Phần 26
2023-02-17 05:36:00
– Các cô đứng gọn thành hàng xem nào!
Anh công an mặt còn búng da sữa hua hua cái dùi cui chỉ về phía chúng tôi đang lố nhố chen đẩy trước phòng lấy lời khai của công an quận. Cái giọng nhẹ nhàng và khuôn mặt trẻ măng của anh chẳng dọa được ai. Đám con gái đứng đường như chúng tôi quá quen với cái cảnh bắt bớ này nên không hề có tí sợ hãi nào mà còn ngang nhiên trêu ghẹo:
– Bọn “iem” đang đứng gọn đấy chứ có dạng ra đâu mà anh hua dùi cui thế?
– Dùi cui của anh sao to thế…
– Anh ơi! Hay là cho em cầm thử cái dùi cui của anh đi…
… Bạn đang đọc truyện Làng chài tại nguồn: http://truyensextv.com/lang-chai/
Một loạt những câu trêu đùa có thể với người khác là tục tĩu nhưng với đám chúng tôi thì nó như những câu chào hỏi thông thường hàng ngày thế nên tôi cũng chẳng lấy làm khó chịu mà còn bật cười khi thấy anh công an mặt mũi đỏ gay không biết phải phản ứng như thế nào với chúng tôi. Tiếng cười suồng sã cứ vang lên liên tục trong đám người quần áo hở hang son phấn trát kín mặt kéo dài dọc hành lang lát gạch xỉn màu cho đến khi một chú công an tuổi trung niên, da mặt xạm đen vì nắng, chiếc cằm nung núc thịt và cái dáng bệ vệ bước ra gằn giọng quát:
– Mấy con đ… này có ngậm miệng lại không! Đứng gọn thành hàng rồi lần lượt từng đứa vào lấy lời khai cho tao. Vào đây không thấy nhục hay sao mà còn hớn hở thé…
Nói rồi ông giật lấy chiếc dùi cui từ anh công an trẻ tuổi vụt liên tiếp vào đám chúng tôi không cần biết là người đấy đứng thẳng hàng hay không đứng thẳng dường như ông đang vụt vào những bao cát di động chứ chẳng phải vào người. Mọi thứ lại yên ắng trở lại chỉ còn những tiếng xuýt xoa nho nhỏ kèm vài câu chửi thề trong cuống họng mà phải ở gần lắm mới nghe rõ được.
Tôi cũng bị vụt một gậy tuy nhẹ nhưng cái thân tàn tạ của tôi cảm thấy buốt đến tận xương và cái miệng khô khốc nứt nẻ không còn sức để rên nổi lấy một tiếng huống chi là chửi thầm. Khi tôi đang cố xoa tay vào vết dùi cui trên đùi chợt một cánh tay đằng sau hơi khều vào vai làm tôi vội ngoảnh mặt lại với ánh mắt hơi khó chịu nhìn vào gương mặt còn khá non trong bộ dạng hơi sợ sệt:
– Sao!
Tôi hơi gắt nhẹ bởi cơn đau vì bị đánh oan vẫn còn chưa đi hết. Cô gái khều tôi thì thào:
– Vào đây thì bao giờ được ra hả chị? Có bị phạt gì không? Có phải đi tù không chị…
Sự cáu gắt nhường hẳn chỗ cho ngỡ ngàng và ngạc nhiên trên khuôn mặt tôi:
– Hả? Thế cô em chưa vào đây lần nào hoặc chưa ai truyền đạt cho tí kinh nghiệm gì ah?
Cô bé cắn môi cúi khuôn mặt tuy trát phấn nhưng vẫn không dấu hết được bộ mặt trẻ con:
– Không ạ! Đây buổi đầu của em!
Tôi cất giọng thông cảm hơn đôi chút:
– Không sao! Đa phần là nộp phạt hành chính lấy lời khai rồi thả về còn đặc biệt lắm thì mới được đi trại phục hồi nhân phẩm.
Đôi mắt cô bé đã có nét sợ sệt:
– Đ… I trại hả chị? Liệu e… m…
Tôi ngắt ngay lời cô bé:
– Yên tâm muốn vào trại cũng khó lắm phải hội tụ nhiều yếu tố mới đi được chứ không lấy đâu ra chỗ.
Nói đến đây thì tôi cũng đã đứng sát cánh cửa gỗ nứt dọc ngang và bong tróc gần hết lớp sơn xanh của phòng thường trực. Chỉ còn một người nữa sẽ đến lượt tôi và tôi chỉ muốn mau chóng kết thúc để ra ngay gốc cây nào đấy với bộ đồ nghề quen thuộc nhằm dịu đi cơn đau trong cơ thể bắt đầu xuất hiện. Hơi dựa vào tường nhằm giúp đôi chân bớt mỏi tôi nghe có giọng nói kèm theo tiếng sụt sùi vọng ra:
– D… ạ người ta ép em! Đánh em nếu em không làm sẽ bị bỏ đói…
Tiếng anh công an ghi lời khai nạt nộ:
– Ai đánh! Người ta là ai! Là tôi hả hay là cô, là mẹ cô bố cô! Nói phải rõ ràng ra chứ khóc lóc cái gì?
Tiếng nấc bé dần thay vào đấy là cái giọng run rẩy sợ sệt:
– Là… l… à ông chủ của em! Các anh giúp em với! Em sợ lắm, đừng để e quay về đấy cho em vào trại cải tạo cũng được…
Có tiếng chép miệng ngán ngẩm:
– Thôi thế này nhé! Tôi chỉ là người ghi lời khai thống kê cho các cô thôi! Mọi vấn đề về kiện cáo giúp đỡ lát tôi sẽ chuyển qua bên hình sự.
Lời khai ư! Hình sự ư? Làm gì có ai điều tra mấy cái vụ kiểu như này nếu nó không dính dáng gì đến giết người hoặc là án trọng điểm. Ai sẽ đứng ra nhận là điều hành gái, bắt ép, đánh đập. Công an có đến cũng chỉ nhận được bộ mặt ráo hoảnh với những câu “không biết”, “không liên quan”, “trước nó có làm ở đây nhưng bây giờ chịu không dính líu gì”. Để rồi sau đó sẽ có những trận đòn thực sự đến hỏi thăm chính mình để dạy cho cách ăn nói mỗi lần bị bắt như thế này. Không! Chẳng bao giờ hy vọng vào việc như thế, những kẻ chăn dắt có pháp luật riêng của họ trừ khi bạn tan vào không khí hoặc quá date đến mức trở thành gánh nặng may ra bạn mới thoát được thôi. Nghĩ đến đây thì tôi cũng đã đứng trong căn phòng rộng chừng 20m2, trang trí bởi những tấm biển trắng ghi lịch công tác, lịch trực. Chưa kịp ngồi xuống ghế anh công an đã chào tôi với một cái giọng mỉa mai:
– Lại là cô ah! Cô không thấy nhục nhã khi số tờ khai của cô trong này đang dầy lên sao? Không biết làm je bỏ mồm ngoài ngửa bụng cho thiên hạ nó đè hả?
Tôi cúi đầu không nói gì, chả phải bởi xấu hổ mà tôi đã quá quen những lời này từ vài năm gần đây rồi. Giọng anh công an lại tiếp tục sa sả:
– Cô phải biết liêm sỉ tí chứ! Thôi ra ngoài khỏi phải khai…
Tôi lại về cái hành lang dài hun hút ấy nhưng lần này tôi đứng ở phía bên kia cánh cửa nơi dành cho những người đã khai xong. Đám người đứng cạnh tôi đã tỏ vẻ sốt ruột bởi mãi chưa thấy phạt hành chính rồi cho về để í ới gọi các đại ca đón về. Lùi hẳn ra phía sau đứng riêng cho mình một góc, tôi chẳng nghĩ ngợi nhiều về nộp phạt và ai đón bởi gần đây tôi đã bị đá ra đường như một cái giẻ rách hôi hám không còn chút tác dụng nào với đám anh chị chăn dắt. Không bị ràng buộc vào những trận đòn, chửi mắng liên miên nhưng cái thân thể tôi đã bị ràng buộc vô hình vào ma túy. Chẳng có cái nghề nào giúp tôi một tối có thể kiếm được 1 vài liều thuốc, chẳng nghề nào có thời gian dành cho vật thuốc, lên cơn. Vả lại bản thân tôi cũng chỉ tính thời gian bằng cách đếm những lần đói thuốc này cho đến những cơn co giật khác. Biết đâu may mắn tôi sẽ lại được co quắp nằm bất động trên vỉa hè hoặc bụi cây công viên nào đấy để kiếp sống này kết thúc. Có đôi khi những cơn phê thuốc đi qua tôi lại thấy bản thân mình bệ rạc quá, muốn vào trại cai tự nguyện nào đấy để bước sang một cuộc sống khác cuộc sống bây giờ.
Một bàn tay rụt rẻ khều nhẹ vào áo tôi:
– Chị ơi!
Vẫn là cô bé lúc nãy hỏi tôi lúc chưa vào phòng thường trực. Đôi mắt có vẻ sợ sệt chắc lại sợ tôi gắt như lúc nãy. Nhìn nó tôi chợt nhớ đến Ngọc chắc giờ cũng học đại học rồi cũng nên chẳng biết đã thành một cô thiếu nữ chưa hay vẫn nghịch như con trai.
– Sao vậy em?
Cái giọng nhẹ nhàng của tôi khiến đôi mắt to tròn của cô bé thể hiện rõ sự ngạc nhiên:
– Bao giờ được thả ra hả chị? Em thấy bảo lấy lời khai nộp phạt xong là cho về cơ mà…
Câu hỏi của cô bé cũng làm tôi hơi thắc mắc, sao giờ này vẫn chưa thấy động tĩnh gì nhỉ hay là định tạm giam cả đám thì ốm.
– Chắc có trục trặc gì thôi! Kiểu gì tí chẳng được về, ở đây không có chỗ để giam hết chị em mình đâu mà sợ…
– Vâng em cũng mong được thả quá chị ạ! Mai là em về quê rồi!
Tôi nhíu mày nhìn vào vóc dáng tròn trịa của cô bé:
– Về quê? Cái đấy thì lúc nào về chẳng được liên quan gì đến bắt bớ tạm giam?
Cô bé nở một nụ cười tươi rói, một nụ cười trong sáng đến kỳ lạ không hề có sự đưa đẩy mời khách, không có sự giả tạo làm duyên:
– Không! Em về hẳn cơ! Em đã kiếm đủ tiền trả nợ cho bà chủ rồi chị ah?
Ô! Cái này nghe lạ quá, được cho về vì đã trả hết nợ ah, mà ai nợ ai cơ chứ, đã gọi là bà chủ thì có nghĩa là cái thân xác này thuộc về người ta. Chắc hẳn cô bé đã được người ta vẽ ra một cái viễn cảnh tươi sáng khi vào nghề này rồi. Một thân thể tròn trịa, một gương mặt ngây thơ như cừu non thế này sao lại thả về với đồng cỏ cơ chứ. Không nỡ làm cô bé thất vọng tôi cố vui vẻ chúc mừng:
– Thế thì tốt rồi! Về với quê hương có ba có mẹ tốt hơn em ạ?
Nói được câu này mà tôi thấy nhói trong lòng, bởi cái tờ khai trong kia lúc nào cũng là ba mẹ mất sớm, lang thang ăn xin từ nhỏ và bây giờ làm gái.
– Vâng chị ạ! Em sẽ về mở tiệm làm đầu, em học được khá nhiều của mấy chị ở cửa hàng bên cạnh chỗ e ở đấy!
Rồi giọng cô bé hơi trùng xuống:
– Và nếu có ai đấy chịu lấy thì e cũng muốn có một gia đình…
Tôi không nói thêm gì nữa, bởi ước mơ ấy cũng là ước mơ của ngày xa xưa tôi rời nhà lên phố, cũng là ước mơ bị vùi dập không thương tiếc để bây giờ đứng tàn tạ trước một giấc mơ tương tự.
Chợt có tiếng thông báo văng vẳng trên loa “Tất cả tập trung lại hôm nay sở y tế thành phố kết hợp với công an quận tổ chức xét nghiệm máu cho tất cả mọi người, các thủ tục hành chính hay tạm giam sẽ được tiến hành sau khi có kết quả xét nghiệm”. Hóa ra đây là câu trả lời cho cái việc đến giờ này chúng tôi vẫn còn vất vưởng ở ngoài hành lang. Tôi lấy tay kéo nhẹ cô bé:
– Đi nào em! Cái này phải lên đầu cho nhanh thì mới về được…
Lách vào đám đông khi cánh tay khẳng khiu như cây gỗ mục không rời khỏi người cô bé, tôi cố kéo em đến càng gần chiếc bàn phủ khăn trắng muốt nơi có các cô y tá đang lấy mẫu máu cho từng người. Cô bé riu ríu bước theo tôi như một người em gái nhỏ, tự dưng tôi thấy mắt mình cay cay bởi đã lâu lắm rồi tôi quên mình đã từng là một người chị lo lắng bảo ban cho Chích Chòe và Ngọc. Cho cô bé đứng ra phía trước tôi để đôi mắt thâm quầng của tôi gắn chặt vào cô bé, từng bước nhích dần về phía bàn xét nghiệm cứ như những giây đếm ngược dành cho tôi. Chỉ cần xong thủ tục này thôi chắc tôi và cô bé ấy sẽ chẳng gặp lại nhau nữa rồi thế nên tôi chỉ biết ngắm nhìn, đưa đôi bàn tay gầy guộc thi thoảng vuốt nhẹ lên mái tóc đen láy của cô bé. Cứ thế tôi không thèm dành lấy một phút giây nào suy nghĩ về khả năng bị HIV của mình như bao kẻ xung quanh tôi đang hoang mang lấn cấn, cho đến khi tôi và cô bé vào cung một lượt lấy máu.
Giây phút mũi kim lạnh buốt cắm vào cơ thể rút đi những giọt máu đỏ hồng nhanh chóng kết thúc, tôi và cô bé áp mẩu bông cồn vào vết kim chích lấy máu đứng gọn vào một góc hành lang chờ kết quả:
– Đau quá chị ạ! Em chẳng thích mùi thuốc sát trùng tí nào cả ngửi buồn nôn quá…
Tôi nặn một nụ cười thật hiền hậu đáp lời:
– Không sau! Như kiến cắn ấy mà chỉ một lát là hết thôi! Mà em tên gì nhỉ, nói chuyện mãi mà không biết tên em, chị tên là Trinh…
Đôi mắt cô bé lấp lánh nhìn tôi hớn hở như trẻ con được quà dù lớp phấn dầy bịch vẫn còn bám chặt trên gò má:
– Em tên Vy chị ah! Thế chị quê ở đâu thế…
Quê! Câu hỏi làm tôi nhớ đến những cơn sóng xô bờ cát, nhớ đến cơn gió đêm hè mang vị mặn chát luồn qua tóc, nhớ con nước lên rồi xuống theo thủy triều, nhớ…
– Chị cũng không biết quê mình ở đâu!
Câu trả lời thiếu hồn của tôi làm Vy ngạc nhiên hết sức:
– Sao lại không biết ở đâu hả chị! Quê là nơi mình sinh ra ấy, là nơi bố mẹ chị sống ấy!
Bố, mẹ! Tâm trí tôi hiện ra nấm mồ xanh cỏ chắc chẳng có ai ngó ngàng đến! Rồi nhớ đến người mẹ đuổi tôi khỏi nhà chẳng hề hối tiếc…
– Chị mồ côi từ nhỏ em ạ! Đến khi chị biết suy nghĩ thì cũng đã vất vưởng ăn xin ngoài đường rồi!
Vy nhìn tôi miệng lắp bắp như muốn tìm một câu gì đó để an ủi hoặc xin lỗi nhưng vốn sống ít ỏi không giúp Vy tìm được từ ngữ thích hợp:
– Không sao đâu em! Chị quen rồi mà! Vào lấy kết quả thôi em! Có rồi kìa…
Tôi cúi gằm mặt để không ai nhìn thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gò má xương xẩu, tôi không biết mình có thực sự sống hay chỉ là một cái xác di động chờ đến ngài thối rữa rồi đem chôn. Tôi mong cái kết quả sắp nhận được kia sẽ giúp tôi có một cái quan tài để yên nghỉ, thoát khỏi chuỗi ngày vật vã này.
“Âm tính” dòng chữ ghi trong tờ giấy kết quả như một lần trêu đùa nữa của số phận đối với tôi, nó làm tôi không thể nở nụ cười thở phào như bao kẻ cùng kết quả này hay đau đớn gào thét như những người có dòng chữ “dương tính”. Nó khiến tôi cứ đứng trân trân như một bức tượng, đầu óc trống rỗng và đôi mắt nhìn vào hư vô. Đột nhiên có tiếng la hét om sòm đánh thức tôi “Có người tự tử!”, “Ai kéo nó lại đi”, “Chắc dính rồi mới lao đầu vào cột thế”…
Tôi giật mình không phải bởi những tiếng ồn ào huyên náo đấy, bởi thi thoảng nhìn thấy ai đó co quắp người chết vì sốc thuốc hay tự tử bởi không chịu nổi cơn đói thuốc hoành hành quá quen với tôi rồi. Mà tôi thảng thốt bởi không thấy bóng dáng Vy từ lúc nhận kết quả đến giờ, linh tính báo điều gì đó không hay tôi vạch vội đám đông đang bu kín lấy cái cột chống mái ở góc hành lang lao vào.
Vy nằm đấy máu từ trán chảy tràn lên mặt vạch ra những đường ngoằn ngoèo tựa như những tia sét hay vạch lên bầu trời, đôi mắt Vy lờ đờ còn đôi tay đang cố bám víu vào cái gì đấy để đứng lên, hình như Vy cố đứng lên để lao đầu lần nữa vào tường. Mặc đám người xung quanh lùi dần vì sợ vấy vào máu Vy, mặc cho mấy ông công an chỉ dương mắt nhìn chằng thèm can thiệp tôi lao vào đỡ lấy Vy, tôi không sợ dòng máu độc ấy tôi chỉ sợ những con người độc địa đang đứng bao quanh tôi và Vy lúc này. Vy run run đôi môi:
– Chị ơi! E… m b… ị rồ… i! E… m mu… ốn ch… ết! E… m kh… ông v… ề v… ới mẹ đ… âu…
Tôi áp chặt tay vào trán em ngăn dòng máu nóng chảy ra liên tục gào lên:
– Bác sĩ đâu! Ai gọi bác sĩ đi!
Loáng thoáng đáp lời tôi là bác sĩ đang đi lấy găng tay và đồ bảo vệ cơ thể trước rồi mới quay ra được. Cố gắng đè nén cơn uất hận xuống tôi nắm chặt lấy tay Vy:
– Em phải bình tĩnh! Kết quả này khôngn chính xác đâu vì ở đây quá nhiều người và họ làm nhanh! Phải ra bệnh viện lớn và xét nghiệm trên 3 lần mới có câu trả lời được…
Đôi môi mấp máy kèm theo ánh nhìn đầy hy vọng vào tôi:
– Thật hả ch… ị?
Tôi cố gắng không nhìn vào mắt Vy:
– Thật mà! Trước chị cũng mấy lần bị như thế rồi!
Và Vy mỉm cười yếu ớt:
– Thế chị gọi bác sĩ ngay đi! Em vẫn muố… n về với mẹ!
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro