới là cách uốn nắn tuyệt vời nhất.
Nhưng họ hẳn cũng có lý do của riêng mình. Và tôi thấy Thương cũng vậy. Em cũng quay cuồng với đống bài vở chất đầy lệch theo khối D – Toán, Văn, Anh.
Năm đó tôi học chung với em môn toán. Có cả Kim Phượng, bạn của em nữa. Nhà cô Bảo Châu nằm sâu trong con hẻm phía dưới khu tập thể cũ cho bộ đội ở ngày xưa. Mỗi buổi đi học, nhà tôi đi bộ qua chỉ tầm 500m. Lắm lúc thấy Thương với Phượng đi trên cùng một chiếc xe, gặp tôi, 2 bạn dừng lại, rồi xuống hẳn, cùng dắt bộ vào lớp.
Lớp cô Bảo Châu hầu hết là mấy đứa theo ban cơ bản với xã hội. Ban tự nhiên chỉ có mỗi tôi cùng thằng Trọng. Học lớp này chủ yếu nắm vững kiến thức cơ bản, giải hết các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, mục tiêu lấy trọn phần điểm ở những bài dễ cho mấy đứa thi khối D. Thành ra tôi học cứ như chơi. Bài cô đưa ra trên bảng, mấy đứa còn cặm cụi, tôi đã xong từ khi nào. Và xong rồi thì tôi nghía lên trên bàn của Phượng với Thương.
Lắm lúc tôi cứ mải mê ngắm nhìn vóc dáng thanh tao đó quên luôn cả chép bài. Rồi tôi thầm ước cho thời gian quay ngược lại. Giá như tôi được bên em mỗi tuần 3 buổi thế này, chắc gì tôi đã nghiêng về ai kia…
Rất nhiều khi tôi muốn tìm cách trò chuyện với em, tất nhiên chỉ trên tư cách một người bạn, nhưng sự ngại ngùng cùng cái tôi to lớn bên trong khiến tôi không sao mở lời được, vậy là tôi trò chuyện với cô bạn bên cạnh em, Kim Phượng.
Đó là một ngày tôi “quên” chép bài. Có lẽ vì làn tóc dài phía trước. Ra về, tôi khẽ gọi mượn vở của Phượng. Đến nhà mở ra, tôi thật sự ấn tượng với nét chữ mềm mại, nghiêng nghiêng, đều tăm tắp trong cuốn vở vừa sạch sẽ vừa thơm tho, vừa trắng tinh ấy.
Hôm sau đến lớp, trả lại em, không biết ánh mắt vô tình hay hữu ý, lúc em quay xuống, vừa hay tia nhìn chạm vào đôi khuôn trang phập phồng dưới chiếc áo thun vàng nhạt, bối rối nhìn lên, một nụ cười hiền nhẹ nhàng, một ánh mắt tươi vui đằm thắm, khuôn mặt thanh tú, đôi mày ngài với hàng lông mi cong vút. Rồi tôi nhìn lại vào nét chứ. Quả như ông bà đã từng nói “nét chữ – nết người”.
– Cảm ơn Phượng nhé!
– Sao V không mượn vở người ta?
– V… ngại…
– Nếu ngại thì đừng mãi nhìn người ta rồi quên chép bài nữa.
– Vậy thôi, V qua nhìn Phượng, không nhìn người ta nữa.
– Rồi cũng lại quên chép bài thôi. Hihi…
Đúng là cuộc chơi của những bí thư lớp. Tự tin lắm cô bạn! Không hổ danh bí thư 12/12 mà.
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: http://bimdep.vip/
Tôi nhớ lúc đó trong lớp học toán còn có hai cô bạn Diệu Hạnh và Đoan Trinh. Một người thì vui vẻ nhí nhảnh với đôi lúm đồng tiền lúc nào cũng xúng xính trên hai má. Một người thì điềm tĩnh nhẹ nhàng, gọn gàng và nội tâm.
Các lớp bên ban cơ bản, xã hội chủ yếu là con gái. Như lớp 12/12, chỉ có vài mống con trai như điểm xuyến. Trước giờ tôi học thêm hầu hết với các lớp bên tự nhiên, thêm nữa Diệp và Thương đã choáng hết trong tâm trí tôi những hình ảnh, những đoạn phim… nên tôi gần như quên mất rằng, xung quanh mình còn biết bao nhiêu điều thú vị.
Một ngày nọ, cô Bảo Châu ra bài tập trên bảng rồi nói ai giải xong được về sớm. Tôi làm loáng cái đã sạch sẽ, nhướng lên bàn Thương, thấy em đang đau đầu với mớ hình không gian, định chỉ nhưng như có con mắt phía sau, em đưa tay ra rồi nói “để Thương tự làm”. Quay qua Phượng, cô bạn này cũng chăm chú không kém. Tôi tiu nghỉu lên nộp giấy xong ra ngoài thềm đợi 2 cô bạn.
Vừa bước ra, thoáng thấy vòng eo nhỏ xinh, mái tóc dài bay bay cùng đôi kính mỏng. Có lẽ cô bé nào đó học lớp sau đi sớm đang đợi đến giờ. Tôi tiến lại chiếc xích đu dưới hàng cau thẳng tắp. Nhìn thấy tôi, cô bé kia cũng tiến lại, rồi ngồi xuống bên cạnh trong sự sửng sốt của kẻ đến trước là tôi đây.
– Em chào anh V. – Cô bé vừa nói vừa cười khúc khích.
– Ử, chào… chào em. – Tôi trả lời và bắt đầu quan sát.
– Anh biết em không?
– Anh thấy quen quen, em học trường Hòa Vang luôn phải không?
– Dạ. Em là Trang, hôm trước anh nhận giải chi đoàn xuất sắc, em bê khay hoa đứng bên cạnh đó. Hôm anh thi thanh lịch, em có chụp chung với anh tấm ảnh nè.
– À, anh nhớ rồi, hình như em là bí thứ lớp 10/1.
– Dạ anh. Năm nay lớp 11/1 rồi ạ. Hihi.
– Oh, lớp anh ra rồi, anh về trước nhé. Gặp em sau.
– Dạ. Gặp anh sau.
Tôi đứng dậy nắn nắn lớp da mỏng dính trên trán cố nhớ lại. Hình như cô bé này giải 3 đơn nữ thi thanh lịch hôm đó với tiết mục múa mùa xuân Tây Bắc đây mà.
– Bạn cũ hả V? – Thương vừa dắt xe đi bên cạnh vừa lên tiếng.
– À không, V mới quen…
– Sao ai V cũng làm quen hết vậy? Rồi có gửi thư nữa không? – Em ngắt lời khi tôi chưa kịp nói thêm.
– Không… thư gì…
– Thì thư làm quen, rồi đem kẹp vào cuốn sách nào đó, rồi cho người ta mượn.
– Tôi lại đớ người ra với cô bạn này. Đã không nói chuyện thì thôi, còn khi lên tiếng, toàn là những lời vặn vẹo tôi – … Trước giờ… V chỉ làm vậy với một người thôi.
– Rồi đi quen người khác hả?
– …
Những lúc nghe mấy câu kiểu thế này từ em, tôi lại chán bản thân mình vô cùng. Đã dại khờ, tiếp tục dại khờ, và cứ mãi dại khờ. Trước mặt em, tôi chưa bao giờ có khả năng tranh chấp, dù chỉ là vài lời nói. Có lẽ skill của em là vô hiệu hóa phòng ngự của đối phương.
– Tới nhà rồi kìa V, Phượng với Thương đi nhé.
Nghe câu này tôi như cởi được tấm lòng.
– Ừ, V vào nhà nhé, mốt gặp lại.
Mùa hè năm đó tôi học thêm 3 môn. Ngoài toán của cô Bảo Châu, Lý vẫn ở chỗ cũ nhưng chuyển qua lớp khác để khỏi gặp Diệp nữa. Hóa thì tôi học cô Thuyên nhưng so với sức tôi, cô dạy nhanh quá, thành ra tôi quyết định bỏ hóa luôn. Vậy là tôi có thời gian rảnh nhiều vô kể. Và rảnh rỗi lại sinh ra bao nhiêu nông nỗi.
Tôi mua về một cuốn sổ và tập tành làm thơ. Trong những đêm trăng thanh gió mát, hay những buổi sớm ríu rít tiếng chim ca bên khung cửa sổ trong căn gác nhỏ, tôi lôi bút ra và hí hoáy viết.
Vắng người một chủ nhật thôi…
Mà buồn đã ở trong tôi vô vàn…
Bóng người đứng tựa lan can…
Ngắm mây chẳng biết ai đang ngắm mình…
Rồi người cứ thế lặng thinh…
Quay lưng vào lớp mang tình tôi theo…
Bây giờ hạ đến ve kêu…
Vắng người ba tháng buồn bao nhiêu buồn?
NPV…
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: http://bimdep.vip/mua-ha-dau-tien/
Tâm tư treo ngược cành cây…
Trăng tà gió sánh vờn mây cuối thềm…
Chuyện buồn nghĩ chát chua thêm…
Chuyện vui ngẫm cũng dịu êm những ngày…
Chín trăng dứt tựa mây bay…
Ba hè cứ mãi thêm dày thêm sâu…
Gió thu gió hỡi ở đâu…
Sao không về sớm để rầu ruột gan…
NPV…
Những ngày đó là những ngày tôi biên thơ như viết hoài viết mãi những guồng xoay cảm xúc. Lúc thì nhớ Diệp da diết. Nhớ những tháng ngày tay trong tay, vai kề vai. Nhớ mái tóc đuôi gà tinh nghịch lắc lư trong chiều gió. Nhớ đoạn đường 16 cây số cả đi và về ngắn ngủi đến vô tình. Nhớ từng cử chỉ thân quen, lời chia sẻ hỏi han âm thầm…
Đôi lúc tôi lại muốn được bên Thương. Tôi đợi chờ những buổi chiều học toán. Chỉ cần ngồi phía sau nhìn ngắm thôi chứ chả thiết thêm điều gì. Và càng gần em, tôi lại càng say đắm, càng bên em, tôi lại càng mông lung. Cái ý nghĩ giữ kẻ, giữ khoảng cách ngày xưa trở nên nhạt nhòa và lắm lúc đi lạc đâu mất. Nhiều khi tôi đánh bạo vút nhẹ vào mái tóc đen tuyền óng ả phái trước, sau đó rụt nhanh tay lại. Em khẽ quay lại liếc nhìn, và khi tôi hoang mang tột độ với hành động cực kỳ “manh động” vừa rồi, em chỉ cười mỉm, rồi lại quay lên.
Có lẽ em đi guốc trong bụng tôi thật. Em biết chỉ cần tôi nhìn thấy em thôi, tôi sẽ vướng vào mớ dây tơ em đã chăng lên đợi sẵn. Và em cười vì em đã thành công trong kế hoạch đó.
Cũng có khi trong một thoảng, tôi vô cùng quý mến Phượng. Những lúc tôi bị Thương “xài xể” quay như chong chóng, Phượng lại xuất hiện chen vào giữa cứu tôi những bàn thua trông thấy. Phượng có một người em tên là Vỹ, thua bọn tôi 2 tuổi, đá bóng khá hay. Nên những lúc tôi lăn xả trên sân banh, mồ hôi đầm đìa, tóc tai ướt đẫm, ra sân nghỉ, em từ đâu chẳng biết, đến bên và gửi tôi một chiếc khăn. Chiếc khăn sọc đen sọc trắng giống con xe thân thương tôi vẫn yêu quý, trên một nét sọc, có dòng thêu đều tăm tắp “để nhớ Kim Phượng”.
Thằng Thành alo ra rủ tôi về quê rồi qua nhà nó chơi. Tôi cũng muốn lắm. Nhưng tôi muốn được gặp Thương hơn. Nên tôi không thể nghỉ vài ngày để về quê được. Đành ậm ừ hẹn tới lui cho qua chuyện rồi gác máy. Tệ thật. Có tình là bỏ bạn ngay. Mà chẳng thà tôi có chút gì đó cũng được. Đằng này, đã bao năm trôi qua tôi mê mải tìm kiếm, để rồi đến đoạn kết, đoạn kết toàn những thương đau.
Tháng 6 chầm chậm trôi qua trong sự chờ đợi mong ngóng mùa thu cồn cào trong dạ. Lắm lúc ngồi cắn bút nghĩ ngợi, tôi cũng chả biết tôi đợi thu để làm gì. Vì nếu mùa thu đến, tôi sẽ được gì đây? Gặp Diệp chăng? Hay là tụi bạn thân chí cốt? Hay trường lớp hàng cây, ghế đá sân trường?
Rồi tôi lại chợt tư lự một mình: “Ồ, chỉ còn một mùa thu này nữa thôi, tôi sẽ mãi rời xa đời học sinh của mình. Vậy phải thêm những ký ức, thêm những kỷ niệm, thêm những niềm vui… Sao cho đong đầy, sao cho tràn ngập… Để sau này nghĩ về – tiếc nuối – nhưng thỏa mãn…”
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro