Phần 5
2024-09-30 10:48:35
Hưng ngồi xuống, hai tay nắm hai bên vai đứa bé hỏi.
– Bây giờ bé Ty muốn ăn kẹo gì?
Đứa bé lại ngước mặt lên hỏi thiếu phụ.
– Kẹo gì hả mẹ?
Thiếu phụ cúi xuống nói.
– Bác tính mua cho con chứ mẹ đâu có tiền mà biết.
Đứa bé quay qua hỏi Hưng:
– Vậy bác có biết không?
Hưng ẵm bổng con nhỏ lên cười lớn.
– Bác biết rồi. Bé Ty nói mẹ dẫn đường đi.
Con bé cười khúc khích nói:
– Mẹ dẫn đường đi mẹ.
Hưng quay qua thiếu phụ mỉm cười.
– Con nhỏ này lanh quá đi. Chỗ cô mua đậu nành có bán kẹo bánh gì không?
– Dạ, tiệm tạp hóa đó bán đủ thứ. Nhưng anh tính mua kẹo cho con nhỏ này thật hay sao?
Hưng gật đầu.
– Đối với con nít mình nói thì phải làm. Nếu không lớn lên khó dạy chúng lắm.
Thiếu phụ nhìn Hưng mỉm cười.
– Anh có vẻ rành về trẻ con quá hén.
– Thú thực tôi chưa có đứa con nào. Nhưng khi đi học ở Mỹ, người ta dạy rất kỹ về vấn đề này.
Mặt thiếu phụ tươi hẳn lên.
– À, thì ra anh là Việt Kiều ở Mỹ về thăm nhà. Lúc đầu em cũng đoán anh không phải là người ở địa phương này. Hèn gì thấy anh hơi khang khác.
– Tôi là Việt Kiều thì đúng rồi. Nhưng tôi không về nước thăm nhà, mà tới đây làm việc.
– Chắc gia đình anh vượt biên hết rồi phải không?
– Tôi qua Mỹ từ năm 75. Ở đây chẳng còn ai hết.
– Chắc anh qua đây mua bán gì hả?
– Không tôi làm cho một hãng điện tử Mỹ.
– Bộ hãng của anh sắp mở ở đây à?
Hưng mỉm cười.
– Không phải đâu. Tôi được hãng cho qua đây nghiên cứu một vài hóa chất trong cát trên bãi biển này thôi.
Thiếu phụ nhìn Hưng đăm đăm. Chàng nhìn thấy trong khóe mắt nàng như ngờ vực.
– Cát ở đây và điện tử có gì liên quan với nhau đâu hả anh.
Hưng gật đầu.
– Cát ở vùng biển này phải nói tốt nhất thế giới. Người ta dùng nó để chế ra chất Silicon trong ngành điện tử. Việt Nam bán cát cho Nhật Bản từ trước tới giờ, cứ tưởng họ mua về làm thủy tinh. Chứ ai có biết đâu đó là một nguyên liệu quan trọng như thế.
Thiếu phụ có vẻ ngơ ngác.
– Thật không anh?
Hưng phì cười.
– Có lẽ cô không ngờ phải không. Thú thực, tôi cũng sinh ra và lớn lên ở Nha Trang này. Nhưng chỉ biết đất đai mình màu mỡ, hữu dụng từ khi qua Mỹ học mà thôi.
– Em đâu có biết nhiều chuyện lạ lùng như vậy chứ.
– Thôi bây giờ cô đi mua đồ đi, để tôi còn mua ké ít kẹo cho con bé này đã chứ.
– Hôm nay anh không phải đi làm à?
– Tụi tôi mới tới đây hôm qua. Sáng nay tính đi dạo chơi, coi lại thành phố sinh trưởng của mình ra sao thôi mà. Anh sướng thực. Chẳng bù với em, làm lụng đầu tắt mặt tối mà không đủ ngày ba bữa cơm.
Hưng cười.
– Tôi ăn ngày có hai bữa thôi. Chứ đâu có dám ăn tới ba bữa.
Thiếu phụ nắm lấy tay Hưng kéo chàng qua đường:
– Anh nói chơi hoài.
Hưng đi sát vào người nàng hơn, xe cộ ở đây chạy tùm lum. Băng qua đường cái kiểu này có ngày ra nghĩa địa nằm sớm. Chàng lính quýnh như một đứa trẻ mới ra đường.
Có lẽ vì vậy mà thiếu phụ này nắm tay chàng dắt đi thực tự nhiên. Tự nhiên người Hưng nóng lên khi bàn tay thiếu phụ chạm vào da thịt chàng. Bàn tay thon nhỏ, mát mẻ lạ lùng. Bây giờ chàng mới biết, hễ bàn tay đàn bà đụng vô da thịt mình là thân thể Hưng thay đổi liền rồi. Vậy mà khi đi xa hơn nữa, chàng lại chịu thua ngay từ giây phút đầu mới lạ lùng làm sao.
Thiếu phụ dắt Hưng vô một tiệm bán chạp khô ngay ở góc đường. Tiệm này cũng không lớn gì cho lắm. Nàng buông tay Hưng ra bảo chàng.
– Anh đứng đây chờ một lát. Em vô gặp thằng chủ năn nỉ nó mua thêm ít đồ nữa nhe.
Hưng hơi ngạc nhiên, không hiểu tại sao mua đồ lại còn phải năn nỉ. Chàng tò mò nhìn theo người thiếu phụ thoăn thoắt đi vô quầy hàng. Nàng đứng nói chuyện với một người Hoa mặt choắt cheo ngay đó. Hình như có gì gay cấn lắm. Một người đàn bà mập mạp vừa xuất hiện bên nàng, dáng điệu bà ta có vé cau có, vùng vằng. Hưng nghe lõm bõm vài ba tiếng tục tĩu. Chàng làm bộ mua một hộp bánh và đem lại quầy hàng tính tiền. Tới nơi, Hưng thấy hai mắt thiếu phụ đỏ hoe. Người đàn bà bán hàng đang to tiếng.
– Chưa có trả tiền nợ cũ mà còn đòi mua thiếu thì ai chịu nổi. Nị về lo tiền trả nợ đi… Không có mua bán gì nữa đâu, đi đi.
Tự nhiên Hưng thấy xót xa. Người thiếu phụ vẫn đứng ì một chỗ. Nàng liếc nhìn Hưng thực mau, đưa tay quệt nước mắt, định nói gì lại thôi. Chàng thấy nàng nói gì nho nhỏ với người đàn ông sau quầy hàng. Người đàn bà đứng cạnh đó bỗng la lên.
– Thôi. Đi đi.
Vài người khách tò mò quay lại nhìn. Hưng thấy thật bất mãn, chàng tiến lại gần hỏi thiếu phụ.
– Chuyện gì vậy em?
Thiếu phụ nhìn Hưng, nước mắt chảy dài. Chàng nắm tay cô ta kéo ra ngoài, nói:
– Chúng mình kiếm cái quán nào, vô ăn chút gì rồi nói chuyện được không?
Thiếu phụ không nói gì, lẽo đẽo theo Hưng. Chàng dắt nàng vô một tiệm hủ tiếu cạnh đó. Gọi ba tô hủ tiếu mì.
Nàng nhìn chàng hỏi:
– Anh gọi cho ai ăn mà những ba tô lận?
– Ba đứa thì ba tô chứ còn ai nữa.
– Trời ơi, bé Ty ăn với em ăn một tô được rồi. Anh kêu làm gì mà phí quá vậy!
Hưng cười.
– Cho nó ăn cho mau lớn mà. Phải không bé Ty?
Bé Ty nhìn Hưng cười khúc khích. Chàng quay lại nói với thiếu phụ.
– Thôi em đừng để ý tới chuyện đó nữa. Vừa rồi chuyện ra sao mà mụ chủ tiệm ăn nói mất dạy quá vậy.
Thiếu phụ cúi mặt nói thật nhỏ.
– Em năn nỉ thằng chồng cho mua thiếu. Ai ngờ con vợ đứng gần đó nghe được nên làm dữ. Bao giờ cũng vậy, nếu không có nó ở nhà. Em chịu khó khóc lóc một lúc. Không ít thì nhiều, y cũng cho mua thiếu.
– Em thiếu tiệm đó nhiều không?
– Cũng năm ba lít đậu nành với mấy lít gạo nữa.
– Nếu vậy, mai này em còn hy vọng mua thiếu ở tiệm đó nữa không?
Thiếu phụ buồn bã, gạt nước mắt nói:
– Em cũng không biết. Nhưng cái khổ là bây giờ không có vốn, làm sao buôn bán gì được mà trả nợ người ta.
Hưng móc túi lấy ra một xấp bạc đưa cho thiếu phụ:
– Anh cho em mượn số tiền này. Ăn mì xong. Qua đó trả nợ đi. Còn dư mua lấy vài chục lít đậu nành làm vốn.
Thiếu phụ rụt rè cầm xấp bạc. Nước mắt chạy quanh, không nói được lời nào. Anh chạy bàn cũng vừa đem ba tô mì ra. Hưng nói ngay.
– Thôi, ăn đi rồi về kẻo trễ.
Bé Ty cười chúm chím khi thấy anh chạy bàn đặt tô mì trước mặt nó. Hưng quay qua bảo anh chạy bàn.
– Anh cho xin cái chén nhỏ cho cô bé này nhé.
Chỉ một thoáng sau là anh chạy bàn đã đem cái chén nhỏ ra cho Hưng. Chàng lấy muỗng múc một chút nước rồi gắp mì vô chén đưa cho bé Ty nói:
– Con ăn một mình được không?
Bé Ty gật đầu lia lịa.
– Dạ… dạ… được.
– Nếu vậy tốt lắm. Con cứ ăn từ từ, tô mì này của con, ăn hết bao nhiêu thì ăn, còn lại bỏ cũng không sao. Thiếu phụ nhìn Hưng nói nho nhỏ.
– Nó ăn không hết đâu anh, bỏ uổng lắm.
– Kệ nó đi. Em muốn uống gì?
– Uống nước trà cho đỡ tốn nghe anh.
Hưng mỉm cười, hỏi:
– Em uống cà phê sữa được không?
Thiếu phụ ngần ngừ rồi gật đầu.
– Dạ, anh cho em ly nhỏ thôi.
Hưng gọi anh chạy bàn, lấy hai ly cà phê sữa và một ly nước đá chanh cho bé Ty rồi hỏi thiếu phụ.
– Từ nãy tới giờ mà anh chưa biết tên em.
Thiếu phụ có vẻ bẽn lẽn trả lời.
– Em tên Lan.
– Còn anh tên Hưng.
– Hôm nay anh có tính đi đâu nữa không?
– Em hỏi làm chi vậy?
– Em định mời anh về nhà dùng bữa cơm.
Hưng hỏi đùa.
– Không biết bố bé Ty có chịu không?
Lan mỉm cười e thẹn.
– Anh ấy chết lâu rồi. Bây giờ em đâu có chồng.
– Sao em không tái giá?
– Ai thèm lấy con đàn bà ba con như em chứ.
– Em còn trẻ mà.
– Em hơn ba mươi rồi còn gì.
– Ở Mỹ thường thường tuổi này người ta mới lập gia đình.
– Em có chồng từ năm mười sáu, ở với nhau được mấy năm thì anh ấy mất. Hai năm sau em gặp bố con Ty. Có con với anh ấy được hai đứa nữa. Bà vợ lớn phát giác, đánh ghen ghê hồn. Em phải bỏ bố nó, dọn xuống Cầu Đá sinh sống. Lúc đầu anh ấy cũng có lén lút giúp đỡ. Sau nghe nói cả gia đình phải đi vùng kinh tế mới, bặt tin tới nay.
– Đứa con lớn em bao nhiêu tuổi rồi?
– Dạ, con Hai mười bốn tuổi mấy rồi. Bé Ty là út hả?
– Dạ… Con bé này ban ngày em đi đâu, nó cũng đeo cứng bên mình, không rời nửa bước.
– Còn hai đứa kia đâu?
– Con Hai phải ở nhà coi em.
– Em nó mấy tuổi rồi?
– Dạ năm tuổi.
– Ở nhà còn ai nữa không?
– Dạ không. Cả nhà chỉ có bốn mẹ con loay hoay đi nhau thôi.
– Em giỏi thực. Như vậy mà cũng sống được kể cũng hay.
– Trời sanh voi sanh cỏ mà anh. Có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo chứ biết làm sao bây giờ. Chút nữa anh ghé nhà em ăn cơm nghe anh.
Hưng gật đầu nhè nhẹ. Tự nhiên chàng nhìn vô bàn tay thiếu phụ. Thân thể từ từ nóng lên. Chàng bắt đầu hiểu nhiều hơn về căn bệnh của mình. Hễ chàng cứ đụng tới đàn bà vài phút sau thì tự nhiên thân thể teo lại. Nhưng khi họ bắt đầu mơn trớn chàng lại háo hức và nóng người lên dễ sợ.
Ăn uống xong, chàng và bé Ty ngồi chờ cho Lan chạy qua tiệm chạp khô mua đồ. Xong xuôi, ba người đón xe lam về nhà. Lúc đầu xe chỉ có vài người, chạy một quãng lại rước thêm vài người nữa, cho tới khi chiếc xe chật ních những người, y như chuyến xe Hưng đi hồi sáng.
Lần này Lan ngồi trong cùng, Hưng ngồi bên cạnh nàng, bé Ty vẫn ngồi trên lòng chàng. Một bao gạo và một bao đậu nành để dưới chân. Xe chạy ra ngoài thành phố, dọc theo bãi biển lại xóc lên xóc xuống. Mỗi lần xe thắng lại Hưng và Lan lại chụm vô nhau. Đã nhiều lần cánh tay chàng đụng mạnh vô ngực Lan và vô tình tay Lan lại nắm cứng lấy đùi Hưng mỗi khi nghiêng qua nghiêng lại như vậy Thân thể Hưng đã nóng lên bừng bừng. Hình như Lan đã phát giác ra điều đó. Nhiều lần nàng nhìn chàng tủm tỉm cười như thông cảm vì sự đụng chạm bất đắc dĩ này.
Hưng cũng phát giác ra điều đó. Chàng nhân một lần xe nghiêng qua, người chàng ép sát vô mình Lan. Hưng hỏi nho nhỏ.
– Em có trách anh không?
Lan không nói gì, mặt hơi đỏ lên. Nàng nhìn Hưng với ánh mắt thật ướt át, lắc đầu nhè nhẹ. Hưng nắm lấy tay nàng, kéo vào lòng. Không ai nhìn thấy tay Lan vì nàng luồn bàn tay dưới đùi bé Ty đang ngồi trên lòng Hưng. Xe lại chật cứng càng làm cho những cử động của Lan kín đáo hơn. Chính Hưng cũng không ngờ nàng liều lĩnh như vậy. Bàn tay nàng xoa nhè nhẹ làm Hưng muốn rên lên nhưng chàng cố kìm hãm lại. Tới gần Cầu Đá, bàn tay Hưng cũng đã luồn qua vạt áo Lan mò mẫm trên đùi nàng.
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro