Phần 20
2024-08-08 13:40:20
Hôm sau nó về mà lòng cứ lâng lâng, rượu Kim Sơn bây giờ mới thấy ngấm? Hay là dư âm của những ân ái mặn nồng. Không… có lẽ rượu đã ngấm từ hôm qua, thế nên nó mới dám lôi con gái người ta vào bếp mà phang ở ngay lần đầu về ra mắt, nghĩ lại thấy mình thật quá liều…
Em gọi điện lên lúc trưa:
– Anh về đến nơi lâu chưa?
– Mới được một lúc.
– Anh có mệt không?
– Không… anh lại muốn vào bếp… hihi
– Ghê nhỉ? Lần sau về có dám vào bếp nữa không?
– Dám chứ sao không, đang thèm …
– Em nghĩ lại đêm hôm qua mà vẫn còn run đây này, liều thật đấy… ai biết thì chết…
– Nhưng mà thích… nhỉ?
– Không biết….
…
– À, mọi người có nói gì về anh không?
– Mọi người nhận xét bảo là “ anh bằng tuổi em nhưng nom trẻ, mà lại chững chạc”, hihi. Bố em khen anh, nói anh vô tư….
Nó thấy bố em nhận xét quá đúng, nó là thằng rất vô tư, đến mức vô tư đè con gái người ta ra nện ngay tại nhà mà không biết sợ, vô tư kiểu đấy có ngày người ta cắt dái…
… Bạn đang đọc truyện Một thời để nhớ tại nguồn: http://bimdep.vip/mot-thoi-de-nho/
Lại là những ngày xa nhau, một mùa đông nữa lại sắp đến, gió heo may mang cái lạnh về, càng khiến cho nó cô đơn trong nỗi nhớ em hằng đêm. Những cuộc điện thoại vẫn diễn ra đều đặn, vậy là em đã thực tập được gần 2 tháng, còn một tháng nữa sẽ quay trở lại Hà Nội để làm luận văn tốt nghiệp, và em sẽ ra trường.
Đôi khi nó ngồi và nghĩ về tương lai của hai đứa, em ra trường sẽ xin một công việc ở Hà Nội, sẽ đi làm, nó vẫn tiếp tục học chỉ còn 3 năm nữa là xong. Nó chỉ nghĩ đơn giản như thế, chỉ cần hai đứa yêu nhau và được ở gần nhau thôi, thì đời lại vui như chưa bao giờ vui thế.
“ … Rồi một ngày trời không biếc xanh
Rồi một ngày hàng cây vắng tanh
Và cơn gió mang mùa đông đến
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi … ”
…
Em sắp thực tập xong, nó lại về quê em một lần nữa, con đường quê đã đi một lần sắp trở lên thân thuộc, không còn những bỡ ngỡ của buổi ban đầu. Mọi người vẫn thế, hồ hởi và chân tình, chỉ thiếu anh trai em là đang công tác trong miền trung đợt này không về. Nó dậy sớm và bắt xe về quê em đến nơi chỉ tầm 10h sáng.
Bố em vẫn ngồi hút thuốc lào giữa nhà, nó chào to từ giữa sân “ Cháu chào bác ạh”, bố em vừa nhả khói thuốc mù mịt vừa hỏi giống như đang nhai rau : “ Ờ… Hoàng lại về chơi hả cháu”… Mới về lần thứ hai mà ông hỏi như muốn đuổi đi ý, có lẽ không phải, tính ông vô tư nên thế thôi. Lần này nó về không có cỗ như lần trước, chỉ là cơm cá, đậu với cả rau đạm bạc, nhưng mà ấm cúng. Mâm cơm dọn ra có bố mẹ em, nó và em, tất nhiên vẫn có rượu.
Nâng 1, 2 chén khởi động, bố em vẫn cái giọng như trước :
– Cứ là phải vô tư nghe chưa?
– Vâng ạ…
Chẳng biết em đã kể gì về nó cho gia đình chưa, nhưng hôm đấy nó được thêm một bữa như thẩm tra lý lịch :
– Bố mẹ cháu khỏe không?
– Nhà cháu mấy anh chị em?
– …
Em ngồi ăn bên cạnh cứ sau mỗi câu hỏi của bố lại nhìn sang nó chờ đợi và nghe ngóng, như là sợ nó không thuộc bài, không trả lời được hay trả lời lệch pha thì toi. Nó và em đã thỏa thuận với nhau tạm thời cứ bốc phét là cháu học năm thứ 4 Kiến trúc, 2 năm nữa ra trường…. Bị hỏi nhiều, nó cũng chẳng nhớ bữa cơm ăn mùi vị ra làm sao, chỉ nhớ món cá hơi bị mặn và rượu thì vẫn là thứ rượu Kim Sơn hôm trước.
Xong bữa em bê mâm cơm ra bờ giếng rửa bát, bố em pha ấm trà hai bác cháu ngồi trên nhà uống, rít một hơi thuốc lào nhả khói um khắp nhà, bố em ngồi ngả lưng ra ghế như kiểu bị phê, nó ti toe định xin một liều xem mùi vị nó ra làm sao nhưng nghĩ bụng lại thôi, nghe đâu có thằng hút thuốc lào không quen say quá ngã ngửa ra sau đập đầu xuống đất, ngáo con mẹ ngơ luôn, nó không dám.
Nhấp chén trà và màn thẩm tra lại tiếp tục :
– Cháu với con Mai quen nhau lâu chưa?
– Dạ bọn cháu quen hơn một năm rồi ạ.
– Vậy à.
– Vâng.
Đúng lúc đấy mẹ em từ trong buồng đi ra ngồi luôn ở giường sau ghế hỏi :
– Hai đứa quen nhau như thế nào?
Ghê không, hai ông bà cùng thẩm vấn mới ghê. Nó chưa kịp nghĩ ra một hoàn cảnh tình cờ và bất ngờ nào hơn, chả lẽ bảo bọn cháu quen nhau ở bên cạnh cái bể nước gần nhà vệ sinh trong xóm trọ, nói như thế nó mất thẩm mỹ quá, bố em chen vào:
– Cái bà này, người ta đang nói chuyện, đàn bà con gái cứ tham gia vào chuyện của đàn ông, hay nhở…
Mẹ em lại lặng lẽ đi vào buồng, chắc đang nằm nghe trộm. Nó tuôn ra một tràng:
– Cháu và Mai quen nhau trong một buổi đại hội Đoàn thanh niên, vì bọn cháu cùng hoạt động trong hội thanh niên sinh viên “ Thế kỷ Mới”
Nó cứ vừa nói vừa bịa bừa ra như thế, nghe cho nó oách, nhiều từ ngữ chuyên môn ở quê người ta thích vậy. Thấy bố em gật gù, lẩm bẩm :
– Ừ, tốt… sao không thấy con Mai nó kể nhỉ???
Ở trong buồng, mẹ em chắc cũng đang mát lòng mát dạ. Bố em lại tiếp :
– Thế cái hội đấy có đông không?
Nó giật mình hỏi lại :
– Hội nào hả bác?
– Thì cái hội gì gì mà thanh niên Thế kỷ đấy.
– À, đông lắm bác ah
– Đông thế bao nhiêu người mà hai đứa lại quen được nhau ah?
Câu này khó nha, hỏi hơi bị xoáy. Nó hơi bí nhưng cũng ứng biến được :
– Dạ, chúng cháu tình cờ gặp nhau nhưng thấy đồng chí hướng, cùng chung quan điểm chính trị và đường lối sinh hoạt nên kết bạn với nhau ạ.
Nó nghe tiếng cọt kẹt trong buồng, có lẽ mẹ em giật mình, ngoài này bố em cũng chột dạ vớ lấy cái điếu, ban đầu nó cứ tưởng phang nó vì bảo là “ chung đường lối sinh hoạt”, câu này dễ khiến các cụ hiểu lầm lắm, may quá bố em chỉ cầm điếu rít một hơi, rồi lại nhả khói:
– Sinh hoạt gì cơ?
– Dạ, sinh hoạt đoàn, giống như là các bác đi sinh hoạt Đảng ý ah.
Bố em lại gật gù thở phào ra đầy khói thuốc lào, miệng lại lẩm bẩm :
– Chắc như mấy lão ở thôn đi sinh hoạt Đảng chứ gì?
– Vâng vâng, đúng thế đấy bác ah.
– … Cãi nhau như mổ bò…
Đang cao trào bố em lại ném đá vào cuộc họp như thế rõ là cụt hứng, ông cụ lại tiếp, lần này giọng nhỏ hẳn, phong cách đúng như hai người đàn ông:
– Bác hỏi câu này, cháu phải trả lời vô tư nghe chưa?
– Vâng.
– Cháu có quý con bé Mai không?
– Dạ có ạ. – Giọng nó hùng hồn.
– Cháu quý nó ở điểm gì?
Nó bắt đầu hạt bí, gãi đầu gãi tai, bố em lại động viên :
– Bác là bác hỏi thế thôi, cứ vô tư đi.
– Cháu quý Mai bởi Mai là một đồng chí tốt, bọn cháu cùng chung quan điểm, cùng tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, hợp nhau về tính cách và tâm hồn, chia sẻ những thách thức và khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nó trả lời nghe như những phát ngôn ở đại sứ quán mà chẳng ngượng mồm, ấy thế mà được bố em hưởng ứng :
– Cái này bác giống cháu, ngày xưa bác với bác gái cũng cùng tham gia hợp tác xã, cùng chăn chung một con bò mà nên duyên đấy…
Ở đời, nhiều lúc gặp được người tri kỷ, giống nhau dễ nói chuyện thật đấy, nó và bố em là trường hợp như vậy. Trong lúc bố em có lẽ còn đang hồi tưởng về quãng thời gian tuổi trẻ với bà nhà thì nó xin phép ra giếng xem Mai rửa bát xong chưa, còn gọi vào nói chuyện, bố em bảo :
– Ừ.. con bé này hôm nay lần mò gì ngoài đấy mà lâu thế nhỉ?
Nó chạy ra giếng, em đang vừa múc nước vừa cười khúc khích :
– Nghe thấy hết rồi nhá, nói cứ như là phát ngôn Bộ ngoại giao ý, kinh thật.
– Em nghe trộm ah?
– Vâng.
– Không nói thế thì nói sao? Nói ở gốc cây xà cừ nhá…
– Em giết…
Chạy lại ôm em định hôn cho phát vào má thì bố em đứng giữa cửa nói vọng ra :
– Mai ơi, xong vào đây bố bảo cái này nghe chửa?
Hai đứa rời nhau ra nhanh như điện, cái gầu tí rơi xuống giếng, nó nhanh nhảu túm lấy rồi lớn tiếng :
– Để anh múc nước cho tráng bát nha.
Em gào lên với bố :
– Vâng, con vào đây.
Lườm nó một cái rồi em quay đít đi vào, hú hồn tí nữa thì cụ soi được cảnh nóng.
Thì ra bố em bảo tí nữa xong xuôi thì chạy ra ngoài bãi ngô, bẻ cho bạn một tải mang về làm quà, mùa này mà buổi tối có mấy bắp ngô nướng mới cả nồi ngô luộc mà ngồi chém gió thì thôi rồi. Nghĩ lại thấy bố em thật vừa tâm lý lại vừa vô tư, sao mà giống bố vợ thế cơ chứ.
Đèo em trên con xe đạp đánh võng trên đường làng đi thẳng lên đê, đường quê vẫn đầy rơm vương vãi, ngồi trên đê nhìn xuống cánh đồng ngô bên sông bát ngát, thấy yên bình quá đỗi, giống như trong bài hát của Tùng :
“Ngồi bên Em nghe gió ru êm đềm
Ngồi bên Em mưa rơi không ướt vai
Những kỷ niệm những nụ cười
Anh vẫn mong đừng vội tan biến.
Ngồi bên Em hạnh phúc sao ngọt ngào
Ngồi bên Em thời gian trôi quá mau
Những yêu thương phút giây này
Anh vẫn mong đừng là giấc mơ.
Em ngồi dựa đầu vào vai nó, êm ái và nhẹ nhàng, tay nắm chặt bàn tay em bảo :
– Bên kia sông là nơi em thực tập đấy.
– Thế à.
– Vâng…
– Sắp xong rồi nhỉ?
– Vâng, sắp được về với anh rồi.
Nó choàng tay qua người ôm em vào rồi định hôn, mắt em đã nhắm lại rồi mà lại đẩy nó ra :
– Thôi anh, người ta nhìn thấy kỳ lắm, hôm nào lên Hà Nội em đền…
– Nhớ nhá.
Hai đứa nhảy vào ruộng ngô bẻ được một tải to để nó mang lên Hà Nội, tranh thủ lúc em bẻ ngô tay nó cũng luồn vào hái đào tiên, vẫn mềm mại và êm ái như thế, lâu không nắn bóp hình như bé đi hay sao ý, em không cho làm gì hơn vì ngại người dân đi bẻ ngô nhìn thấy, hôm sau mà đồn ầm cả xã lên thì bố em giết, ở quê nề nếp lắm.
… Bạn đang đọc truyện Một thời để nhớ tại nguồn: http://bimdep.vip/mot-thoi-de-nho/
Em cứ đòi đưa nó ra bến xe nhưng bố không cho, bố lấy xe máy chở tải ngô phía trước, nó ngồi phía sau, vừa đi hai bác cháu vừa nói chuyện, toàn những chuyện đại loại như : Đường bê tông gì mà sóc thế, không êm như đường nhựa, hay là chuyện ngày xưa bác toàn đứng trên đê réo tên bác gái đang bẻ ngô bên kia sông, nó bảo lãng mạn như trong phim ý nhỉ? Bố em khoái trí cười khành khạch. Lúc nó sắp lên xe còn bảo :
– Hôm nào lại về chơi nhá, bác vẫn để phần ngô với rượu Kim Sơn cho cháu đấy…
Vâng… chắc chắn nó sẽ về…
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro