Phần 7
2023-12-13 06:39:00
Như lời đã hứa, Đạt và Dung nhanh chóng sắp xếp một chuyến để ba mẹ Đạt có thể về thăm nhà Dung. Vừa tranh thủ mẹ Đạt đã đỡ và Đạt cũng đang chưa có nhiều việc, Dung và Đạt đã nhanh chóng sắp xếp được một chuyến về quê Đạt. Khi này, Đạt đã có công việc ổn định, Dung thì sau một thời gian cho thuê nhà và đi làm cũng tích lũy thêm được một số tiền và đã chi ra cải tạo nâng cấp nhà để cho thuê được nhiều tiền hơn.
Thêm nữa, bây giờ đất nước đã phát triển hơn nên nhiều dịch vụ đã phát triển. Họ không phải đi xe khách nữa mà đã thuê một chiếc xe để ba mẹ Đạt có thể về quê Dung một cách thoải mái nhất. Lúc này ba mẹ Đạt đã già và họ rất vui khi được gặp ông bà thông gia lần đầu. Ba mẹ Dung cũng rất vui khi mà gặp được ông bà thông gia sau nhiều lần lỡ hẹn.
Nhà ba mẹ Dung có kết cấu không khác nhà ba mẹ Đạt là bao nhiêu, chỉ có cái khác là nhỏ hơn một chút vì anh trai Dung không ở cùng ba mẹ nên ông bà cũng không có ý định xây rộng và nhiều phòng ốc làm gì. Cả nhà ngồi uống nước, trò chuyện vui vẻ thì đột nhiên mẹ Đạt bộc lộ vẻ mặt khác lạ. Bà như phát hiện ra một điều gì đó và muốn nói với cả nhà nhưng có lẽ là đang cảm thấy chưa tiện lắm nên thôi.
Trưa hôm đó, sau khi xong bữa cơm và cả nhà dọn dẹp xong xuôi, ba mẹ Đạt cùng vợ chồng Đạt lên xe để về nhà. Trên đường đi, bà Hoa hỏi con dâu:
– Dung này, hôm nay mẹ thấy trên bàn thờ nhà con có ảnh một người phụ nữ. Người đó là ai vậy con?
Dung liền cố nhớ lại rồi hỏi:
– Mẹ hỏi ảnh nào thế?
Bà Hoa đáp:
– Trên bàn thờ có 4 bức ảnh, có 2 bức ảnh truyền thần và 1 bức ảnh chụp duy nhất. Mẹ đang hỏi bức ảnh chụp đó.
Dung chợt nhớ ra nên trả lời:
– À, đó là ảnh mẹ con đó. Mẹ con mất lâu rồi, chắc anh Đạt cũng từng kể với mẹ phải không?
Bà Hoa đáp lại:
– Tất nhiên mẹ có biết việc đó. Nhưng mẹ con tên gì, mất năm bao nhiêu tuổi vậy?
Dung đáp lại:
– Mẹ con tên Lài, khi mất tầm 42 tuổi. Sao thế mẹ?
Bà Hoa nghe vậy thì thừ người ra mà không nói được câu nào. Bà chỉ bảo:
– Không sao đâu con.
Nói rồi, bà không nói gì trong suốt quãng đường về nhà. Tâm trạng bà như bộc lộ điều gì đó rất khó hiểu. Xe về tới nhà thì cũng đã tối muộn nên cả nhà liền sắp xếp đi ngủ. Sáng hôm sau, khi Đạt và ông Dũng đi sang nhà họ hàng để ăn cỗ, bà Hoa gọi riêng Dung ra và nói:
– Dung này, hôm nay mẹ có chuyện muốn nói với con. Chuyện này mẹ chưa muốn nói ngay với hai ba con thằng Đạt vội vì muốn con biết và tự tìm hiểu ngọn ngành trước và sẽ báo lại cho hai ba con nó sau. Con thật bình tĩnh nghe mẹ nói nhé.
Dung đáp lại:
– Vâng.
Nói rồi, bà Hoa từ tốn hỏi tiếp:
– Mẹ hỏi câu này con phải nói thật. Nhà con đang đắp mộ gió[1] cho mẹ con phải không?
Nghe tới đây, Dung tự nhiên giật mình rồi hỏi:
– Dạ vâng, sao mẹ biết vậy?
Bà Hoa nghe xong, rơm rớm nước mắt rồi nói tiếp:
– Vậy là mẹ đoán không sai. Con có nhớ người phụ nữ tên Lài mẹ kể không. Hôm qua khi tới nhà ba mẹ con, thấy ảnh bà ấy, mẹ thấy không sai chút nào. Rồi giờ khi hỏi con thì mẹ mới dám khẳng định việc này đấy.
Nói tới đây, bà Hoa lại khóc và không thể nói tiếp được nữa. Dung lại hỏi:
– Mẹ ơi, thế là thế nào, mẹ kể tiếp con nghe đi.
Lấy lại bình tĩnh được một chút, bà Hoa lại kể:
– Năm đó, cách đây hơn 20 năm rồi, lúc đó mẹ ở trên đảo Phú Quý đi thăm họ hàng ở đấy. Quân Polpot chúng nó tấn công đảo và bắt mẹ cùng một nhóm dân thường khác đi sang Campuchia rồi nhốt lại. Ở trong đó, mẹ tình cờ gặp bà Lài. Bà này lúc đó đang ẵm theo một đứa nhỏ chừng vài tháng tuổi gì đó. Chúng bắt mẹ và bà ấy cùng một số người khác phục dịch chúng, có người còn bị chúng cưỡng hiếp nữa. Mẹ và bà Lài khi đó đã hơn 40 tuổi nên chúng bắt lao động khổ sai, nấu cơm nước phục vụ chúng. Trong tù mẹ và bà ấy không nói được gì nhiều, chỉ kịp hỏi tên và biết là bà ấy tên Lài và tầm hơn 40 tuổi. Bà ấy cũng chỉ bảo là quân Khmer đỏ đã tấn công và giết nhiều người trong làng bà ấy lắm rồi bắt bà ấy cùng với một số người khác làm con tin để đề phòng khi bị bộ đội tấn công. Sau đó, trong một lần khi bị bộ đội mình truy quét tấn công, chúng đã nhanh chóng tản ra thành các nhóm nhỏ và dẫn theo con tin để gây áp lực cho bộ đội mình. Mẹ cùng bà Lài bị mấy thằng lính Khmer dẫn đi, mẹ cũng không rõ là ở đâu vì khi đấy là rừng rậm cả. Bất ngờ, có tiếng súng nổ lên, bọn nó bị bộ đội mình bắt gặp và tấn công bất chợt. Chúng cảm thấy tuyệt vọng nên đã nổ súng. Bà Lài bị chúng bắn bị thương rất nặng và khi thằng lính đó định tới và kết liễu mẹ, bà Lài cùng cả đứa nhỏ đó nữa thì bị bộ đội mình bắn chết. Khi đó, mẹ và thằng bé thì không sao nhưng bà Lài thì bị thương nặng quá nên đã mất ở trong doanh trại quân đội tối hôm đó. Bà ấy trước khi mất không có nói được gì nhiều, chỉ kịp bảo mẹ hãy nuôi nấng đứa nhỏ này rồi mất. Mẹ có cố tìm trong người bà ấy xem có giấy tờ gì không để sau còn tìm về quê quán nhưng không thành. Mẹ cũng không thể có bức ảnh nào của bà ấy để làm ảnh thờ được nên con mới thấy trên bàn thờ không có ảnh vậy.
Nghe tới đây, Dung sững người. Cô ôm mặt khóc liên tục không thôi. Bà Hoa liền ôm lấy Dung an ủi:
– Con cứ bình tĩnh lại nhé! Mẹ chỉ xác nhận các thông tin mẹ kể trong câu chuyện vừa rồi là thật và chuyện ảnh mẹ con giống bà Lài là thật thôi. Mẹ con có nhiều điểm chung với bà Lài như là tên, tuổi nhưng trong thế gian người giống người cũng là bình thường thôi. Vậy nên mẹ mới nói con hãy thật bình tĩnh để tìm hiểu sự việc và còn xác minh sự thật nữa.
Dung đáp lại:
– Vâng mẹ! Con sẽ bình tĩnh tìm hiểu chuyện này. Còn đứa trẻ năm đó mẹ nhận về hẳn là anh Đạt phải không ạ?
Bà Hoa đáp:
– Ừ đúng vậy đó con. Mẹ định hỏi tên đứa nhỏ để còn biết thì bà ấy chỉ kịp nói Đạt rồi mất.
Nghe tới đây, Dung càng sững sờ hơn. Cô nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, bọn Polpot đã gây ra một cuộc thảm sát tại Ba Chúc – quê nhà Dung một cách không thể kinh hoàng hơn với hơn 3000 người dân đã bị sát hại. Khi đó, Dung và anh Hùng đã có một đứa con nhỏ đang còn ẵm ngửa và hôm đó cả hai vợ chồng đang lên chơi nhà bạn tại Sài Gòn để tìm hiểu về công việc ở trên đó. Anh và em trai của Dung thì lại đi làm ở hợp tác xã còn ông Dũng thì đang lên chợ để lấy phân bón về. Nhà khi đó chỉ còn mẹ đẻ Dung là bà Lài ở nhà trông con nhỏ cho Dung. Hôm đó, bọn Polpot đã bất ngờ tấn công làng và sát hại cực kỳ nhiều người. Khi đó, cả nhà Dung nghe tin thì sững sờ định chạy về ngay. Tuy nhiên, phần vì được cảnh báo nguy hiểm, phần vì xe cộ khi đó đi lại không tiện như giờ nên khi về tới nơi thì chỉ còn một cảnh hoang tàn tang thương mà thôi. Cả nhà Dung không hy vọng lắm về việc bà Dung và đứa nhỏ còn sống nên đã cố gắng tìm trong đám thi thể người bị chúng sát hại. Tuy vậy, họ không thể nào tìm được thi thể của bà Dung và đứa nhỏ, kể cả đã mở rộng ra khu vực xung quanh. Sau đó, họ cũng đăng tin để nhờ tìm kiếm, đặc biệt là khi quân đội Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia nhưng vẫn không có kết quả. Bởi vậy, sau đó, họ đã đắp mộ gió cho bà Lài và đứa nhỏ. Bà Lài thì họ lấy một bức ảnh bà từng chụp cách đó vài năm để làm ảnh thờ. Còn đứa nhỏ thì không có ảnh nên đành để không. Câu chuyện trôi qua tưởng như đã không còn hy vọng gì nữa sau nhiều năm thì bất chợt, bây giờ lại có câu chuyện này. Nếu câu chuyện này mà đúng thì không chỉ bà Lài chính là mẹ đẻ Dung mà Đạt chính là con đẻ của Dung và anh Hùng nữa. Nếu thế thì chả lẽ Dung đã yêu, cưới rồi sinh con với chính con đẻ mình sao. Nghĩ tới vậy, Dung càng trở nên đau buồn hơn. Tại sao cuộc đời lại oan nghiệt với cô tới vậy, cô mất mẹ, mất đứa con nhỏ, mất chồng rồi thì bây giờ lại ăn nằm và có con với chính con trai ruột của mình nữa. Tuy vậy, cô cũng đủ bình tĩnh để hiểu rằng, khi chưa có xác minh được thì mọi việc cũng chỉ dừng ở mức nghi ngờ mà thôi.
