Hành trình tuổi thơ

Phần 74

2024-08-02 21:00:39

Phần 74
Vừa tỉnh dậy, mùi thuốc sát trùng của bệnh viện xộc vào mũi tôi. Đầu tôi thì còn hơi nhức, hơi khó chịu vì bị bó như đòn bánh tét.

Tôi đoán bây giờ đang là ban đêm vì trong phòng tối om, không gian im ắng đến rùng rợn. Tôi cựa người ngồi dậy uống cốc nước thì đụng phải ai đó đang nằm ngủ bên cạnh giường. Tôi nheo mắt nhìn, hình như là một cô gái, tôi căng mắt ra cố nhìn xem đó rốt cuộc là ai. Nhưng tôi vừa đưa sát mặt lại thì một mùi hương thơm nhè nhẹ phảng phát từ tóc người đó tỏa ra. Cái mùi hương hoa ly này thì chỉ có thể là nhỏ Phụng thôi bởi trong số những người tôi quen thì chỉ có nhỏ Phụng là xài nước hoa ly này.

Nhỏ nằm gối tay lên cạnh giường, hai tay nhỏ ôm chặt bàn tay phải của tôi. Tôi nhẹ nhàng rút tay ra rồi bế nhỏ đặt lên giường của tôi. Đắp cho nhỏ tấm chăn rồi tôi mở cửa ra hành lang hít thở cho khỏi bị ngột ngạt do mùi thuốc sát trùng. Ngồi trên chiếc ghế đá ngoài hành lang, tôi ngước lên trời nhìn những ngôi sao mà những kỷ niệm 1 năm trước của tôi với nhỏ Linh chợt hiện ra.

Rồi hình ảnh lúc nhỏ tặng tôi cái đồng hồ với cái áo và dặn tôi phải giữ gìn cẩn thận. Thế nhưng hôm nay tôi lại không thể giữ được lời hứa với nhỏ, cái đồng hồ tôi luôn xem như báu vật suốt 1 năm qua nhưng hôm nay nó đã bị vỡ tan do sự sơ ý của tôi. Tôi tự trách bản thân mình, hận bản thân mình ghê gớm.

Tôi đang ngồi mải suy nghĩ thì nhỏ Phụng quàng cái áo khoác lên cho tôi lúc nào không hay.

– P: Đức đang yếu, vào trong nằm nghỉ đi.

– Tôi: Không sao đâu, Đức ổn mà.

– P: Ổn thật không?

– Tôi: Thật 100% con bò cười.

– P: Còn giỡn nữa, hồi tối Đức làm Phụng lo lắm có biết không. – Giọng nhỏ Phụng nghẹn ngào như sắp khóc.

– Tôi: Hồi tối, Đức chỉ nhớ là bị một thằng dùng gậy đập vài phát bể cái đồng hồ của Đức rồi Đức điên máu đè thằng đó ra đấm túi bụi rồi thì không nhớ gì nữa.

– P: Lúc Đức đang đánh nhau, Phụng lén chạy đi gọi bác trưởng thôn ra giúp. Nhưng lúc Phụng với bác ấy ra tới nơi thì thấy Đức đang đứng gượng dậy và bị thằng nào đó cầm cây đập. Rồi Đức đập nó tới tấp luôn, lúc Phụng với bác trưởng thôn chạy ra can thì Đức ngất đi, đầu Đức chảy rất nhiều máu làm Phụng sợ lắm. Rồi bác trưởng thôn nhờ người đưa Đức vào đây đó.

– Tôi: Phụng cũng theo vào đây từ lúc tới giờ hả?

– P: Ừ.

– Tôi: Phụng không về ba mẹ Phụng lo lắng thì sao?

– P: Phụng có nhờ bác trưởng thôn nói giùm ba mẹ Phụng rồi.

– Tôi: Ừm. Mà hình như Phụng khóc nhiều lắm hả?

– P: Đâ… đâu có.

– Tôi: Còn chối, mắt sưng mọng hết lên rồi đây này.

Nhỏ Phụng quay đi hướng khác.

– P: Là… làm gì có.

– Tôi: Khờ thế, có thì nói có đi, việc gì mà phải chối không biết nữa.

– P: Không có mà.

Nhỏ Phụng không muốn nhận tôi cũng chẳng muốn ép nhỏ thừa nhận làm gì. Tôi lại tiếp tục yên lặng nhìn lên bầu trời.

– P: Cái đồng hồ đó, quan trọng với Đức lắm hả?

– Tôi: Ừ, rất quan trọng.

– P: Có phải là của người đầu tiên Đức yêu tặng không?

– Tôi: Ừ. Mà Phụng hỏi làm gì?

– P: À không, không có gì hết.

– Tôi: À mà bọn kia có bị bác trưởng thôn tóm lại không?

– P: 3 tên chạy mất.

– Tôi: Còn 1 thằng không chạy à?

– P: Chạy sao nổi nữa. Nó bị Đức đánh bầm mặt bầm mũi bất tỉnh nhân sự luôn rồi còn đâu. Bây giờ nó đang ngủ trên ủy ban xã ấy. – Nhỏ Phụng nheo mắt tinh nghịch.

– Tôi: Đức ra tay có vẻ nặng quá nhỉ?

– P: Quá nặng là đằng khác ấy chứ. Mà Đức cũng ghê thiệt.

– Tôi: Ghê cái gì? Trông Đức vầy mà chê ghê à?

– P: Không phải ghê đó. Ghê có nghĩa là kinh ấy. – Nhỏ Phụng giải thích.

– Tôi: Ấy bậy, Đức là con trai mà, làm gì có…

Nhỏ Phụng nhăn mặt đập tôi một cái.

– P: Đức này, kỳ ghê. Không nói chuyện với Đức nữa.

– Tôi: Hềhề, Đức chỉ giỡn chút xíu thôi mà. – Tôi cười xòa.

– P: Không nói chuyện với Đức nữa. – Nhỏ Phụng giả vờ dỗi quay mặt đi hướng khác.

Tôi cũng giả bộ làm thinh ngồi im re chống cằm nhìn nhỏ Phụng. Khoảng 5 phút đầu nhỏ Phụng vẫn còn dỗi không thèm quay mặt lại. Nhưng đến phút thứ sáu, nhỏ Phụng hết kiên nhẫn, nhỏ quay lại đập tôi cái nữa.

– P: Thấy người ta dỗi không dỗ thì thôi đi, sao cứ ngồi nhìn chằm chằm thế hả?

– Tôi: Nghe nói bà chằn lúc giận trông rất xinh, quả nhiên đúng thật.

– P: Đang khen hay đang chê Phụng dữ đây?

– Tôi: Tùy người nghe hiểu thế nào thôi, hehe.

Nhỏ Phụng tức tối không nói lên lời. Trông nhỏ Lúc đó quả thật đẹp y chang Hằng Nga, chỉ thiếu điều là nhỏ không ngồi trên cung trăng thôi. Còn tôi chắc giống chú Cuội trồng cây đa.

– Tôi: Phụng có thấy chòm sao kia không? – Tôi chỉ tay lên trời.

– P: Thấy.

– Tôi: Phụng thử nối các ngôi sao đó lại với nhau xem.

– P: Nối thế nào?

– Tôi: Bắt đầu từ 3 ngôi sao sáng thẳng hàng kia, rồi vòng sang bên này. Cứ thế nối các ngôi sao sáng nhất lại với nhau.

Nhỏ Phụng nghe theo lời tôi ngồi nối nối một lát rồi reo lên.

– P: A, ra hình một con mèo. Đúng không?

Tôi suýt ngã ngửa trước câu trả lời của nhỏ Phụng. Rõ ràng tôi chỉ chòm sao sư tử mà nhỏ nhìn ra con mèo mới hay chứ. Nhưng thấy nhỏ đang vui vậy tôi không lỡ làm nhỏ cụt hứng.

– Tôi: À ừ, đúng rồi. Phụng tinh mắt đấy.

– P: Dĩ nhiên rồi, điều đó đến giờ Đức mới biết à?

– Tôi: Ừ, giờ mới biết. Nếu không Đức kêu Phụng đi cắt kính lâu rồi.

– P: Hứ, lại trêu Phụng nữa. – Nhỏ Phụng toan uýnh tôi phát nữa.

– Tôi: Ấy ấy, không được ăn hiếp người bệnh đâu nha.

– P: Hứ, ai ăn hiếp ai?

– Tôi: Dĩ nhiên là Phụng rồi. Đức đang thân tàn ma dại thế này thì làm sao ăn hiếp được Phụng.

– P: Hứ, không thèm nói với Đức nữa. Phụng đi ngủ đây. – Nhỏ Phụng giậm chân đi vào. Tôi ngồi thêm lát nữa rồi cũng vào trong. Nhỏ Phụng leo lên giường bệnh của tôi ngủ ngon lành. Tôi lấy chăn đắp lại cho nhỏ rồi leo lên giường bên cạnh nằm, cũng may là giường bên cạnh đang còn trống.

Sáng hôm sau, lúc tôi tỉnh dậy thì nhỏ Phụng đã về rồi. Đang còn ngu người ngồi ngáp thì từ bên ngoài, một cô y tá trẻ đẩy xe đồ nghề đi vào ngó ngó cái gì đó ở dưới cuối giường tôi đang nằm.

– Yt: Bệnh trĩ, được rồi. Cậu nằm úp xuống cho tôi chích nào.

Nghe cô y tá này phán bệnh mà tôi khóc không ra nước mắt. Tôi bị đánh vào đầu mà lại bị trĩ hả trời?

– Tôi: Có nhầm lẫn gì không cô? Cháu bị thương ở đầu mà lấy đâu ra trĩ?

– Yt: Đây, bệnh án rõ ràng đây còn gì. – Cô yt vừa nói vừa đưa tờ bệnh án lên.

– Tôi: Ấy chết, giường này không phải của cháu. Cháu nằm giường bên.

– Yt: Thôi, yên nào. Đàn ông con trai mà sợ chích à?

Tôi thật không biết nói sao cho cô y tá này tin nữa. Biết thế hồi tối tôi co chân đạp thẳng nhỏ Phụng xuống giường thì bây giờ đâu xảy ra cớ sự như vầy. Nhìn cô y tá cầm kim tiêm mà tôi nổi hết cả da gà.

– Tôi: Chí… chích vào đâu vậy cô?

– Yt: Vào mông chứ đâu.

Nghe vậy tôi khóc không thành tiếng, mặt tôi chảy dài như trái dưa leo.

– Xin lỗi cô, cho tôi hỏi ông nhà tôi nằm giường này đâu rồi? – Một người phụ nữ đứng tuổi hỏi cô y tá.

– Yt: Dạ bác ấy đang nằm ở giường đối diện đấy ạ. – Cô y tá trả lời tỉnh rụi.

– Tôi: Ơ, thế là…

– Yt: Về giường nhanh cho tôi chích đi ông cụ. Từ lần sau hết dám nằm nhầm giường nhá. – Cô y tá cười tinh nghịch.

– Tôi: Phù!!! Làm hết hồn. – Tôi vuốt ngực thở phào. – Vậy cháu có phải chích nữa không?

– Yt: Có. – Cô y tá lại cười.

Thật không hiểu sao mà bệnh viện này lại nhốt bệnh nhân bị thương ở đầu chung với bệnh ở mông được. Kiểu này phải kiến nghị lên ông viện trưởng mới được. Thật không thể chấp nhận được.

Lát sau, a. Trường với a. Cu bước vào. Trông mặt ai cũng rầu như kiểu đi viếng tôi ấy. Theo sau là ông bs già lần trước khám cho tôi và có cả ba mẹ tôi nữa.

– Bs: Chuyện này gia đình tự nói với bệnh nhân, cứ gọi tôi ngay khi cần. Tôi xin phép. – Ông bs nói rồi ôm tập hồ sơ đi ra ngoài.

– Tôi: Chào ba, mẹ, a. Trường, a. Cu.

Tôi đang còn tưởng là ba mẹ sẽ chửi té tát tôi vì cái tội đánh nhau nhưng ngờ đâu họ lại rưng rưng nước mắt nhìn tôi. Các bác không hiểu cảm giác của tôi lúc đó thế nào đâu. Thà là họ đánh tôi hoặc mắng tôi vì tôi làm sai đi, đằng này họ không đánh, không mắng, không nói gì làm cho tôi cảm thấy cắn rứt lắm.

Tôi thương ba mẹ tôi lắm, đã bao lần tôi tự hứa không làm ba mẹ phải buồn vì tôi nữa bởi họ là những người ba, người mẹ tuyệt vời. Họ không màng vất vả lam lũ làm lụng để nuôi anh em tôi, họ chưa một lần trách than. Thế nhưng hôm nay chỉ vì một phút nông nỗi mà tôi lại làm họ khóc. Chưa bao giờ tôi cảm thấy tội lỗi như lúc này.

– Tôi: Con xin lỗi. – Lúc này tôi chỉ biết xin lỗi rồi cúi gằm mặt xuống chờ đợi phán xét.

Mẹ tôi từ từ tiến đến ngồi bên cạnh giường rồi âu yếm xoa đầu tôi. Tôi đực mặt ra không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Theo như mấy cảnh trong phim mà tôi xem thì thường vào trường hợp này giống cái kiểu mà ba mẹ giận quá đuổi cổ từ tôi luôn.

– Tôi: C… có chuyện gì rồi hả mẹ?

– Mẹ: Tội nghiệp con trai tôi. – Mẹ tôi bật khóc thành tiếng.

– Ba: Thôi, mẹ nó từ từ nói. Đừng khóc nữa.

– Mẹ: Bs bảo là… hức… Trường nói giùm cô đi… hức. – Mẹ tôi nấc nghẹn.

– A. Trường: Bs bảo là đầu em có…

– Tôi: Có gì?

– A. Trường: Có một khối u đang phát triển.

– Tôi: Khố… khối u?

– A. Trường: Có lẽ nguyên nhân là do lần tai nạn lúc bé.

– Tôi: Tai nạn, đã xảy ra lâu lắm rồi mà?

– A. Trường: Cái này các bs đang nghiên cứu, nhưng vấn đề lúc này là khối u phát triển rất gần tế bào võng mạc làm ảnh hưởng đến thị lực. – A. Trường trùng giọng.

Tai tôi như ù đi, tôi thật sự không dám tin vào tai mình nữa. Tại sao điều này lại xảy ra với tôi chứ? Tôi ước gì đây chỉ là một cơn ác mộng, khi tôi tỉnh dậy thì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường.

– A. Trường: Nhưng mà yên tâm đi, đây không phải là khối u ác tính, nếu Đức chấp nhận điều trị sớm thì khả năng thành công rất cao. – A. Trường an ủi tôi.

Tôi biết nếu tôi tiếp nhận điều trị thì sẽ đúng như lời a. Trường nói. Nhưng nếu tiếp nhận điều trị thì đối với hoàn cảnh gia đình tôi thì sẽ là một gánh nặng cực kỳ lớn do chi phí điều trị không hề nhỏ. Nuôi anh em tôi khôn lớn đến giờ này thôi mà ba mẹ tôi đã cực khổ lắm rồi, tôi không thể làm khổ ba mẹ thêm nữa. Dù sao thế giới 7 tỉ người thiếu mất một thằng Đức cũng chẳng sao.

– Tôi: Không, con sẽ không tiếp nhận điều trị gì hết.

– Mẹ: Con…

Vừa lúc đó ông bs già đi vào.

– Bs: Tại sao cháu không muốn điều trị? Chẳng lẽ cháu không muốn tiếp tục sống?

– Tôi: Cháu muốn nhưng mà…

– Bs: Ta biết cháu lo ngại điều gì.

– Tôi: Bác biết?

– Bs: Cháu yên tâm, tỉ lệ thành công của ca phẫu thuật này rất cao. Chỉ là rất có thể để lại chút biến chứng thôi.

– Tôi: Biến chứng gì?

– Bs: Có thể là mù lòa hoặc mất trí nhớ. – Ông bs dè chừng như còn điều muốn giấu tôi.

– Tôi: Nếu cứ như vầy cháu có thể kéo dài được bao lâu ạ?

– Bs: Điều này phụ thuộc vào tình trạng từng người. Với tình trạng của cháu thì ta e chỉ có thể kéo dài thêm không tới 1 năm nữa đâu.

– Tôi: Bác để cháu suy nghĩ.

Thật trong trường hợp đó tôi chẳng biết phải làm sao nữa. Thời gian của tôi chỉ còn vỏn vẹn được 1 năm nữa thôi sao?

Mẹ tôi thì không chịu nổi cú sốc nên đã ngất đi, ba tôi thì cũng đứng không vững.

– Tôi: Mọi người làm ơn giữ kín chuyện này giùm con.

– A. Cu: Tại sao?

– Tôi: Đệ muốn sống nốt quãng thời gian cuối cùng một cách bình thường. Không làm cho thêm nhiều người lo lắng cho đệ nữa.

Đến chiều, tôi được xuất viện do tôi nằng nặc đòi về. Về đến võ quán tôi tắm rửa rồi mặc vào bộ võ phục lần cuối vì từ hôm sau tôi phải dọn về nhà ở chung với gia đình.

Lúc tắm xong bỏ đồ ra giặt tôi mới nhớ ra là còn chiếc lắc mua hôm noel chưa tặng cho nhỏ Phụng. Giặt xong đồ tôi lấy xe chạy sang nhà nhỏ Phụng để tặng chiếc lắc cho nhỏ. Lúc đi ngang qua cái hẻm hôm qua đánh nhau với bọn kia tôi dừng xe chạy vào tìm lại cái đồng hồ. Tôi lục từng ngóc ngách, rẽ từng bụi cỏ tìm mà không hề tìm được một mảnh kính vỡ. Chả lẽ lao công ở đây làm vệ sinh sạch sẽ đến thế? Tìm mãi đến khi trời sập tối thì tôi mới bỏ cuộc. Tôi dắt xe đến nhà nhỏ Phụng.

– Tìm Phụng hả con? – Mẹ nhỏ Phụng đang quét sân.

– Tôi: Dạ, cho con gặp Phụng.

– Mẹ P: Con là người hôm qua cứu bé Phụng nhà bác đấy hả?

– Tôi: Dạ đâu có. Là Phụng cứu con đấy chứ.

– Mẹ P: Bác trưởng thôn kể cho bác nghe hết rồi. Vào nhà ngồi chơi đi con.

– Tôi: Dạ, không cần đâu ạ. Con gặp Phụng một xíu rồi con về ạ.

– Mẹ P: Vậy con đợi chút nha, con bé đang xuống.

– Tôi: Dạ.

– Mẹ P: Hồi sáng bác định vào thăm con nhưng mà mắc bận đột xuất. Hồi nãy vào thì hay tin con xuất viện rồi. Thế con bị thương có nặng không?

– Tôi: Dạ bị thương ngoài da thôi bác.

– Mẹ P: Ngoài da mà cái đầu như đòn bánh tét thế kia?

Tôi gãi đầu cười xòa cho qua chuyện. Tầm 3 phút sau, nhỏ Phụng mặc bộ đồ thun có hình mèo kít tu kít ti gì đó (mấy loại đồ bộ mà con gái hay mặc ấy. Quần dài tới đầu gối, áo cộc tay ấy).

– P: Đức tìm Phụng hả?

– Tôi: Không, ông hàng xóm tìm.

Nhỏ Phụng đập tôi một cái (thói bà chằn không bỏ).

– P: Tìm P làm gì?

– Tôi: Đòi nợ.

– P: Nợ gì? – Nhỏ P ngơ ngác.

– Tôi: Quà noel của Đức đâu?

– P: Ơ, Đức chưa tặng P mà còn đòi của P là sao?

– Tôi: Ờ ha, quên. Đây, quà của P đây.

Tôi lấy cái lắc trong túi ra tặng cho nhỏ P.

– P: Oa, đẹp quá. Đức mua ở đâu vậy?

– Tôi: Tiệm chứ đâu.

– P: Đẹp thật, cảm ơn Đức nha.

– Tôi: Ừ, tặng hơi muộn nhưng P không chê là vui rồi.

Xong tôi lại đạp xe quành về. Về đến cửa tiệm quà lưu niệm hôm qua tôi sực nhớ là vẫn còn một cái lắc có chữ V. Tôi dựng xe đi vào tiệm tìm đến chỗ chiếc lắc hôm qua. Cũng may là chiếc lắc đó vẫn còn.

– Lấy cho em cái lắc đó. – Tôi và 1 thằng khác đồng thanh chỉ vào cái lắc đó.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Hành trình tuổi thơ

Số ký tự: 0