Phần 30
2023-02-17 05:36:00
Chiếc xe đã dừng hẳn lại! Tiếng lách cách khô khan của những chiếc còng số 8 khi tháo vang vọng khắp cả xe lẫn với tiếng cười hềnh hệch và những câu chửi thề quen thuộc. Tôi lầm lũi ôm chặt chiếc bọc quần áo vào người bước ra cửa xe theo đoàn người. Đặt chân xuông sân đất nện màu vàng vàng tôi dáo dác bước nhanh theo bà chị ngồi cạnh sợ sẽ bị lọt thỏm trong đám đàn ông đang hau háu nhìn vào thân thể tôi. Cũng may là tôi bà chị và một người con gái nữa trông có vẻ rất phong trần và bất cần với mái tóc tém nhuộm vàng nổi bật trên bộ jeans mài, được gom vào một chỗ riêng để đứng. Khi đã yên tâm tôi lúc này mới phóng tầm mắt ra xung quanh.
Khung cảnh trước mắt đập vào tôi là cả một khu trại nằm lọt thỏm trong một vùng rừng và đồi, chỉ có cây cối xanh mướt xung quanh các bức tường bao. Có cảm tưởng con đường chiếc oto vào trại là con đường duy nhất nối những kẻ bên trong bức tường với thế giới bên ngoài. Ngoài một dãy nhà 3 tầng nhô hẳn lên thì còn lại đều là những khu nhà cấp 4 với bậc tam cấp và ngói đã chuyển hết qua màu đen bởi sự lâu đời của nó. Lác đác trên mặt sân rộng tôi chỉ thấy có vài người với bộ quần áo kẻ sọc đặc trưng đang quét dọn và tưới vài cây bàng mới trồng. Ngoài ra thì tôi thấy có những bức tường chạy dọc phân chia các khu nhà riêng biệt “Chắc dành cho nam và nữ” tôi thầm nghĩ. Tiếng chú công an phụ trách hộ tống chúng tôi vang lên mệt mỏi:
– Tất cả đứng nguyên tại chỗ nghe điểm danh! Ai có tên trong danh sách có thật to và đứng sang 1 bên. Nên nhớ là tôi chỉ đọc một lần không có lần 2, tập trung mà nghe.
Tiếng điểm danh vang lên đều đều giữa buổi trưa nắng gắt, tôi chăm chú nghe cho đến tên tôi rồi bước khẽ sang một bên, và khi đến khi 2 người phụ nữ bước sang đứng cạnh tôi mới biết được tên của hai người. Bà chị tên Oanh còn cô gái trẻ hơn với vẻ mặt lúc nào cũng bất cần tên Trang. Mục điểm danh qua đi rất nhanh ngoài có vài kẻ tên thật ít dùng toàn dùng tên giang hồ lên thắc mắc là không thấy tên mình đâu thì mọi việc đều ổn. Chú công an sau khi cạu cọ mắng chửi những đứa thắc mắc tên tuổi liền chui tọt vào phòng bảo vệ gần đấy bắn thuốc lào trong đôi mắt lim dim rồi gật gà trên ghế chẳng buồn đếm xỉa tới lũ người đang phơi nắng ngoài sân. Tôi len lén nhìn bà chị thắc mắc:
– Sao cứ đứng nắng thế này hả chị? Không làm gì nữa ak…
Bà chị chưa kịp đáp lời thì một giọng lạnh tanh sát bên tai vang lên làm tôi sởn da gà:
– Chưa đến giờ giám thị về! Còn chờ bọn nó đi làm “công quả” về đã!
Tôi quay sang người con gái tên Trang cố nặn ra một nụ cười hỏi thêm:
– “Công quả” là sao?
Có lẽ câu hỏi này làm cô gái đó thôi không giữ bộ mặt lạnh lùng thay vào đó là nét mặt nhìn tôi giống 1 kẻ trên trời rơi xuống:
– Sao! Chưa ăn cơm tù với phục hồi nhân phẩm lần nào ak! Đi lao động khổ sai đấy, trồng cây, chăn bò, làm đường, làm thuê, xây nhà, bón phân, chặt củi, cắt cỏ… có hết không thiếu việc gì không làm miễn là ra tiền cho cái trại này và các “cán bộ”.
Tiếng cán bộ được Trang ngân dài một cách châm biếm làm tôi bật cười nhưng cũng không hỏi gì thêm nữa. Vậy là tôi là kẻ ít kinh nghiệm nhất trong 3 người ở đây một thứ kinh nghiệm mà không hẳn ai cũng muốn có nhưng với tôi nó lại rất cần thiết.
Đứng phơi nắng gần nửa tiếng tôi cũng bắt chuyện được nhiều hơn với Trang, hoàn cảnh vào trại cũng chẳng khác gì nhau có điều Trang còn kiêm cả buôn hàng trắng lẽ ra là vào tù nhưng vì nghiện cộng thêm chạy chọt nên được sang đây cai, nếu cai xong sẽ quay về thi hành án. Đang muốn chuyển qua hỏi thêm một số thông tin nữa để làm sao trụ tốt lại ở cái trại này thì cánh cổng phía sau lưng tôi kèn kẹt mở ra. Tôi quay người lại thấy một giám thị nam đầu đội mũ cối đồng phục là bộ quần áo như những chiếc lá xanh chuẩn bị chuyển qua màu ố vàng nghênh ngang đi vào. Phía sau đó là từng đoàn phạm nhân nam trong trang phục chung là quần kẻ sọc dính đầy bùn đất, những gương mặt mồ hôi nhễ nhại và uể oải, đầu tóc đa phần trọc lốc hoặc cắt đinh lầm lũi tiến vào. Nhưng khi nhìn thấy đám người chúng tôi thì không khí chợt náo nhiệt hẳn lên, những tiếng chào hỏi vang lên dành cho đám con trai tiếng huýt sáo trêu chọc thô thiển tất nhiên là dành cho chúng tôi như một nghi thức không thể thiếu. Mọi thứ trở nên bớt ồn ào hơn chút khi những phạm nhân nữ theo sau chị quản giáo về trại, chỉ một vài ánh mắt nhìn vào ba người chúng tôi còn lại mọi người đều vừa đi vừa nói những câu chuyện phiếm xảy ra trong ngày. Vì biết mình sẽ ở chung với số phạm nhân này nên tôi rất tập trung quan sát chứ không cúi gằm mặt như khi đối diện với đám con trai. Không khó để nhận ra trong đám đông một vài người nổi hẳn lên bởi quần áo sạch sẽ và được bâu kín bởi những kẻ xung quanh một cách xu nịnh.
Tôi giật khẽ tay Trang thì thào:
– Này! Đó là những ai vậy! Trông rất có quyền thế…
– Hừ! Trưởng phòng đó liệu mà nhớ mặt đi, vào phòng còn biết mà chào hỏi…
Rồi Trang hơi đánh mắt về một phạm nhân nữ khá to béo, gương mặt bị một vết chàm chạy gần nửa mặt kèm với đôi mắt sắc như dao luôn khép hờ nói với tôi một giọng rất e dè:
– Bà đấy là Hằng “bao công” là kẻ có quyền thế nhất ở đây bao năm rồi đấy!
Tôi nhìn lại gương mặt đấy một lần rồi khe khẽ:
– Bao năm là sao! Chẳng nhẽ bà ta không chịu rời đi…
– Không phải không chịu rời mà theo tao biết bà này chịu án nặng lắm thấy bảo là chung thân hay 30 – 40 năm gì đó! Buôn trắng, bảo kê, hành hung, gây thương tích, nhiều tội lắm sang được trại này để cai chắc phải chạy chọt ghê lắm. Nếu ở chung phòng với bà này thì cực kỳ khốn khổ nhất là lính mới, nghe đâu có kẻ chung phòng đã chết vì bà ta rồi đấy!
Giọng Trang vừa nói vừa nhìn về bà ta với một gương mặt có chút gì đó vừa sợ hãi vừa tôn sùng khác hẳn với cái vẻ bất cần mà tôi thấy khi bước xuống xe.
Như để khẳng định cho lời của Trang chị Oanh đứng im lìm từ lúc nãy cũng chen ngang vào:
– Không phải là đồn đâu! Mà là thật đấy, con mụ này quả thực là ác quỷ ở đây tốt nhất là không phải vào chung phòng với nó. Mà nếu có phải ở chung với nó thì tao khuyên chúng mày đừng có phản kháng hay giở trò gì để nó điên lên.
Chợt tiếng chú công an hộ tống lần nữa lại vang lên:
– Tất cả nghe đây! Giờ tôi sẽ bàn giao các người cho giám thị của trại, mọi phân công sắp xếp phòng sẽ tuân theo cán bộ trại này. Yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh và cải tạo cho tốt.
Rồi tiếp đến là tiếng quát tháo lùa chúng tôi vào một dãy hàng lang của một dãy nhà trông giống như là nhà làm việc của trại nhiều hơn là một khu giam giữ nào đó. Tại nơi này chúng tôi phải xếp hàng để kiểm tra xem có mang các thứ không được phép theo quy định của trại hay không ngoài ra sẽ nhận đồng phục và chỉ định phòng ở. Chỉ có 3 chúng tôi là nữ nên được ưu tiên làm trước tên tôi được gọi đầu tiên vào phòng.
Khi bước vào căn phòng trống huếch hoác chỉ duy nhất một chiếc bàn 1 một chiếc giường gấp kê 2 góc. Một cán bộ nữ ngồi góc bàn lấy tay vẫy tôi bước vào:
– Trinh phải không?
– Dạ!
– Có phạm tội gì không? Bị bắt lâu chưa…
– Dạ không phạm tội! Cai nghiện bắt buộc thôi ạ…
– Có người nhà gì không?
– Không ạ!
Tôi cố gắng tỏ ra một cách lễ phép nhất nhằm tạo chút thiện cảm nhưng hình như gương mặt người đối diện tôi được nặn bằng đất sét bởi tôi chẳng thấy chút phản ứng nào trên đó cả ngoài cái trán nhăn lại khi thấy tôi thông báo không hề có người nhà. Giọng người phụ nữ trở nên lơ đễnh…
– Đưa đồ đạc và xoay người lại đây tôi kiểm tra!
Màn kiểm tra cũng chẳng kỹ lưỡng như tôi tưởng tượng bởi bà giám thị chỉ nhìn qua người tôi rồi ngó nghiêng vào bọc quần áo tôi đặt trên bàn khiến tôi có đôi chút hối hận khi không mang theo nhiều thứ hơn.
– Được rồi! Đây là 2 bộ quần áo đồng phục để thay hàng ngày! Nhớ là tất cả các hoạt động ngoài phòng đều phải mặc đồng phục nếu không chúng tôi sẽ xử phạt. Thế muốn vào phòng nào!
Tôi ngớ người bởi câu hỏi của bà giám thị! Chẳng biết trả lời ra sao chỉ ấp úng:
– Dạ phòng nào cũng được ạ! Cháu lần đầu đến…
Bà nhìn tôi một lần nữa giọng hơi kỳ quái như muốn nhắc tôi cái gì đó:
– Thật sự là không có mong muốn gì chứ hả?
Tôi cố nghĩ ra trong đầu một câu trả lời nào đó hợp với thái độ của bà giám thị nhưng không được đành cất tiếng “vâng” ngập ngừng.
Có vẻ như không hài lòng với câu trả lời cuối cùng của tôi, bà ta lặng lẽ chỉ tay tôi ra ngoài đứng chờ để làm nốt cho hai người còn lại. Vì cửa phòng cách bàn làm việc không xa nên khi đến câu hỏi “phòng nào” dành cho 2 người còn lại tôi thấy có một khoảng im lặng tiếp đó là tiếng cười của người được hỏi:
– Cô biết cháu muốn ở phòng nào rồi còn gì! Có chút gọi là…
Hóa ra câu trả lời không nằm ở lời nói mà lại nằm ở hành động, và tôi cũng không biết cái phòng “muốn ở phòng nào” là ra làm sao, nên tôi vẫn cứ lặng lẽ ôm chặt bọc quần áo bước từng bước theo người giám thị dẫn đi về phòng để bắt đầu một cuộc sống mới, cuộc sống “tù ngục”…
…
Còn tiếp…
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro