Đời học sinh – Quyển 5

Phần 36

2024-07-29 11:30:00

Phần 36
Ngọc Lan tựa lưng vào vách tường cười tươi:

– Hì, đây coi như đền bù cho anh vất vả cả hôm nay đó! Anh ngủ ngon nha, sáng gặp!

Tôi gãi cổ cười:

– Ừ, em cũng ngủ ngon!

Đúng là ngay từ đầu, tôi đã nghi ngờ tụi bạn của thằng Thạch sanh. Nhìn sơ, bọn chúng mặc đồ phẳng phiêu như dân thành phố. Chắc có lẽ thằng Thạch sanh do đi làm ăn xa đã quen được và rũ về nhà chơi giống như tôi rũ tụi thằng Toàn về nhà nội chơi vậy.

Nhưng không vì thế mà sự nghi ngờ của tôi giảm đi. Tôi cảm giác chúng có ý định gì đó với nhà của chú Tư Chúc. Nhìn chung thì nhà của chú Tư Chúc cũng thuộc dạng khá giả trong xóm. Hai chị em nhà nhỏ Nhung cũng rất ưa nhìn. Vì thế có thể những người này đang nhắm vào một trong những lí do tôi đã nêu ở trên. Và tôi không nghĩ là thằng Thạch sanh biết điều đó.

Thạch sanh tuy là một thằng láu cá và hay gây gỗ với người khác. Nhưng nó cũng là một thằng biết thương em và gia đình. Ở nó có chút cục mịch, và dễ tin người nên đôi khi tôi sợ nó bị tụi này lợi dụng để thực hiện một ý đồ gì đó. Nếu vậy thì thật là nguy hiểm.

Tuy nhiên, tôi không thể nào dành cả ngày để suy nghĩ về chuyện đó được. Lí do tôi về đây là để nghỉ mát, để thư giản cũng Ngọc Lan sau 1 năm xa nhau đầy sóng gió. Vì thế sáng hôm sau, tạm gác qua chuyện của thằng Thạch sanh, tôi rũ nàng ra khúc kênh phía sau rẫy ca cao chèo xuồng.

Khúc kênh nằm cách rẫy ca cao chừng một sào ruộng nên tôi với nàng chỉ đi bộ tầm 10 phút đã đến bờ kênh. Ở đó đã có sẵn con xuồng đang buộc vào thân cây cạnh bờ. Con xuồng đó là của cậu mợ hai dùng để chèo lên xóm trên giao dừa nước cho những quán cà phê ven sông. Hôm nay nhân dịp câu mợ lên thị trấn có công chuyện, tôi đã mượn chiếc xuồng này chở nàng đi chơi.

Cùng tôi bước lên chiếc xuồng có đôi chút bấp bênh, nàng nheo mắt:

– Có chèo được hông đó nghen, lại cho em tắm sông đi!

Tôi vỗ ngực tự tin:

– Trời, em yên tâm! Anh con nhà sông nước mà!

Nàng cười khì lắc đầu:

– Xì, thôi đi ông! Chèo đi đã!

– Rồi, ngồi cho chắc nghen tiểu thư!

Rút cây xào khỏi đáy sình, tôi chống chiếc xuồng rồi khỏi bờ bắt đầu buổi dạo chơi trên lòng kênh.

Trời hôm nay khá đẹp, nắng không quá gây gắt dưới những tán lá rộng um tùm bên trên tạo cho chúng tôi không khí thật thoải mái vào buổi sáng sớm.

Chưa kể từ lúc về quê, Ngọc Lan không còn mặc những bộ trang phục sang trọng, quý phái nữa/ Thay vào đó, những trang phục mỗi ngày nàng mặc chỉ đơn thuần là quần sóc, áo phông hoặc đôi khi là những bộ bà ba lúc trẻ được nội tôi cho để mặc cho hợp với dân quê như hôm nay. Bộ trang phục đó cộng với mái tóc vàng ỏng ả được nàng búi lên bằng một chiếc đũa để lộ chiếc cổ trắng ngần lêu phêu vài sợi tóc con nhìn thật đằm thắm. Thương gì đâu!

Khi xuồng đã chèo được một quảng, những cây lục bình với những bông hoa màu tim đẹp rung rinh cũng xuất hiện nhiều hơn, nó khiến Ngọc Lan thích thú đưa tay kéo chúng rẽ nước đi theo chiếc xuồng của mình.

Nàng cười:

– Đây là bông lục bình phải không anh?

Tôi ngạc nhiên trêu:

– Chà, em cũng biết hoa lục bình hen?

Nàng nguýt dài bứt một bông hoa lục bình lên ngắm:

– Xí, chính anh nói cho em biết hồi một năm trước mà không nhớ!

Tôi gãi đầu chữa thẹn:

– À hề hề, quên mất! Mà em hái bông lục bình về đi! Có thể làm nhiều món ăn lắm đó!

– Vậy hả? Để em hái thật nhiều về nhờ nội dạy nấu, hì hì!

Vì vậy, cứ đến cành bông nào, nàng cũng đều hái về. Chẳng mấy chốc mà xuồng đã đầy ấp những bông và bông tím rực.

Nhìn đống bông lục bình, nàng xuýt xoa:

– Hì hì, nhiều quá, kiểu này ăn no bụng luôn!

Dù nhìn đống bông đó tôi có hơi ngại miệng thật, Nhưng chỉ cần nhìn thấy nụ cười tươi tắn trên gương mặt nàng, tôi lại thấy bình yên vô cùng. Và cũng không còn ngại cái đống bông mình sắp phải ăn cả ngày nay nữa.

Nhưng có bông lục bình không thì vẫn còn thiếu xót lắm. Do vậy lúc đi ra xuồng, tôi đã chuẩn bị sẵn cần câu. Vì khi ra đến cửa sông, cá ở đó rất nhiều. Tôi tin chỉ trong vòng 1 buổi sáng, tôi và Ngọc Lan có thể câu đủ cá cho buổi trưa hôm nay.

Đến chừng men cửa sông, tôi cắm sào gần bờ để cùng Ngọc Lan câu ở đó. Nàng cầm chiếc cần câu bằng trúc một các thích thú:

– Hì, nhìn ngộ quá ha anh? Ở bên em câu cá bằng cái cần câu có đồ quay cơ!

Tôi cười khì sự ngây ngô của nàng:

– Hề hề, nét độc đáo ở làng quê là vậy đó em! Còn chưa hết đâu, ở bên em dùng mồi giả phải không?

Nàng nghiêng mái đầu:

– Đúng rồi, ở đây dùng gì hả anh?

Tôi lấy lọ giun đất đã đào lúc nãy ra cho nàng:

– Đây nè, công sức của anh nãy giờ đó!

Nàng cầm lọ giun đất thích thú:

– Thì ra lúc nãy anh để em đợi trên xuồng là vì vật này đó hả?

– Ừ, ở gần bờ kênh nhiều giun lắm, xới tý đất lên là ra một đống luôn!

Nàng cười khì đưa lưỡi câu cho tôi:

– Anh gắn mồi cho em một lần đi, lần sau em biết à!

Lúc đâu tôi cứ tưởng nàng nói chơi vì công việc gắn mồi vào lưỡi câu này ít con gái nào dám làm lắm. Nhìn con giun cứ ngọ nguậy trong tay là thấy ghê rồi, làm sau nàng dám gắn chúng vào lưỡi câu được.

Ấy thế mà đúng y như Ngọc Lan nói. Tôi chỉ gắn thử cho nàng cho nàng lần đầu lúc đó nàng cực kì chú tâm vào đôi tay của tôi. Lúc sau nàng tự mày mò gắn mồi vào một cách mạnh dạn và quẳng cần câu xuống nước như thế là một dân câu chuyên nghiệp rồi vậy.

Thấy tôi cứ há hốc mồm, nàng cười khì đi dép trong bụng tôi:

– Hì, tưởng em hông dám gắn mồi hả?

Tôi cười cười chữa thẹn:

– Hề hề, thì cứ tưởng em sợ dơ nên không dám gắn!

Nàng bĩu môi:

– Xì, làm như em tiểu thư lắm vậy! Lo mà câu đi!

Buổi sáng hôm đó, đúng như dự đoán, tôi với nàng cũng câu được kha khá cá đủ cho một bữa trưa thịnh soạn. Do câu đủ chỉ tiêu sớm, tôi chở ngược lại khúc kênh cũ, đi vòng sang xóm trên về để tiện thể cho nàng ngắm cảnh xung quanh.

Nhưng thực sự thì tôi cũng không thể ngờ được mình lại phát hiện một bí mật động trời như vậy trong lúc đi dạo cùng nàng.

Đó là khi chúng tôi chèo ngang con kênh ở phía sau nhà chú Tư chúc, đến rặn dừa nước ở bên hông vườn chôm chôm, tôi đột nhiên dừng xuồng lại do nghe có tiếng nói ở trong vườn.

Chôm chôm giờ này đã được chú tư Chúc thu hoạch hết rồi nên chuyện chú ở đây là không thể. Hai chị em nhỏ Nhung thì không phải vì giọng nói đó là giọng nam. Nhưng tôi chắc chắn đó không phải là giọng của thằng Thạch sanh vì nó ồ ồ hơn nhiều, vả lại từ ngữ nó dùng dân dã hơn so với những gì tôi đang nghe dù chỉ loáng thoáng.

Do vậy, tôi quyết định cập xuồng vào bờ nép sau bụi dừa nước để tránh bị phát hiện, còn tôi thì len lén leo lên bờ tiếng gần đến hóng hớt sự việc.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 5

Số ký tự: 0