Đời học sinh – Quyển 5

Phần 30

2024-07-29 11:30:00

Phần 30
Ngọc Lan giờ này ngồi tựa vào vách tường như đang thưởng thức cảnh rẫy ca cao bạt ngàn trước mặt. Thấy tôi bước ra, nàng cười đon đã:

– Xong rồi đó hen! Anh ngồi xuống đây đi!

Tôi chồm đến chỗ hai tách cà phê trầm trồ:

– Chà thơm quá! Em pha nhanh thật đó!

Nàng lắc đầu xua tay:

– Hì, lúc trước khi vào phòng anh em đã ở bếp chuẩn bị nguyên liệu sẵn rồi! Đợi anh dậy chỉ việc pha thôi!

Tôi thở ra, đưa tay chạm vào đôi má mềm mại của nàng:

– Anh không biết phải nói sao về em nữa, chỉ biết là càng ngày càng thương em hơn!

Nàng áp tay vào bàn tay của tôi cười hiền:

– Có những chuyện không cần mình phải nói ra mà anh! Cảm nhận bằng trái tim là được rồi!

Kèm theo câu nói đó, nàng vinh cổ kéo tôi lại gần, dùng chiếc mũi xinh xắn của mình cọ vào mũi tôi một cách nhẹ nhàng và đầy tình cảm.

Đây là cách thể hiện tình cảm của nàng với người trong gia đình mình. Lúc đầu tôi không biết vì sao nàng lại thích như vậy. Nhưng dần dần sau những lần cọ mũi với nàng, tôi mới dần phát hiện ra nó không kì cục như tôi nghĩ.

Khi trán tôi chạm vào trán nàng, tôi có cảm giác như tâm trí của hai đứa đang kết nối với nhau một cách vô hình. Và nhất là lúc nhắm nghiền đôi mắt cọ mũi với nàng, tôi cảm thấy lòng mình ấm lại rất nhiều với những cảm thật xốn xang khó tả. Đó là lúc giữa tôi và nàng gần như không còn một khoảng cách nào nữa. Nàng hay ghê!

Ngọc Lan nói đúng, đôi khi ta không càng phải nói quá nhiều những từ hoa mĩ. Nếu là thật lòng với nhau thì chỉ cần một cử chỉ quan tâm dù là nhỏ nhất hay đơn thuần chỉ là một cái bẹo má, cọ mũi cũng đủ đến lòng ta cảm thấy thật yên bình.

– Ngon quá chérie ạ! – Tôi nhấp một ngụm cappuccino tấm tắc.

– Hì, yên lặng thưởng thức cảnh vật đi ông tướng! Phải một năm rồi hai đứa mới được ở cùng nhau thế này mà!

– Ừ, hề hề!

Thế là tôi với nàng tựa vào nhau cùng thưởng thức ly cà phê và phóng tầm mắt về rẫy ca cao um tùm trước mặt. Mùi hương của nàng, mùi hương cà phê, mùi hương của làng quê cứ quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thật thư thái đến lạ thường. Nó khiến tôi cứ chìm đắm vào những cung bậc cảm xúc cứ bốc lên như đám khói trắng từ những mái lá, mái tôn mỗi chiều chiều.

Giữa không khí yên bình, hành phục đó, bỗng dưng có tiếng sột soạt vừa đột ngột phát ra từ vườn tắt bên cạnh như thể có một chú sóc vừa nhảy ra khỏi chỗ ẩn nấp. Tôi giật mình nhìn kĩ về phía bên dưới rẫy ca cao. Thấp thoáng sau những cây ca cao rộng tán, một bóng nhỏ đang chạy vụt đi khiến tôi giật mình tự hỏi: Ai như nhỏ Linh?

Bất giác, tôi nhảy phóc xuống rẫy ca dao vừa chạy vừa gọi lớn:

– Linh… có phải em đó không?

Mặc cho tôi có gọi lớn bao nhiêu, bóng nhỏ đó vẫn chạy vụt đi ngày càng nhanh. Tuy nhiên tôi không thể đuổi theo cái bóng đó lâu, vì do gọi lớn nãy giờ, đàn chó canh có lẽ đã phát hiện ra tôi nên chúng sủa inh ỏi buộc tôi phải quay về nếu không muốn bị táp cho mấy cú vào mông.

Ngồi bệch xuống ván, tôi dựa tường thở hắc một hơi khiến Ngọc Lan tròn mắt:

– Lúc nãy là ai vậy anh?

Tôi nhún vai:

– Anh không biết nữa, nhìn sơ thì giống bé Linh em nhỏ Nhung vì chỉ có tụi nó mới băng đường rẫy ca cao như thế thôi!

– Nhưng tại sao nó bỏ chạy vậy anh?

Tôi thở dài trông về phía rẫy ca cao:

– Anh cũng đang thắc mắc đây!

Và có lẽ tôi và nàng vẫn sẽ trăn trở sự thắc mắc trong lòng mãi nếu không có đám thằng Khánh đến ghé nhà. Từ trước cửa, tôi đã nghe giọng của tụi nó oang oang vào:

– Phong ơi, tụi tao tới chơi nè!

Tôi quay sang Ngọc Lan định bụng dắt tay nàng ra nhưng nàng đã lắc đầu:

– Anh ra trước đi, em dọn dẹp mớ tách này rồi ra sau!

Thế nên, chỉ có mình tôi ra tiếp tụi thằng Khánh. Khác với năm trước tụi nó dẫn nguyên xóm đến, lần này chỉ có nó, thằng Mậu với vài ba đứa khác. Thấy tôi lỉnh kỉnh bước ra, nó xúm lại cốc đầu, đá đít:

– Tao nghe nội nói hôm nay mày về nên qua chơi nè! Mới đó mà ra dáng phổng!

Tôi quệt mũi gật gù:

– Tao mà mạy!

Rồi tụi nó ngó dáo dác vào trong nhà:

– Ủa, rồi tụi bạn mày đâu?

– À, nay tụi nó còn bận việc nên mấy tuần nữa mới về, giờ chỉ có một người về thôi!

Bọn nó xôm lên:

– Đù ai vậy? Sao không kêu ra đây chơi?

– Hề hề, từ từ!

Rồi tôi quay đầu vào trong nhà gọi lớn:

– Lan ơi, xong chưa em? Ra nói chuyện với tụi thằng Khánh nè!

Từ trong nhà phát ra giọng nói lớ lớ dễ thương:

– Xong rồi đây! Hì hì!

Trái hẳn với dự đoán của tôi. Ngọc Lan không đi một cách hình thường ra mà chạy nhảy một cách tung tăng từ trong nhà ra đến chỗ tôi làm cả bọn thằng Khánh đều há hốc mồm kinh ngạc. Nhưng có lẽ mái tóc vàng óng của nàng mới là điểm làm tụi nó ngạc nhiên nhất.

Thằng Khánh chỉ tay lặp bặp:

– Ủa, Lanna đây hả? Nay nhuộm tóc lạ quá tui nhìn không ra luôn chứ!

Nàng cười khì vuốt vuót mái tóc của mình:

– Hì hì, không đâu! Tóc thật của mình đó, hồi trước mới là nhuộm!

Cả đám nghệch mặt ra:

– Ủa, là sao?

Tôi vỗ vai thằng Khánh cười hền hệt:

– Hề hề, nói chung bây giờ là người thật, tóc thật, mắt thật! Không có gì là giả hết!

Thằng Khánh chẹp miệng xua tay:

– Thôi mệt quá, bỏ qua việc đó đi! Hôm nay ngoài qua đây thăm mày ra tao còn một việc nói cho mày biết nè!

Tôi liếm môi:

– Việc gì mà quan trọng vậy?

Thằng Khánh chụm đầu tôi lại hạ giọng:

– Thằng Thạch sanh về rồi!

Tôi tròn mắt thản thốt:

– Gì, thằng Thạch sanh về rồi hả?

– Ừ, nó mới về hôm kia, bữa giờ chưa có động tĩnh gì!

Tôi tặc lưỡi thở dài:

– Chuyện cũng lâu rồi, chắc nó cũng đổi tính, tụi bây đừng lo!

Thằng Mậu cắn môi:

– Ừ, tao cũng mong là vậy? Nếu không thì cả xóm này lại mệt với nó!

Tôi thở ra trấn an tụi nó:

– Thôi không sao đâu! Chiều nay tụi bây có tiết mục gì không?

Thằng Khánh nhún vai:

– Chắc là không? Chiều tụi tao lên thị trấn có chút chuyện rồi! Để sáng mai tao dẫn tụi bây qua nhà tao hái chôm chôm ra đồng bò chơi!

– Ờ cũng được!

Thằng Mậu đột nhiên à lên:

– Nếu tụi bây muốn thì giờ ra đồng bò với tụi tao dắt bò về nè!

Tôi khoái chí:

– Đù, được đó! Đi nhanh tụi bây!

Khác với con đường đá sỏi dẫn vào nhà nội tôi đã thay đổi rõ rệt, đồng bò vẫn vậy. Nó vẫn là một bãi đất rộng lớn với đầy cỏ mọc um tùm. Chốc chốc lại có những chú cào cào bay đi tìm chỗ đậu mới khi bị đám con nít đùa giỡn đụng vào chỗ đậu của chúng. Ở tít đằng xa là một đám con nít khác đang thả những cánh diều bay xa tít lên bầu trời màu tía của buổi hoàng hôn dần xuống.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 5

Số ký tự: 0