Phần 26
2021-04-11 01:35:00
Nước lớn rồi lại nước ròng. Dù muốn ở lại nhưng hai cô bạn Nhật vẫn phải tiếp tục chuyến hành trình vì phòng bên Phnompenh rồi Angkor Wat và sau đó là Bangkok đều đã book tiền trước hết rồi, không thể chậm hơn được nữa. Mà họ đi theo nhóm để bớt chi phí, và còn nhập rồi tách ra với nhiều nhóm khác nữa, cho nên không thể mới đầu đã bỏ chuyến được. Vậy là Meiko và Mayumi mỗi người gấp một con cò, xin cọng chỉ buộc vô treo lên cây anh đào rồi bịn rịn chia tay ngoài cổng… Xe khách vô tận nơi đón vì khách Nhật thường đúng giờ và không thích lên xe trung chuyển rồi lại phải chờ đợi ngoài bến, nhận người rồi chạy thẳng lên Hồng Ngự cho họ qua bên kia biên giới tiếp tục cuộc hành trình khám phá vùng đông nam châu Á đầy huyền thoại.
Xe khách vừa rời đi thì một đoàn xe sang kéo tới đậu đầy bên mé hội quán. Đoàn khách sáng nay từ bên khách sạn lớn gửi thêm vô nhóm của Hường. Họ là mấy đại gia trẻ từ miền bắc vô sống trên Sài Gòn, tự lái xe về dưới này chơi. Anh nào cũng có thư ký hay bồ nhí đi kèm, chỉ có một anh là đi cùng vợ̣ và đứa con trai 8 tuổi. Hà rất đẹp, nhưng ánh mắt có vẻ thoáng buồn chi đó thật khó tả. Thằng Huy cũng hiếu động, nhưng ngoan. Bữa nay chỉ có một mình nó là con nít, nên chỉ thơ thẩn qua lại một chút là ngồi chơi ipad một góc.
Đoàn đại gia này huyênh hoang khoe của, nói tới cái gì cũng tỷ tỷ chứ không còn trăm triệu nữa, bao hết cả đám tôm cá dưới chài lên nướng xèo xèo. Anh ̣Đào chơi đàn tranh đã yếu rồi mà lại kém kinh nghiệm biểu diễn nữa, cho nên đang đánh mà cứ nghe phía bên bàn mấy đại gia dzô dzô thành cả một bài dài thì giật mình lạc nhịp. Bữa nay chơi nhạc đệm thu sẵn trong minidisc nên đã vấp rồi thì lại càng vấp, ngơ ngác không biết đang ở đâu luôn. Mấy người khách nước ngoài thì lịch sự vỗ tay nhè nhẹ động viên, nhưng mấy đại gia kia thì chỉ biết dòm ngực dòm mông mà thôi.
“Thôi qua đây đi em. Gái đẹp thì không cần giỏi,” Anh chồng kia khui chai bia rồi ngoắc ngoắc. “Uống đi rồi tụi anh thưởng. Không cần chơi nữa. Mấy cái nhạc âm lịch này dành cho người già.”
Không dám từ chối. Con Đào qua cầm chai bia, tránh mấy bàn tay hở ra là sẽ vuốt mông sờ eo, làm một ngụm rồi bỏ uống quay ra phía bàn buffet, rồi đi thẳng về nhà luôn. Từ lúc ngồi thế chỗ Tuấn vẫn vừa đánh đàn vừa dõi theo, thấy vậy cũng yên tâm phần nào. Chơi đàn giỏi không chỉ là ngón tay điêu luyện hay biết nhiều bài, mà chủ yếu là phải nắm được cảm xúc của người nghe để biết neo bài hát của mình vô trong đó, rồi dẫn dụ khán giả đi theo cảm xúc của dòng nhạc mình đang thể hiện. Rút dây cái máy minidisc của Đào ra, Tuấn cắm cái đầu đĩa mp3 của mình vô, nhiều bài hơn và chuyển bài cũng nhanh hơn. Chất lượng âm thanh thì không bằng nhưng đây đâu có phải sân khấu lớn đâu mà so bì.
Chọn một bài nhạc pop Trung Hoa nhưng cũng quen thuộc với khán giả Việt Nam mà một thời nổi tiếng với danh ca Ý Nhi, Tuấn chơi đàn tranh bài There is only you in my heart, lấy từ một bộ phim Hồng Kông có Lưu Đức Hòa thủ vai chính, mà người ta đặt lại lời khác trong tiếng Việt là Chuyện tình ta tan vỡ ôi từ đây. Đúng như tính toán. Mấy người khách nước ngoài ngồi nghe chăm chú và vỗ tay rầm rộ, còn đám khách đại gia cũng bớt ồn ào vì mấy cô gái trong bàn đều ít nhiều chú ý lắng nghe. Hà từ đầu có vẻ như lạc lõng, ngồi bên cạnh cậu con trai, cũng nhìn sang.
Thấy đã thu hút được sự chú ý của khán giả, Tuấn chuyển liền qua phần nhạc đệm cho một bài nhạc hits gần đây qua tên tuổi của Hoài Lâm: Hoa Nở Không Màu, sáng tác của Nguyễn Minh Cường. Bài này nhiều người cover lại lắm, kể cả Thanh Hà lẫn Bằng Kiều bên hải ngoại, và mốt gần đây đều là chơi acoustic nhẹ nhàng. Âm điệu bolero từ lâu đã đi vào tâm hồn người dân Việt Nam, và mỗi nhạc công, mỗi người hát đều chế biến nó khác đi một chút, như ban nhạc The Brothers bên Little Sài Gòn với hai cây guitar trứ danh của anh Dũng Đà Lạt biến thể đi thành Bosa Nova nghe rất điêu luyện. Nhưng vấn đề là tùy vào cảm xúc của mỗi người, mỗi khung cảnh, mỗi loại khán giả khác nhau nữa. Tuấn chọn version mà hôm bữa mới thử làm hòa âm là chơi theo kiểu tango tình, nhưng lại bắt đầu nhẹ nhàng với nhíp trống rumba đầy quyến rũ như tiếng sóng nước đập nhè nhẹ bên dưới kia.
Đúng vậy. Như khi bỏ trúng mồi câu. Cả góc sông im lặng ngồi nghe cây đàn tranh nỉ non câu chuyện “chỉ là nỗi nhớ mãi đứng sau cuộc tình đã lỡ…” Con tim của mấy cô gái thổn thức. Có ai mà chưa từng trải qua những giây phút yêu và không yêu thời học sinh cơ chứ. Mấy vị khách nước ngoài thì tất nhiên không hiểu tiếng Việt, chưa biết bài nhạc này, nhưng cảm nhận được ngay thứ tình cảm man mát của những âm thanh đang phát ra chứ. Tiếng đàn tranh ấm và thanh ngang cơ với cây đàn harp nổi tiếng của châu Âu, lại được ngón tay của người chơi nhấn rồi móc có lúc khiến người ta tưởng chừng như giật nẩy mình lên.
Trống dồn vô đoạn lên tông. Tuấn cất giọng lên ca luôn khúc bridge:
‘Chỉ là anh cố chấp luôn âm thầm…
Bước về phía nắng ấm tìm em…
Thế mà cơn mưa đêm xóa hết kỷ niệm…
Chỉ còn lại xác xơ nỗi nhớ’
Và rồi tiếng đàn tranh đau đớn nhảy lên cao, không cần hát theo cũng đủ để diễn tả lời chào “giờ đây chúng ta là hai người dưng khác lạ”, Xong rồi dần dần hạ xuống sơi dây trầm, mà Tuấn cố tình lắp dây cuộn đồng của đàn harp vô, lặp đi lặp lại, nhỏ dần, nhỏ dần: “Tự mình ôm lấy tổn thương riêng mình.”
Từ nãy Hà nghe như muốn khóc, giả bộ cúi xuống nhìn vào màn hình máy ipad con đang chơi. Nhưng tới khúc bridge là đã đứng dậy, quay lưng lại, nhìn ra ngoài sông. Chắc chắn là để giấu những giọng nước mắt đang trào ra. Người nghệ sĩ trên sân khấu luôn là người nhìn thấy hết mọi cử động dù nhỏ nhất của khán giả, dù rằng bản thân vẫn đang tập trung hết cỡ vào bài đàn. Tuấn không đánh đàn, mà đang dùng tiếng nhạc dìu dắt người nghe. Và không phải là người nghe một cách chung chung, mà là một người nghe cụ thể, là Hà, dù mắt không hề một lần nhìn về hướng đó.
Khán giả vỗ tay rào rào. Tất nhiên mấy cô bồ nhí và thư ký đều là ở trong này, cho nên có ai mà không rành bài chứ. Chỉ cần một nhạc công hạng hai gảy đờn guitar bài này thôi là người ta đã thích, huống hồ chi là người chơi điêu luyện, lại còn trên cây đàn tranh nữa. Nhưng chưa phải đã hết.
“Để kết thúc chương trình, xin dành tặng các quý anh miền Bắc một bài dân ca Bắc bộ. Có hơi âm lịch một chút nhưng dù sao cũng là từ nơi cha sanh mẹ đẻ mình ra, kính mong quý anh niệm tình tha thứ cho mọi sai sót mà thương mến miền quê sông nước Nam bộ.” Tuấn nói và không chờ phản ứng của mấy vị đại gia, ôm luôn cây đàn tranh lên người đánh hao hao như người chơi guitar mà cũng giống giống người móc đàn lyre tức là một thứ harp cổ.
Tuấn chơi đàn tranh kiểu lạ lắm. Chính xác là vì chúng ta chỉ quen coi người ta chơi đàn tranh kiểu độc tấu, tức là chạy giai điệu, chứ không thấy đệm hòa âm. Chủ yếu là do cách lên dây, và kỹ thuật chơi thôi. Nếu dành riêng ra 6 sợi dây đàn tranh để đệm như guitar là xong rồi. Thật ra thì cũng không hẳn như vậy, vì không bấm bằng phím mà nhấn dây căng xuống kéo lên. Nhưng bạn cần nhớ là chỉ cần 3 nốt là tạo ra được một hợp âm, tức là trên thực tế chỉ cần khảy 2 – 3 dây thôi là đủ để đệm, hay còn rải ngón thì thoải mái luôn.
Và thế là vừa đệm vừa chạy nhạc, Tuấn cất giọng ca. Cổ nhạc nhưng hát như opera vậy, thật là vô cùng rung cảm. Từng chữ một. “Bèo dạt, mây trôi, suốt năm canh, anh ơi, em vẫn đợi chờ…” Nghe lạ lắm. Chúng ta thường quen nghe người ta hát bài này theo kiểu nhạc pop, không luyến láy nhấn nhá từng chữ một. Sự khách biệt cũng giống như là bài Từ phu tướng, tức là Dạ cổ hoài lang vậy. Hát nhạc đệm khác, hát thành bài cảnh lương lại hoàn toàn khác. Ở đây vừa dễ nghe nhờ có nhạc đệm, lại vừa nhấn nhá lên xuống như ca cổ, lại được tiếng đàn có lúc lại chạy theo như cải lương tài tử vậy, cũng xuống Xề lên Cống qua Xang, rồi rung ở đó, chuyển lên Oán/Phan nghe nó xốn xang gì đâu đó.
Hà từ lâu đã không còn khóc nữa, mà bắt đầu ngạc nhiên với thứ âm nhạc kỳ lạ lần đầu tiên được nghe trong đời, nhưng mọi thứ đều lại vô cùng quen thuộc. Thằng Huy cũng không còn chơi máy nữa, mà từ lúc mọi người vỗ tay rần rần trước đó đã bỏ máy lên bàn ngồi nghe chăm chú. Mấy vị đại gia châm thuốc hút. Chưa đủ thấm để hiểu câu giới thiệu có nghĩa, theo cách nói của người Bắc, là chửi xéo “tổ sư bố chúng mày bọn ngu đéo biết nghe nhạc, quý – s tộc mới học làm sang”. Ngơ ngác lắng nghe.
Nhạc dứt. Không gian im phăng phắc. Chỉ có tiếng gà trống trong vườn thi nhau gáy, chen giữa là con công đực tộ tộ liên hồi. Mấy người khách nước ngoài Á Âu gì đều bừng tỉnh vỗ tay đậ̣p bàn gõ ly rào rào. Bravo. Bravo. Bellissimo – đẹp tuyệt vời – một vị khách Ý cuồng nhiệt hét lên. Your Vietnamese music is amazing – một vị khách khác nói tiếng Anh, khen ngợi âm nhạc Việt Nam quá kỳ diệu. Tiền bay rào rào. Mấy cô gái bao chơi đúng luật miền Tây, móc túi các ông bồ ra mấy tờ 100k cuộn thun vô cây đũa sạch thay quạt, chọi lên sân khấu tức là ngay dưới chân người nhạc công. Mấy người khách nước ngoài thấy vậy cũng bắt chước làm theo y hệt, nhưng cột đại cả xấp tiền lẻ có tờ xanh xanh không biết là 50k hay 500k.
Lịch lãm cúi đầu chào, Tuấn cúi xuống dọn dẹp bộ ampli vô một góc cho gọn, rồi ngẩng lên đáp lời những vị khách nước ngoài chào tạm biệt để qua bên cồn chơi rồi trở ra chợ. Anh chơi bài này là để tặng cho Hà, cho nên mớ tiền thưởng gần 2 triệu kia không phải là mục tiêu. Nhìn thấy cô gái luống cuống đứng dậy kéo con đi theo đoàn khách, bỏ lại đám đại gia tiếp tục dzô dzô ầm ầm khen chê đồ ăn miền Nam ngọt quá, là Tuấn biết người ta đã nhận được món quà âm thầm không tuyên bố này rồi. Đúngvậy. Dâm thủy trào ra ướt đẫm quần lót, mà Hà phải dất thằng Huy vờ như đi thăm quan để khỏi ai thấy hai má đang đỏ bừng dù từ sáng giờ không hề uống một giọt bia nào.
Dọn xong, Tuấn xách cây đàn tranh qua nhà Đào cất, an ủi con nhỏ và chỉ dạy thêm về kinh nghiệm biểu diễn. Cô bé thấy mặt tình nhân là hết buồn, ngồi ôm cánh tay một hồi là quên sạch, thiu thiu ngủ luôn trên băng ghế đi – văng gỗ.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro