Phần 30
2023-12-29 11:39:00
Ánh mắt sâu thẳm của em là hình ảnh mang tính chất ám ảnh cực kỳ cao. Trên suốt đường về nhà, rồi cả buổi trưa hôm đó nằm trong phòng tôi vẫn không tài nào đem được ánh mắt đó ra khỏi đầu mình. Mãi tới khi Diệp đến chở đi tập tôi mới tạm nghĩ đến chuyện khác.
Nếu ánh mắt buồn của Thương là năng lượng “tiêu cực” còn nụ cười tỏa nắng của Diệp là năng lực “tích cực” thì tôi dám chắc rằng, con người tôi thích tiếp xúc với những cảm xúc tích cực hơn. Và cũng dám chắc rằng tôi mới “chắc chắn” về chuyện này trong 3 ngày gần đây.
Sau những buổi miệt mài luyện tập đầy cố gắng, bọn tôi đã dần quen với tất cả. Trong những buổi tập hai đứa đã có thể mang giày chứ không vì sợ dẫm chân nhau mà đi chân trần như trước nữa. Khi tiếng nhạc vang lên, hai đứa tiến về phía nhau rồi hình thành tư thế khiêu vũ cũng trôi chảy hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng không vì tất cả những lẽ đó mà khi nhìn vào mắt Diệp tôi bớt đi ngượng ngùng, khi nắm chặt tay em tôi bớt đi hồi hộp, khi quàng tay qua lưng em tôi bớt đi những tò mò, và tất cả những điều đó giống như một thanh nam châm, cứ hút dần, hút dần tôi về phía em.
Tôi cũng không rõ Diệp có như vậy không nhưng tôi nhận ra được hai đứa chúng tôi dường như “thân” hơn trước rất nhiều. Những buổi học thêm chung hay tại lớp chúng tôi trở nên vui vẻ hơn, gần gũi hơn, trao đổi với nhau cũng nhiều hơn. Những buổi đi tập chung tràn đầy tiếng cười kèm tiếng la oai oái của tôi khi bị gót giày em vô tình giẫm phải.
Qua năm ngày đầu tiên, chú Thành không còn thời gian để quan sát và sửa lỗi cho chúng tôi nữa. Nhưng chú cũng nói hai đứa nhảy ổn rồi, chỉ cần mở nhạc nhảy đi nhảy lại cho thuần thục, cho thành phản xạ là được. Đừng bỏ bê, đừng lười nhác, vì đọc nghìn lần một quyển sách cũng không nhớ trọn vẹn được hết đâu. Vậy nên hai đứa tôi tính kế hoạch tập luyện cho khoảng thời gian sau đó. 3 5 7, Vẫn 2h, Diệp sẽ lên nhà tôi tập xong rồi 2 đứa đi học thêm luôn. Còn 2 4 6 chủ nhật, từ 7h đến 9h tối, sau thời gian bọn tôi học thêm xong, tôi sẽ đạp xe qua nhà em tập luyện.
Vừa qua kỳ thi học kỳ nên việc học có phần nhẹ nhàng. Với thời gian trên, bọn tôi cố gắng tập gần như mọi lúc rảnh rỗi. Điều thú vị là cả tôi và Diệp lúc đó chưa bao giờ than một câu mệt mỏi hay chán chường, và bọn tôi cũng chưa bao giờ phải tự nhủ phải ráng lên, phải cố thêm một chút nữa. Chỉ cảm thấy những giây phút bên nhau đó sao tuyệt vời đến vậy, những thời gian tập luyện đó sao êm đềm và thoải mái quá thể… Những bài nhạc đó, cho tới tận bây giờ, khi bất chợt vang lên ở bất kỳ nơi nào tôi vô tình nghe được, những ký ức đó lại “tự ý” nhảy ra và “ngoan cố” bật lên trước mắt tôi khoảng không gian, thời gian như nhiệm màu này.
Con đường Phạm Hùng mỗi tối tôi đi đến nhà Diệp khi đó chưa nhiều nhà cửa như bây giờ mặc dù đã là đường nhựa rộng thênh thang. Những cơn gió cuối mùa lạnh buốt không thổi bay hết được mồ hôi trong ba lớp áo tôi mặc trên đường về nhà sau hai tiếng luyện tập đầy say mê đó. Những hàng cây lòa xòa bên trên như cố gắng che đi ánh điện đường yếu ớt chiếu sáng vùng không gian lặng lẽ làm chân tôi cố gắng đạp nhanh hơn trên con đường dài dằng dặc này. Chỉ có ngày đầu tiên, sợ đường đêm tối vắng vẻ lại khá xa nên Diệp đi bên cạnh tiễn tôi một đoạn, những buổi sau đó tôi dứt khoát không cho, vì thế, sự cô đơn làm đường thêm dài… thêm tối…
Lúc đó tôi gần như quên luôn tôi đã cố gắng “kết bạn” với ai kia. Thật sự tôi cũng không biết mình quên thật hay cố gắng dùng lý trí chôn chặt những hình ảnh của “ai kia” xuống đáy lòng, vì bên cạnh những cảm xúc dạt dào mà tôi đang chìm đắm, bên cạnh niềm vui thú trong những buổi tập luyện, tôi vẫn nghiêm túc mong muốn hai đứa sẽ mang về giải thưởng cho lớp. Việc khẳng định bản thân, tôi chưa bao giờ có ý định dừng lại.
Trong hai tuần đó, Thương cũng không hề nói chuyện với tôi. Đôi lúc vô tình gặp nhau tôi vẫn mỉm cười chào nhưng em hoặc là lơ luôn hoặc là nhìn tôi bằng ánh mắt sâu thẳm đầy trách móc. Thậm chí trong buổi họp vào thứ năm chuẩn bị lần cuối cho cuộc thi, khi Linh cố tình để tôi và Thương ngồi gần, Thương đã níu tay Linh lại và kéo vào bàn mình.
Tôi thấy đó nhưng chỉ biết mỉm cười đáp lại ánh mắt ngạc nhiên của Linh rồi đi thẳng về phía bàn cuối. Còn đúng một ngày để tập luyện nữa thôi trước khi chạy chương trình và bước vào vòng loại, tôi không muốn để cho việc cá nhân mình ảnh hưởng đến tập thể lớp. Tôi cũng không muốn bất cứ điều gì xảy ra ở hiện tại làm tôi và Diệp phân tâm trong cuộc thi mà hai đứa đã dày công tập luyện, miệt mài, hăng say.
Vì là vòng sơ loại nên kế hoạch dự thi khá đơn giản, chỉ bao gồm hai phần. Phần thứ nhất kiểu như catwalk, trong buổi họp hôm nay mỗi lớp sẽ bốc thăm số báo danh cho lớp mình, khi MC đọc đến số báo danh, các thí sinh và cặp đôi sẽ lần lượt ra chào khán giả, dáng đi như thế nào, chào hỏi ra sao, mỗi thí sinh có tối đa một phút từ lúc gọi tên cho đến lúc về vị trí ban tổ chức đưa ra. Có tổng cộng hơn 45 phần thi gồm cả đơn và đôi nam nữ, sân khấu lại không quá lớn nên phần một này chia ra làm hai lượt, vừa để đủ diện tích sân khấu, cũng vừa để các số báo danh thi trước có thời gian chuẩn bị, thay trang phục cho phần thi của mình.
Phần thứ hai là phần tài năng. Các thí sinh có tối đa 5 phút để thực hiện phần thi tài năng của mình. Nếu dài hơn sẽ bị trừ điểm. Phần này lên đến hệ số 3. Cách tính điểm cụ thể gồm điểm phần thi thứ hai nhân 3 cộng phần thi thứ nhất ra điểm tổng kết, rồi từ đó, xét theo điểm từ cao xuống thấp để lấy 10 số báo danh có số điểm cao nhất vào vòng trong. Nếu bằng nhau, sẽ lấy luôn chứ không bị loại. Giả như vị trí 10, 11, 12 có số điểm bằng nhau cũng sẽ được lấy hết chứ không loại, cũng không có phần thi phụ.
Điểm số tính đến đơn vị phần trăm, nghĩa là các BGK sẽ chấm 9, 50 thay vì 9, 5, có thể là 9, 35 hay 8, 95 chẳng hạn, để dễ dàng phân loại hơn và hạn chế tối đa trường hợp bằng điểm nhau.
Có 3 giám khảo gồm cô Ngọc bí thư đoàn trường, thầy Sơn phó hiệu trưởng và anh Hưng, thường trực Quận Đoàn.
Sau buổi họp, tôi định chạy lên chào, nhân tiện hỏi Thương hôm đó có tới xem vòng sơ loại không nhưng thấy em với Linh đã ra khỏi phòng nên thôi. Đằng nào tôi cũng không nên quan tâm làm gì đến việc có hay không sự xuất hiện của em vào hôm đó. Phải cố gắng tập trung thể hiện phần thì cho thật tốt, còn mọi thứ, “để mai tính”.
… Bạn đang đọc truyện sex tại web: http://bimdep.vip/
Hôm đó là thứ 7 – ngày chuẩn bị cuối cùng trước khi lên sân khấu. Mặc dù đã miệt mài tập luyện trong gần hai tuần lễ nhưng bọn tôi, đặc biệt là Diệp vẫn cảm thấy chưa đủ, vì vậy, chiều hôm đó, sau khi tập tại nhà tôi đến 5h, học Lý xong, bọn tôi lại tiếp tục về nhà Diệp tập thêm. Mãi đến 9h tối, khi hai đứa đã mệt mỏi, đầm đìa mồ hôi, chúng tôi mới tạm hài lòng và bàn chuyện ngày mai. Trang phục dự thi Diệp đã chuẩn bị cho mình, còn tôi mượn được của chú Thành nên cũng tạm ổn. Nhưng như chợt nhớ ra điều gì, Diệp hỏi tôi:
– Đồ chú Thành cho V mượn là của chú hay mượn của ai?
– Đồ này của chú luôn chứ mượn của ai đâu Diệp?
– Vậy V mặc thử chưa, có vừa không?
– Đến bây giờ tôi mới sực nhớ, lúc trưa đi học về, vội ghé qua lấy đồ xong tranh thủ về nhà ăn trưa nên đồ vẫn còn trong cặp, tôi thậm chí còn chưa lôi ra ngắm nghía qua. – V chưa thử, để V thử thử. – Nói xong tôi ra mở cặp lấy đồ vô thay.
Bây giờ mới nhận ra tình huống éo le. Vai tôi khá rộng, chiếc áo cơ bản vừa vặn, chỉ có quần, bụng tôi vừa phải, còn bụng chú Thành là bụng “bia” nên rộng đến nửa gang tay, cố gắng nịt vào thì rất dùn và khó nhìn. Quần khiêu vũ, đại loại cũng giống như quần tây thông thường nhưng được may bằng vải spandex, chất liệu dệt kim và co giãn tốt, nhìn óng ánh, lả lướt hơn nên không thể dùng quần tây thông thường thay thế được.
Suy nghĩ một lúc, Diệp nói tôi ngồi đợi rồi lấy xe đi thâu chiếc quần lại. Thấy trời đã tối lắm rồi, tôi thắc mắc:
– Giờ này còn ai may nữa mà thâu Diệp ơi?
– Diệp có bạn, nhà cũng gần đây, để Diệp nhờ.
– Chỉ sợ phiền người ta…
– Không sao đâu V.
Diệp quay xe ra khỏi cổng, tôi vẫn ngờ ngợ về ánh mắt và khoảng suy nghĩ của em lúc nãy. Rõ ràng khi cầm chiếc quần khiêu vũ trên tay, Diệp khẽ cắn môi suy nghĩ chọn lựa một điều gì đó rồi mới đưa ra quyết định. Lúc tôi nói “sợ phiền người ta” Diệp lại thoáng chút lưỡng lự trong ánh mắt, phải chăng em đang có gì đó khó xử. Nếu tôi nhìn lầm thì không thể nào, vì ánh mắt của Diệp nói riêng và những người bạn khác, khi đối diện, tôi chưa bao giờ đánh giá sai tâm trạng cũng như phần nào đó những nghĩ suy của họ.
Loay hoay thêm gần 15 phút nữa tiếng xe của Diệp mới về đến cổng, vô thử lại, thấy đã khá vừa vặn, những nét dùn vẫn còn nhưng đều và bắt mắt hơn. “Bạn Diệp tay nghề cao thật nha, làm một xíu mà khác hẳn.”
Diệp không trả lời, chỉ nói ngày mai có tập thêm trước khi thi không. Tôi lên kế hoạch xong xuôi rồi lên thưa phụ huynh ra về. Diệp phân vân điều gì đó rồi nói “mai Diệp sẽ tới đúng giờ” sau đó quay lại vào nhà, không tiễn tôi ra đến đầu đường như mọi khi nữa.
Thả xe trên con đường nhựa tít tắp. Đã gần 10 giờ đêm. Ở lứa tuổi học sinh của bọn tôi vào thời điểm đó, những buổi sinh nhật hay vui chơi gì cũng thường kết thúc lúc 9h, trễ nhất 9h30 phải có mặt ở nhà nếu không muốn ngủ ngoài sân. Nhưng hôm nay là một trường hợp đặc biệt. Và riêng cá nhân tôi, vì uy tín với ba mẹ cực cao nên cũng không cần giải thích thanh minh gì nhiều. Chỉ có ánh mặt lưỡng lự, phân vân và thái độ của Diệp lúc nãy như buộc vào lòng tôi một nút thắt. Và dù tôi không cố gắng gỡ nút thắt đó ra ở thời điểm này nhưng một ngày nào đó thong thả, tôi sẽ hỏi về ánh mắt đó.
Sáng hôm sau, Diệp đến nhà tôi sớm hơn giờ hẹn tầm 10 phút, 5h50 Diệp đã có mặt. Chiếc váy xòe caro trên đầu gối một chút, đôi giày khoảng 5 phân, áo sơ mi trắng tinh phẳng phiu, mái tóc đuôi gà lắc lư sau gáy, không chút son môi, không tí hoa phấn, em vẫn lung linh như giọt sương mai đọng trên đỉnh những chiếc lá xanh biếc ngoài kia.
Bọn tôi tranh thủ tập dáng đi và kiểu chào. Ở phần này, hai đứa thống nhất sẽ vô sân khấu từ hai hướng. Khi MC đọc số báo danh, tôi bên trái, Diệp bên phải, cùng lúc đi vào giữa, sau đó tôi đưa tay xin phép được nắm tay em rồi di chuyển đến tâm sân khấu, xoay một vòng kiểu khiêu vũ, rồi lại tách ra, đi về hai góc, tạo dáng, cuối cùng tiến về nhau, nắm tay chào khán giả, đi đến vị trí được mặc định.
Vì lần đầu lên sân khấu nên Diệp hồi hộp và lo lắng thấy rõ. Tôi lấy hết lời lẽ ra trấn an. Nào là “hãy xem tất cả khán giả bên dưới và ban giám khảo chỉ là củ cà rốt. Thế giới chỉ có hai đứa, đừng quan tâm ai cả.” Nào là “cơ hội thể hiện bản thân không nhiều, người ta cũng chỉ như mình, đừng lo lắng.” Rồi “hãy chứng tỏ cho cả trường thấy A4 không phải dạng vừa.”
Tập đi tới lui khoảng hơn 30 phút, mẹ tôi làm hai tô mì trứng cho hai đứa. 7h30, tất cả các thí sinh dự thi phải có mặt ở phòng tập trung sau cánh gà sân khấu. 8h sẽ bắt đầu thi phần thứ nhất là catwalk và chào hỏi cùng với thể hiện vóc dáng, diện mạo, thần thái. Buổi chiều nghỉ ngơi, tập luyện lần cuối. 17h sẽ bắt đầu thi phần hai, phần tài năng.
Tô mì năm đó có lẽ là tô mì ngon nhất tôi từng ăn trong khoảng thời gian còn mài ghế nhà trường. Về mùi vị, nó cũng chỉ giống những tô mì khác mẹ tôi vẫn hay nấu tôi ăn trong một dịp nào đó. Nhưng về cảm xúc, nó là duy nhất. Hai đứa ngồi đối diện nhau trên bộ ghế salon nhà tôi, dưới ánh đèn vàng nhẹ nhàng ấm áp, em một tay vén nhẹ tóc mai qua một bên, một tay thong thả gắp từng đũa, ánh mắt lung linh trong vắt, đôi môi nhẹ nhàng vui tươi, bàn tay búp măng xinh xắn… tất cả mang đến cho tôi một cảm giác phiêu bồng lắc lư như thoát khỏi trần tục. Tình cảm vốn đầy thi vị, cảm xúc lại đầy ngất ngây…
Tôi muốn tắt nắng đi…
Cho màu đừng nhạt mất…
Tôi muốn buộc gió lại…
Cho hương đừng bay đi…
Chỉ tiếc rằng những cảm xúc kiểu như thế này vốn lướt qua nhanh như một cơn gió thoảng. Chẳng trách Xuân Diệu ngày xưa đã từng Vội Vàng đến vậy…
… Bạn đang đọc truyện Mùa hạ đầu tiên tại nguồn: http://bimdep.vip/mua-ha-dau-tien/
Đúng 7h hai đứa tôi đã có mặt ở trường. Chú Thành cũng vừa đến. Vì kinh phí từ quỹ lớp bọn tôi quyết định không đụng vào nên chú Thành hỗ trợ giúp tôi thợ trang điểm, cũng chỉ là nhờ vả tình cảm anh em chứ không tính phí gì.
Điểm xuyến nhẹ nhàng cho Diệp, vuốt nhẹ mái tóc cho tôi, lúc đó có vài em gái lớp 10 còn chạy vào kéo tôi ra xin chụp ảnh chung. Khá khôi hài cho việc này khi hết đứa này đến đứa khác, rồi Trâm, bạn của Trâm cũng vào chụp ảnh, có đứa còn ngả hẳn đầu vào vai tôi, dở khóc dở cười, không biết phải từ chối thế nào, Diệp hậm hực đến kéo tay tôi qua phòng tập trung của các thí sinh.
Đúng 7h30, cô Hải Quyên bước vào thông tin về vị trí từng số báo danh, rồi sơ lược các chú ý trong lúc biểu diễn, nhắc nhở vài điều. 8h, khán giả bị đẩy ra phía trước sân khấu, từng thí sinh chuẩn bị sẵn sàng, nhạc dạo được bật lên “gót hồng, dịu dàng xoay giữa khung trời, để sắc hương xô nghiêng dòng đời, gót hồng, nhẹ nhàng xoay theo lời hát, cùng bước em rực cháy lên rạng ngời…”
Gót Hồng là bài hát mà cho đến bây giờ, mỗi khi ngồi bên ly cafe thênh thang ở những quán cóc vắng vẻ, đeo tai phone vào, nhắm mắt lại, tôi vẫn được dịp thả thần trí của mình bay về miền quá khứ tuyệt vời đó. Âm nhạc và mùi hương là hai thứ mang đến cho chúng ta những đường khắc sâu sắc vào tâm trí, để mãi về sau, lâu thật lâu, một thảng vô tình, chạm nhẹ vào mùi hương, va nhẹ vào lời nhạc, ta lại được dịp sống dậy những cảm xúc bồi hồi khi xưa, tương đối đầy đặn, tương đối vẹn nguyên.
Đến số báo danh 10, Diệp nắm chặt lấy tay tôi, tôi cũng nắm chặt lại vào tay em. Bàn tay to bè rắn chắc, ấm áp tự tin, truyền thêm cho em chút bản lĩnh của kẻ đạp sóng lướt gió này, rồi hai đứa tách ra về hai phía sân khấu. MC đọc đến tên, tôi nháy mắt Diệp kèm một nụ cười thật tươi. Thật sự tôi có hồi hộp không, có chứ, nhưng tôi dùng lý trí của mình đè nén nó xuống, và tôi phải tỏ ra thật bản lĩnh để Diệp có thể lấy đó làm điểm tựa mà mạnh dạn thể hiện mình.
Từng bước đi nhẹ nhàng, nụ cười tươi ngày thường, dưới ánh nắng, lại thêm chút sắc hồng rạng rỡ từ môi son làm em như ngọn gió mùa xuân giữa tiết trời lạnh giá. Và khi nắm lấy tay tôi, nhìn bên dưới với hàng trăm đôi mắt đang dõi về, em mỉm cười thật nhẹ. Phần thi thành công hơn tôi tưởng. Bên dưới, tụi bạn trong lớp reo hò cổ vũ nhiệt tình làm tôi thêm hưng phấn, sắc diện thêm phần tươi vui.
Khi về đến vị trí mặc định, tôi quan sát xuống dưới tìm xem Thương có đến xem buổi sơ khảo hôm nay không. Dù sao cũng là bí thư của lớp, chắc chắn, không vì thưởng thức, không vì tò mò thì cũng phải vì trách nhiệm, nhưng tìm mãi vẫn không thấy được vóc dáng quen thuộc ấy, tôi tập trung lại vào phần thi. Đến cặp đôi số 22 đi xong, bọn tôi đứng lại thành hàng ngang, chào khán giả rồi lần lượt đi vô.
Nán lại xem phần thi sau của các số báo danh khác, tôi tự đưa ra đánh giá, về ngoại hình, các thí sinh gần như tương đương, nhưng về cách đi, dáng đứng, thần thái, sự tự tin, rạng rỡ thì có sự phân biệt khá rõ. Có nhiều đôi, chủ yếu là các bạn khối 10 mới vô trường, vì hồi hộp quá, cứ lóng nga lóng ngóng. Có thí sinh quên chào, có cặp đôi quên cả vị trí mặc định của mình, có bạn đi thi mà cứ như vừa mất sổ gạo, buồn bã đến tội nghiệp. Nhưng cũng có nhiều cặp đôi, đặc biệt là các anh chị khối trên, vì đã từng thi rồi nên tự tin vô cùng, đi đứng hợp rơ, biểu hiện tươi tắn. Mà cũng không có gì đáng lo lắng quá, vì xét ra, cũng một chín một mười như nhau thôi.
Chiều hôm nay bọn tôi lại có lợi thế. Các cặp đôi thi trước vào buổi sáng sẽ thi sau vào buổi chiều. Đại khái là thi ngược lại từ số cao đến thấp. Nếu tính ra, mỗi thí sinh thi đúng 5 phút không hơn không kém, có hơn 30 lượt mới đến tôi và Diệp, vị chi ra cũng phải hơn 7h30 hai đứa tôi mới diễn. Vừa có thêm thời gian chuẩn bị, vừa có thêm kinh nghiệm từ những phần thi trước mang đến, lại vừa có thêm sự ủng hộ của màn đêm và ánh sáng. Vì khi đêm tối buông xuống, tất cả sẽ trở nên lung linh hơn, huyền ảo hơn, những vòng xoay, những pha nghiêng ngã cũng sẽ vì thế mà thêm phần hấp dẫn.
Vì muốn có thể trạng tốt nhất cho phần thi tối nay nên tôi nói Diệp về ăn uống nghỉ ngơi cho thoải mái. Phần thể hiện sáng nay đã trên cả mong đợi rồi. 5 giờ chiều nay đến nhà tôi, 2 đứa dợt lại lần cuối rồi 6h đến trường.
Các phần thi tài năng khá đa dạng. Bên cạnh những tiết mục thông thường như ca hát, nhảy, múa, có người đăng ký thuyết trình, hùng biện, có cặp đôi vẽ tranh trên nền nhạc, đánh đàn organ, ghi ta, thổi tiêu, sáo, làm thiệp handmade, có cả nhảy hiphop cũng đang rất thịnh hành thời điểm đó. Về khiêu vũ cũng không phải chỉ mình bọn tôi, cặp đôi 11/6 của thằng Quang và bé Nhung cũng đăng ký.
Nắng chiều bắt đầu nhạt dần. Trên tầng cao, những đàn chim trú đông bắt đầu tìm về tổ ấm cũ, gió nhè nhẹ mơn man, chở Diệp phía sau xe tôi nghe như từ tận sâu tâm hồn đang ngân nga những giai điệu tình ái lặng thầm. Không cần phải nhiều lời lẽ trình bày hay giải thích, không cần những lá thư hay cuộc gọi tình cảm, chỉ cần sự quan tâm sâu sắc nhẹ nhàng, chỉ cần những sẻ chia kịp thời, đúng lúc, như vậy là quá đủ cho một cuộc tình mới chớm, tha thiết, say mê…
Tôi diện trên mình bộ đồ khiêu vũ với chiếc áo trắng nhiều ren voan cùng chiếc quần ống rộng mềm mại lả lướt, khoác bên ngoài áo ghi – lê xẻ cao, đôi giày tây đen tuyền bóng bẩy, chiếc mũ tròn chạm đến chân mày cùng cà – vạt bản nhỏ. Diệp mang chiếc váy màu mận đỏ dài đến mắt cá chân nhưng xẻ đến trên đầu gối, đôi giày cao gót nhọn mũi màu đỏ tươi đính những viên đá lấp lánh, anh Đức trang điểm cho Diệp và tôi khá đậm để bắt sáng, không xem và quan tâm đến bất kỳ phần thi nào trước đó, tôi nói Diệp chỉ cần thể hiện tốt phần thi của mình, việc vào vòng trong là chắc chắn. Tôi cũng nói thêm, trong quá trình dự thi, nếu có trục trặc gì xảy ra, lạc nhịp hay quên xoay, quên phân, cứ để tôi giải quyết. Vì mình diễn sai kịch bản ban đầu, chỉ riêng mình biết điều đó mà thôi.
Ánh sáng xanh vàng đỏ nhấp nháy liên hồi chiếu thẳng vào mặt làm tôi thêm phần yên tâm. Diệp nói với tôi rằng sợ ánh sáng chói mắt nhưng tôi nói với Diệp đó là một lợi thế khác. Vì ánh sáng chiếu lên từ phía trước khán đài, dưới sân khấu, Diệp chỉ cần nhìn vào mặt tôi, cảm nhạc và tập trung hoàn toàn vào phần thi, không nhìn vào ánh sáng, không nhìn xuống sân khấu, cứ coi như là một buổi tập chỉ riêng hai đứa, không có bất kỳ khán giả nào, những tiếng reo hò cổ vũ chỉ mang đến những hưng phấn mà thôi.
Chú Thành lại bộ phận âm thanh, lời giới thiệu của MC:
– Và bây giờ là phần dự thi của cặp đôi số 12 đến từ lớp 11/4 với tiết mục khiêu vũ trên nền nhạc Tango đầy quyến rũ và du dương…
Tiếng vỗ tay reo hò của đồng bọn bên dưới vang lên không ngớt, bọn tôi đã đứng yên vị ở hai góc khán đài, tiếng nhạc vang lên, tôi bắt đầu đếm, 1, 2, 3, 4,5 – vừa đủ một nhịp phách của Tango, gương mặt ngẩng lên, từng bước chân dứt khoát, Diệp bước một bước và đưa tay ra chờ đợi, tôi xoay theo điệu nhạc, chiếc áo khoác không gài nút cũng xoay vòng theo chủ nhân của nó, từng bước đi thanh thoát, điệu nhạc lại trở về với âm phách quen thuộc, tôi nắm tay Diệp và kéo ra phía trước, một tay để nhẹ lên phần eo trước, tay còn lại nắm lấy tay trái của em, tay kia Diệp đưa thẳng vuông góc với mặt đất, ánh mắt hai đứa nhìn vào nhau đầy tình tứ, bên dưới, tiếng reo hò ngày càng sôi động, giật nhẹ tay Diệp, em xoay một vòng quanh người tôi rồi đứng vào thế đối mặt, hai đôi chân đồng bộ tới lui như một tổng thể thống nhất, từng cú đánh gót, rồi nhảy tung, rồi tựa vai, rồi xô ra và đón lấy, hòa quyện.
Tiếng nhạc vẫn trầm bổng mê đắm. Nhìn sâu vào mắt Diệp, tôi thấy em đã phiêu theo điệu nhạc. Bên cạnh tôi, bên cạnh cảm giác như mình trở thành nhân vật chính của buổi tối hôm đó, em nhảy hay hơn tất cả những buổi tập trước đây, không chỉ chính xác đến từng bước chân, từng lần nhón gót, từng vòng xoay quanh co, từng cú đá đồng điệu, em còn thể hiện một thần thái nhập tâm vô hồn không thể tuyệt vời hơn. Ánh mắt sắc nét kèm với nụ cười tự tin, đôi tay lả lướt trên đôi chân uyển chuyển, tôi cũng không biết được ở thời điểm này, em đang dìu tôi hay tôi đang dìu em vào men say du dương đó.
Bài nhạc sắp kết thúc, đây là đoạn khó nhất và cũng là lời kết hai đứa cố công lên ý tưởng để khắc sâu phần dự thi vừa rồi vào ánh nhìn của ban giám khảo. Vì phần dự thi của bọn tôi không chỉ đơn giản riêng biệt là một bài khiêu vũ thông thường mà còn ghép nhạc lồng vào đó câu chuyện của cô bé lọ lem, vì đồng hồ sắp điểm 12 giờ nên vội vàng đẩy tôi ra và lui dần theo nhạc về cuối sân khấu, đoạn này, theo kịch bản, Diệp sẽ cố tình làm rơi ra một chiếc giày, tôi tiến đến, nhặt lên rồi lao đến, Diệp quay lại vờ bỏ chạy, tôi sẽ nắm lấy buộc tóc của em, làm làn tóc kia xõa ra, sau đó kéo em lại, hai đứa áp sát vào nhau đúng lúc nốt cuối ngân lên, tôi sẽ ném chiếc giày về phía sau, quỳ xuống một chân, em sẽ đặt bàn chân trần của em lên đó và cùng hướng mắt về phía ban giám khảo, giữ nguyên tư thế kết thúc.
Nhưng tất cả không đi theo kế hoạch của hai đứa. Chiếc giày kia ngày thường ngoan ngoãn nghe lời Diệp bao nhiêu thì bây giờ lại ngoan cố bấy nhiêu, Diệp đã lui đến bước thứ ba mà nó vẫn không chịu rời khỏi chân. Thấy em bắt đầu hoảng hốt ra mặt, tôi vội bỏ qua nhịp phách, nhảy lên hai bước, dùng phân xoay để dìu vào nhạc và tiến tới, kéo em lại, rồi cúi xuống, ôm hai tay ngang đùi bế bổng em lên, để thêm sự phối hợp, Diệp cũng một chân duỗi thẳng, một chân co lên từ gối song song với mặt đất, tôi lại xoay tiếp một vòng để vào tâm sân khấu, đặt Diệp xuống rồi đẩy ra, nắm chặt tay nhau, một chân trụ, một chân dang ra 45 độ, một tay giơ lên rơi đúng vào nốt cuối, phần thi được hoàn thành.
Bên dưới, tiếng hú, tiếng reo hò, tiếng vỗ tay vang lên như cơn mưa nặng hạt trút xuống giữa trưa hè. Đứng lại tư thế bình thường, cúi chào ban giám khảo, thấy ban giám khảo cũng cười tươi và vỗ tay không ngớt, tôi hú hồn tin rằng không ai biết chúng tôi vừa nhảy lệch đi kịch bản.
Và khi nụ cười của tôi vẫn vô cùng rạng rỡ trên đôi môi, một dòng điện bất chợt chạy qua sống lưng, ánh mắt sâu thẳm của Thương ở một góc sân khấu như một ngón tay trỏ đặt vào nụ cười đó, để rồi im bặt, để rồi tắt lịm. Đôi mắt vô hồn và sâu thẳm ấy chắc chắn có mê lực nào đó. Tôi nhanh chóng lãng đi và dẫn Diệp quay vào sau cánh gà.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro