Đời học sinh – Quyển 3

Phần 90

2024-08-03 14:32:13

Phần 90
Khốn nạn thân tôi, biết bao nhiêu câu từ phải khó lắm tôi mới đào bới lên được để dành xử án con bé đã trôi đi đâu hết ráo. Cái trứng gà mới ấm làm sao, tay nó di đến chỗ nào, tôi tê rần cả người đến đó. Cả gương mặt bé xíu của nó nữa, rất gần với mặt tôi, cảm tưởng chỉ cần dịch ra trước một tí, môi tôi đã chạm đến môi nó.

– Em xin lỗi, lúc đó tại hoảng quá, không biết làm gì?

– Nhưng cũng không cần phải tát anh thế chứ?

“Chỉ là cái áo đó sơ ý bay vào mặt anh thôi, chứ có phải anh trộm nó để lên mặt đâu mà em phải làm vậy. Em thật là quá đáng, làm như anh là tên trộm biến thái vậy!”

Tất nhiên, đó chỉ là câu nói dự tính của tôi trước khi được con bé lăn trứng gà. Bây giờ thì toàn thân của tôi như tan chảy, trái tim tôi như đang muốn xé tan lồng ngực mình ra để chỉ nói một câu với con bé rằng nó thật là chu đáo làm sao.

– Trứng gà nguội rồi, anh thấy đỡ chưa?

Con bé vẫn giữ cặp mắt ân cần đó, tôi thoáng có một chút luyến tiếc.

– Ừ hết rồi, cảm… – Chợt nhớ đến mình còn phải làm mặt giận – … à em ngồi nghỉ đi!

Con bé không nói gì, nó lẳng lặng vào trong bếp cất quả trứng gà rồi lại lẳng lặng bước ra nhẹ nhàng ngồi ghế cách tôi không xa.

Nắng lại xuất hiện sau một cơn gió thoảng, lần này nó đã lui ra ngoài cửa và dừng hẳn ở đấy như thể đã xem hả hê sự việc xảy ra giữa tôi với con bé và giờ thì nó chỉ việc nán lại để xem kết cục sẽ ra sao.

Kể từ lúc ngồi trên ghế tới giờ, tôi vẫn chưa nói lời nào với nó. Khoảng lặng thinh giữa hai đứa khiến tôi có thể nghe rõ tiếng gió khua rì rào những tán cây nhỏ ngoài góc sân, tiếng những hạt mai rơi lộp độp xuống nền đất và vang vọng đâu đó là tiếng chuông gió kêu leng keng mỗi khi có đợt gió mạnh.

Không khí yên ắng khiên tôi cảm thấy ngột ngạt, cả người khó chịu như có kiến bò từng đàn trong ấy. Tôi vớ lấy chiếc remote:

– Chán quá, bật TV xem đỡ buồn!

Tôi nói trỏng không cố để con bé nghe được, nó vẫn ngồi đấy, tay vân vê chiếc áo đấu thí đều muốn sù cả lông, thi thoảng lại rụt rè cầm lấy ly nước chu đôi môi bé xíu của mình nhấp một ngụm rồi lại bỏ xuống bàn, những lần đó tim tôi như tan chảy.

Chương trình TV hôm nay chẳng có gì hay, cũng chỉ toàn những kênh âm nhạc phát đi phát lại vài bài mỗi lần lên sóng. Thôi thì cứ để kênh phim nghe tiếng nói chuyện cho đỡ buồn, còn hơn là phải sống trong yên lặng, như thế chẳng khác nào là tra tấm tâm lý.

Khi TV không còn đủ sức cuốn hút tôi theo những thướt phim cũng là lúc mắt tôi phải tìm đến nơi tạo cho tôi có cảm giác lôi cuốn hơn. Những tia nắng như hiểu ý, nó lui ra rồi dần tan biến đi như tự biết được nó không phải là ứng cử viên cho điều đó. Bầy kiến đã về hang từ lúc nào cũng chẵng đến tôi kịp nhìn ngắm, giờ chỉ có tôi với con bé mà thôi.

Con bé Ngọc Mi không phải là khác hoàn toàn với cô chị, phàm là chị em cũng phải có một chút gì giống nhau. Nếu để tôi chọn một nét chung nhất cho cả hai chị em, chắc chắn tôi sẽ chọn cặp mắt.

Vì sao ư?

Rất đơn giản, điểm giống nhau không chỉ từ vẻ bề ngoài mà nó còn thể hiện ở cả tác dụng. Ở cả hai chị em, đôi mắt đều là nơi thu hút mọi ánh nhìn nhất, bất kể khi nào nhìn họ, chẳng ai có thể bỏ xót được cặp mắt.

Nhưng khi con bé vươn tay vớ lấy ly nước, bản năng của một đứa con trai mới lớn khiến tôi lại hướng về phía ống tay áo. Chợt nhớ ra tai nạn lúc nãy, người tôi như hóa đã đi khi biết rằng, trên người con bé lúc này ngoài bộ áo đá banh tôi đưa ra, tất cả đều được phơi trên sân thượng cả.

Tôi thoáng đứng hình vài giây trước khi cố dán mắt mình vào chiếc TV nhỏ xíu trước mặt.

Cõi thiên đường hay là cổng địa ngục?

Đó là những suy nghĩ lẩn quản trong đầu tôi lúc này. Chúng di chuyển tạo nên một bình tròn quanh đầu tôi như hai cao thủ võ lâm chuẩn bị giao chiến. Cả hai cao thủ lao vào nhau tung ra những đòn chí mạng nhầm hạ gục đối phương. Có khi bên này bị dính chưởng, tôi lại lia mắt nhìn sang bên con bé. Nhưng khi bên kia bị phản công, tôi lại cố quay đầu sang chiếc TV để không bị cám dỗ.

Cuộc chiến chỉ đến hồi kết thúc khi bộ phim chiếu trên TV chiếu đến đoạn hai nhân vật chính hôn nhau say đắm ở cuối phim, đó cũng là lúc tôi biết mình thua trận hoàn toàn. Cảnh nóng trên phim, cộng với nhưng suy nghĩ linh tinh về con bé lúc này khiến cho cả người tôi nóng ran lên. Tôi không thể đổ thừa cho bất cứ ai nữa cả, những tia nắng như không muốn bị vạ lây nên đã dịch thêm một tí ra ngoài thềm, thoát ẩn thoát hiện nhưng vẫn còn hóng hớt.

Cả người tôi nóng hầm hầm như phát hỏa, tôi đứng phắt dậy cầm ly nước uống dở trên bàn dội vào đầu mình, còn định chạy ra sau bếp múc thêm.

Con bé Mi chỉ nhích sang một bên nhưng không hốt hoảng, nó tròn mắt nai nhìn tôi một lúc như thể đang dò xét nhưng sau đó từ từ rút trong túi xách ra một chiếc khăn tay đưa lên mặt tôi lau từng dòng nước chảy.

Mắt nai nhìn tôi và tôi nhìn mắt nai. Đôi mắt nó phản chiếu những tia nắng lóng lánh, mỗi lần nó chớp mắt, tôi tưởng tia nắng ngoài trời cũng sẽ tắt theo. Như không thế dừng, tôi đưa tay nắm lấy cánh tay thon thả của con bé. Tròng mắt nó mở to ra nhưng trong phút chốc lại nhỏ dần theo những tia nắng nhạt nhòa ngoài sân.

– Không…

Lý trí trỗi dậy, tôi bất ngờ đẩy mạnh con bé làm nó ngã ngửa ra. Tôi hốt hoảng kịp tóm lấy tay con bé nhưng chỉ để mất thăng bằng theo. Cả hai té nhào xuống ghế.

Vì là ghế đệm nên khi cả hai ngã xuống, thân thể nảy lên vì cú chạm sau đó mới dừng hẳn. Tôi bối rối nhận ra mình đang nằm đè lên người Ngọc Mi.

Sau một lúc chết lặng vì ngỡ ngàng, tôi vội chống tay định nhổm dậy nhưng khi nhìn vào đôi mắt long lanh giờ này đang nhìn tôi chăm chăm, tự dưng tôi mất sức. Chưa bao giờ tôi nhìn con bé gần đến vậy, tôi có thể nhìn thấy chính mình phản chiếu trong đôi mắt trong veo như hai giọt nắng của con bé. Những giọt nước còn xót lại trên mặt tôi nhiễu xuống mặt con bé lăn dài xuống chiếc cổ thon nhỏ làm cả người tôi run lên, nhịp tim đập mạnh. Trong một phút không tự chủ, tôi cúi xuống hôn lên môi nó, Ngọc Mi cũng ngập ngừng rướn đôi môi của mình lên.

… Bạn đang đọc truyện Đời học sinh – Quyển 3 tại nguồn: http://bimdep.vip/doi-hoc-sinh-quyen-3/

– Phong ơi, tôi tới lấy đồ đây!

Khi chỉ còn cách chừng vài phân. Giọng con nhỏ Nhung bỗng vang lên phá tan bầu không khí tĩnh mịt vốn có trong ngôi nhà. Cả tôi lẫn con bé Mi đều giật mình mở to mắt hướng về phía cửa nhà nơi nhỏ Nhung đã đứng ở đó từ lúc nào. Bốn mắt nhìn 2 mắt hai mắt, hai mắt nhìn bốn mắt một lúc rất lâu.

– Xin lỗi, chắc tui tới không đúng lúc!

Nhỏ nhung đỏ mặt, thừng lững bỏ ra ngoài khi thấy tình thế giữa tôi và Ngọc Mi. Tôi vội nhổm dậy chạy theo:

– Này này bà Nhung, chờ đã không như bà nghĩ đâu!

– Không như tôi nghĩ là như thế nào cơ?

– Thì, ây dà, con bé chỉ đến nhà tui chơi thôi mà!

– Chơi? Chơi trò này đó hả?

– Bậy, bà vào đây đã, người ta nhìn kìa!

Phải dùng đến khách quan kế, tôi mới miễn cưỡng lôi nhỏ Nhung vào nhà để giải thích rõ mọi chuyện.

Con bé mi giờ đã sửa lại tóc tai, mái tóc ngố ngang trán được chiếc kẹp hình hoa thiêng diên vĩ kẹp lên làm tôi có phần nào an tâm.

– Giờ sao, hai người muốn nói gì?

Nhỏ Nhung ngồi vắt chéo chân chiễm chệ trên ghế.

– Thì như tui đã nói rồi đấy, chỉ là tai nạn thôi!

– Có thật là như thế không? Tui vẫn nghi cái mặt đểu của ông lắm!

– Thì đúng mà phải không Mi à không… Noemi?

Vừa nói tôi hướng mắt về con bé như tìm cứu cánh.

– Phải đó chị, em tên là Noemi, cùng trường với anh Phong và cũng là bạn gái của anh ấy!

– Bạn gái à? Vậy thì những chuyện kia cũng là thường rồi nhỉ?

– Hì, chị không biết đó thôi, anh Phong rất biết quan tâm đến em đó! Tuyệt đối không có chuyện gì đâu!

Con bé kể ra hàng loạt chuyện tốt mà tôi đã làm với nó cứ như những chuyện đó là thật. Tất nhiên những chuyện đó là do nó tự nghĩ ra hoặc lấy từ thực tế thêm mắm dậm muối vào. Dù vậy giọng nói nhẹ nhàng cộng với cách nói chuyện của một tiểu thư gia giáo có thế khiến ai dù là khó tính nhất cũng phải tin răm rắp.

Nhỏ Nhung đã bị đánh bại hoàn toàn, từ gương mặt lạnh lùng lúc mới vào, nhỏ đã chuyển sang gương mặt tò mò và cuốn hút theo những lời nói của của con bé. Chỉ mới thoáng qua, nhỏ Nhung đã nhảy sang nói chuyện với con bé Mi một cách tự nhiên như đã quen từ lâu, tôi đã biến thành kẻ thừa từ lúc nào.

Trong thời gian qua nhỏ đã tìm được nhà trọ mới cách nhà tôi không xa. Mặc dù ba tôi cũng đã nhiều lần khuyên nhỏ nên ở lại để an toàn nhưng xem ra nhỏ thích tự lập hơn. Lần này nhỏ đến là để dọn hết số đồ còn lại trong phòng.

– Em quen anh Phong lâu chưa?

Vừa xếp đồ nhỏ Nhung quay sang trò chuyện với bé Mi cũng đang xếp đồ phụ cạnh bên. Tôi lại đóng vai người thừa.

– Dạ, chắc cũng được 2 tháng rồi chị!

– Chị thật là tò mò làm sao hai người quen nhau đó, kể chị nghe đi!

– Hông có gì đâu chị, tại anh Phong cứ lẽo đẽo theo em hoài, lâu cũng thấy tội!

Có một chút bực bội khi nghe con bé nói thế. Nhưng tôi chỉ biết cắn răng cười méo xệch khi nhỏ Nhung nhìn tôi chọc quê. Đã đóng vai người thừa thì đóng cho tròn vậy.

Do đồ ít nên nhỏ Nhung không ở lại lâu, ngồi nói chuyện với con bé Mi một lúc là nhỏ lại lật đật xách đồ về. Bé Mi do còn ngại khi mặc bộ đồ đá banh nên chỉ tiễn đến cửa nhà. Ra đến trước cổng, nhỏ Nhung khựng lại:

– Này, nghe tôi nói đây ông Phong!

– Gì, cần tôi chở đồ về chỗ trọ à?

– Không phải, về Noemi ấy, Con bé rất tốt ông cố mà giữ lấy!

Không để tôi kịp trả lời. Nhỏ quay đầu xe, nhắc thêm:

– Ông biết địa chỉ phòng trọ tôi mà, có rảnh dắt nó sang chơi nhé!

Tôi nhìn theo làn tóc bay bay của nhỏ Nhung mà không khỏi có một chút chạnh lòng. Vậy là từ nay tôi lại ở nhà một mình nữa rồi, mặc dù tôi đã ở như thế nhiều năm về trước. Chỉ nghĩ đến việc phải tự nấu đồ ăn mỗi ngày là tôi lại rùng mình, chắc lại ăn mì gói thay cơm.

Tôi trở vào nhà với tâm trạng khá hoang mang. Vừa nãy nếu không có nhỏ Nhung bước vào mọi chuyện có lẽ đã phức tạp thêm. Tôi đứng ngoài cửa, nghía đầu vào dò xét chứ không dám vào thẳng, tôi như mất tự nhiên trong chính căn nhà của mình.

Con bé vẫn ngồi trên ghế sô pha và tất nhiên vẫn mặc chiếc áo đấu đó. Gương mặt thon nhỏ khẽ cười theo tiểu phẩm hài trên TV chẳng có nét gì là ngượng ngùng cả. Tôi thắc mắc liệu con bé có như tôi lúc này, tim đập thình thịch và chân run rẩy?

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 3

Số ký tự: 0