Tối hôm đó, Dung trở nên ít nói hơn và đặc biệt là càng e ngại hơn khi nhìn mặt và gần gũi với Đạt. Giờ thì cô đã hiểu tại sao cả cô và ba mẹ chồng cô đều thấy Đạt quen rồi. Cô nhìn lại và thấy Đạt có rất nhiều nét giống anh Hùng thật, bảo sao mà không quen được. Nghĩ tới đây, cô càng cảm thấy thật ghê tởm khi mà mình đã làm một chuyện cực kỳ tội lỗi trong thời gian vừa qua. Bởi vậy, đêm hôm đó, cô không vào trong nhà ngủ cùng Đạt và ra bên ngoài nằm ở trên võng. Đạt thấy vậy liền bảo:
– Em sao không vào trong nhà ngủ đi, ở ngoài này lạnh lắm.
Dung nghe vậy chỉ đáp:
– Không sao đâu, em nằm ngoài này tí cho thoáng. Anh cứ đi ngủ đi, lát em vào.
Đạt nghe vậy thì chỉ đi vào ngủ. Dung nằm trên võng, mắt nhìn lên bầu trời vô định xa xăm. Được một lúc, cô thiu thiu nhắm mắt ngủ. Bất chợt, có tiếng nói vang vọng trong đêm:
– Dung ơi, Dung ơi!
Nghe thấy tiếng gọi mình, Dung tỉnh dậy và thấy một bóng trắng từ từ bước tới. Cô thấy một người phụ nữ tóc đen, áo trắng và âm khí tỏa ra khá nhiều. Cô nhận ra ngay đó chính là bà Lài – mẹ mình. Cô liền bảo:
– Mẹ, sao mẹ lại ở đây?
Bà Lài đáp:
– Mẹ bị quân Polpot bắn chết, sau đó được bà Hoa chôn cất bên Campuchia, sau rồi bà ấy đưa hài cốt mẹ về đây và chôn ở ngoài đồng kia kìa. Lần trước khi con tới đây, mẹ đã định vào nói chuyện với con nhưng không được vì con chạy mất rồi. Giờ thì con về đây, cũng được bà Hoa kể chuyện rồi nên mẹ mới có cơ hội nói chuyện với con đây.
Dung liền hỏi lại:
– Vậy mẹ chính là bà Lài trong chuyện bà Hoa kể phải không ạ?
Bà Lài đáp:
– Đúng vậy con.
Dung lại hỏi:
– Thế đứa nhỏ mẹ ẵm theo qua Campuchia chính là anh Đạt phải không?
Bà Lài đáp:
– Đúng rồi, chính là thằng Đạt đó. Thằng Đạt – chồng con giờ chính là con đẻ của con đấy. Mẹ biết con và thằng Đạt đã phạm lỗi nhưng không thể nói ra được vì sẽ bị trời phạt vì tiết lộ thiên cơ. Nhưng giờ con biết rồi thì mẹ mới có cơ hội nói. Tuy nhiên, con hãy bình tĩnh, xác minh lại thông tin đầy đủ và đưa mẹ về nhà để mẹ còn siêu thoát được. Còn về với thằng Đạt, con cũng hãy bình tĩnh để xử lý mọi chuyện. Dù sao thì mọi chuyện cũng đã xảy ra, con và thằng Đạt cũng đã có với nhau mấy mặt con, về tình về lý đều không thể bỏ nhau được vì không phải nghĩa vợ chồng thì cũng là nghĩa mẹ con. Con hãy nghe mẹ, bình tĩnh xử lý mọi việc nhé. Thôi, mẹ đi đây.
Nói rồi, bà Lài từ từ xa dần và khuất bóng trong màn đêm. Dung kêu lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Rồi đưa tay với theo. Bất chợt, cô thấy một vòng tay ôm lấy mình, Dung choàng tỉnh và thấy Đạt đang ôm mình. Đạt nói:
– Nãy giờ thấy em kêu quá trời làm anh lo nên anh mới ra ngoài bế em vào đây để ngủ đó. Sau đừng ngủ ngoài trời nữa nhé.
Dung lúc này cũng trấn tĩnh lại, dù sao về giấy tờ thì cô và Đạt cũng đã là vợ chồng, họ cũng tự nguyện tới với nhau chứ chả phải ép buộc gì. Cô liền đáp lại chồng mình:
– Dạ! Sau em sẽ nghe lời anh, không ngủ ngoài nữa.
Hết ngày hôm đó, Dung và Đạt lại quay về cuộc sống thường ngày. Đạt thì không nói nhưng riêng Dung thì bắt đầu vào việc tìm hiểu chân tướng sự việc. Cô về kể chuyện với ba mình cùng anh em trai biết và sau đó, họ cùng tới nhà ba mẹ Đạt để đặt vấn đề sẽ đào mộ bà Lài lên, lấy hài cốt để xét nghiệm ADN. Dĩ nhiên, bà Hoa đồng ý việc này và hôm đó, họ đã tổ chức lễ cúng để tiến hành đào mộ lấy hài cốt bà Lài lên và đưa ra Hà Nội để tiến hành xét nghiệm.
Do ông bà nội Dung đã mất nên Dung đã phải nhờ cậu ruột em trai mẹ ra để làm người xét nghiệm gián tiếp. Kết quả không ngoài dự đoán, bà Lài được chôn ở nhà ba mẹ nuôi của Đạt chính là bà Lài – mẹ đẻ Dung. Qua khớp nối các câu chuyện, họ càng khẳng định việc này là chính xác. Cả nhà Dung tổ chức buổi gặp mặt, cúng bái để đưa hài cốt bà Lài về với gia đình và không quên cảm ơn ba mẹ nuôi của Đạt đã chăm sóc mộ phần của mẹ cô bấy lâu nay. Việc này được tiến hành mà thống nhất Đạt sẽ tạm thời chưa biết chuyện này.
Xong phần việc cho mẹ mình, giờ là tới Đạt. Đồng ý là có rất cao khả năng đứa trẻ năm đó chính là Đạt nhưng không có hồ sơ giấy tờ thì làm sao chứng minh được. Hơn nữa, con của Đạt và Dung đẻ ra đều khỏe mạnh bình thường, cũng chưa có căn cứ trước mặt để nói. Bởi vậy, việc xét nghiệm lại là điều cần phải làm. Do đó, cô đã tiến hành ngay vào việc để sự thật được phơi bày.
Dù gì thì đây là việc hệ trọng, họ cũng không thể trốn tránh được. Về phía anh Hùng, do ngày xưa anh mất cả nhà đã tiến hành hỏa táng nên giờ không thể có mẫu vật nào để xét nghiệm ADN được nên là Dung đành phải tiến hành xét nghiệm trực tiếp. Do chưa muốn Đạt biết ngay nên cô đã tranh thủ buổi tối khi hai vợ chồng (mà có thể cũng là mẹ con) nằm cùng nhau, cô đã lén nhổ mấy sợi tóc của Đạt rồi sau đó tiến hành đi xét nghiệm đối chiếu với con mình. Ngày trả kết quả, cô luôn mong Đạt và mình không có quan hệ mẹ con. Tuy nhiên, khi mở tờ kết quả ra, cô sững người khi tờ kết quả ghi: “Quan hệ anh em ruột”. Điều đó có nghĩa là Đạt và bé trai con lớn Dung chính là anh em ruột, có nghĩa là Đạt chính là con đẻ của Dung và anh Hùng.
Những sự thật được phơi bày đã khiến Dung sững sờ, lặng người và không thể nào đứng vững nổi dù trước đó đã chuẩn bị tinh thần. Cô ngồi trên chuyến bay từ Hà Nội về thành phố Hồ Chí Minh mà gương mặt trở nên vô hồn, thất thần. Cô thầm nghĩ, sao mình lại có thể tội lỗi như vậy, tại sao lại có thể yêu và sinh con với chính con ruột mình như thế chứ. Chiến tranh, loạn lạc đã không chỉ làm ly tán gia đình cô mà giờ đây lại đẩy cô vào cảnh loạn luân thế này. Liệu cô sẽ phải làm gì đây, sẽ phải đối mặt với sự thật thế nào được đây.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro