Đời học sinh – Quyển 3

Phần 37

2024-08-03 14:32:13

Phần 37
Chẳng mấy chốc sau những ngày hè ảm đạm kể từ khi rời nhà nội trở về cái đất Sài Gòn này, ngày nhập học cũng đã đến. Tâm trạng của tôi hiện giở chả biết nên vui hay nên buồn, nó trống không, rỗng tuếch như quả bóng xì hơi, cũng bởi chân tôi vẫn còn mất cảm giác chưa đi được, suốt ngày ở nhà tôi chỉ biết lăn xe vòng quanh, hoặc ra đường khi người đã vắng hẳn, nếu lỡ gặp cái bọn mặt ngựa trong xóm thấy tôi như thế này chắc bị nó chọc hết ngẫng đầu lên được mất. Cho nên giờ đã đến lúc đi học lại tôi cứ lưỡng lự vừa háo hức, lại vừa lo sợ chẳng biết sẽ ra sao khi tôi đến trường, chắc là bị dìm cho chìm xuồng mất thôi.

– Thằng Phong đâu, trời gần sáng rồi có ra không thì bảo?

Tiếng ba của tôi vang vọng ngoài cửa nghe dợn sống lưng.

Cũng phải nói qua rằng, ba của tôi vì nghe tin tôi bị thương cặp giò nên đã xin nghỉ ở nhà một thời gian để trông chừng cho tôi. Nhưng trông chừng chỉ là một phần, thật ra là về đốc thúc cho tôi luyện gân cốt sớm ngày bình phục thì đúng hơn. Ngày nào cũng vậy cứ mỗi buổi sáng trưa chiều ông lại bắt tôi phải tập luyện, luyện đến khi mệt nhừ mới thôi, làm riết tôi đâm hoảng, muốn trốn lại sợ bàn tay sắt của ông nện phát chắc chết tươi nên phải y theo lệnh mà tuân. Nay thời gian nhập học đã đến, tôi mừng như mở cờ, ít ra cũng trốn được một buổi rèn chân vào buổi sáng, sướng gì đâu!

Tôi lật đật chuẩn bị đổ đạc rồi lăn xe ra ngoài, vừa mở cửa đã bị ông cốc phát vào đầu muốn tóe nước mắt:

– Chậm trễ thế, lại ngủ quên à?

– Đâu có đâu ba, đang bị cái chân mà!

– Đấy, đánh nhau cho cố sát vào!

– Được rồi mà ba, con đói rồi xuống ăn sáng đã!

Ông tặc lưỡi lườm vài phát làm tôi lạnh cả người rồi đẩy xe từ từ xuống mấy bậc thang cao tít dẫn xuống nhà dưới. Cứ xuống mỗi bậc thang, tôi phải cắn răng, nhắm mắt chịu sốc tung chảo một cái, cứ thế cho đến khi xuống đến bậc thang cuối cùng cả người tôi cứ lâng lâng, quay quay đến choáng cả mặt. Nhưng chịu thôi, dù gì mấy ngay này tôi cũng đã quen rồi mà, duy chỉ có một điều tôi vẫn chưa quen được, đó chính là sự xuất hiện của con nhỏ Nhung trong nhà.

Không sai, như lời ba tôi đã nói lúc trước, nhỏ Nhung sang năm 11 sẽ lên Sài Gòn học và ở nhà tôi một thời gian trước khi tìm được nhà trọ để dọn ra ngoài, đổi với ba tôi thì không hề gì, vì buổi tối ông ra ngoài võ đường của một người bạn dạy võ rồi ngủ luôn ở đó rồi, chỉ có mình tôi ở nhà với nhỏ Nhung thì làm sao mà tự nhiên sống được. Nếu trước đây Hoàng Mai sống ở đây, tôi hoàn toàn thoải mái bởi hai đứa chẳng có gì phải giấu diếm cả, còn bây giờ là nhỏ Nhung, cứ mỗi lần muốn đi đâu tôi cứ thấy nhồn nhột như có ai đang dòm ngó, mất tự nhiên đến khó mà tả được.

– Con làm đồ ăn xong rồi, hôm nay vẫn là mì trứng, mọi người ăn đỡ nha!

Nhỏ khệ nệ bưng hai tô mì nghi ngút khói ra đặt trên bàn.

– Sao con không ăn luôn, Nhung?

– Dạ, chú Ba cứ ăn trước, lên lên thay đồ rồi xuống sau ạ?

Rồi nhỏ chạy lên cầu thang một mạch.

Cũng phải công nhận là nhỏ Nhung nấu ăn không tệ nếu không muốn nói là khá ngon. Nhất là mấy món miền Tây thì phải gọi là số dách. Còn nhớ khi hai chị em nhỏ Nhung lên nhà tôi vào dịp tết, nhỏ có nấu mấy món đơn giản như kho thịt thôi tôi đã ăn mê tít rồi, đúng là không gì bằng con gái biết nấu ăn, yêu ngay từ lần ăn đầu tiên luôn.

Ấy thế mà thời gian trôi qua, cho đến khi tôi và ba đã ăn xong tô mi sạch bách, nhỏ Nhung vẫn chưa thấy tăm hơi đâu. Ba tôi hoàn toàn bình thường, chẳng có chút biểu cảm gì, chỉ có riêng tôi là cực kì nôn nóng thôi. Bởi lẽ, năm nay chính là năm học đầu tiên trường tôi áp dụng đồng phục váy cho nữ sinh, đương nhiên là cho tất cả nữ sinh trong trường bao gồm tất cả các khối. Qua đó nhỏ Nhung mới vào trường cũng phải mặc đồng phục luôn cho bằng anh bằng chị vì nhỏ cũng học chung trường với tôi mà. Tuy nhiên chờ mãi chẳng thấy ra, tôi mới mượn cớ gần tới giờ học để đốc thúc nhỏ:

– Bà Nhung đâu rồi, gần tới giờ học rồi kia, ra nhanh đi!

– Ờ, biết rồi, chờ tý!

Chốc sau, nhỏ cũng rụt rè đi từng bước lê lết xuống cầu thang. Ấn tượng đầu tiên của tôi về bộ đồng phục là nó quá ư chững chạc. Lấy tông màu xanh dương làm chủ đạo, váy đồng phục của trường tôi là váy thẳng chứ không sọc ca rô đỏ một cách đáng yêu như trường Nguyễn Hưu Thọ ngoài kia, do đó nó làm cho người mặc trông trưởng thành hẳn và nhất là với gương mặt sắc góc như của nhỏ Nhung, nhìn chẳng khác nhân viên công sở là bao.

Thấy tôi cứ tia hia nhìn mãi, nhỏ Nhung gượng gạo bật lại.

– Nè, nhìn gì? Chưa thấy người đẹp à?

– À thì thấy rồi, nhưng người đẹp như bà mặc váy thì lần đầu!

– Ê, tui hông giỡn à nghen!

– Thôi thôi, mấy đứa đi học lẹ đi kẻo trễ đó!

Ba tôi đứng dậy choàng chiếc áo khoác vào sửa soạn lên đường.

Trong thời gian sắp tới, ba tôi sẽ dùng xe chờ nhỏ Nhung đến trường để nhỏ quen không khí trước khi tự thân đi được. Còn tôi, tuy là phận thương binh nhưng chẳng bao giờ được ưu ái, nếu không có Lam Ngọc hứa sẽ chở tôi đi học thì chắc cũng chẳng biết nhờ ai nữa, thằng Toàn thì mắc chở bé Phương, còn thằng Khanh thì nhà khá xa coi như loại. Đã thế, từ nãy đến giờ ngồi ngoài cổng chờ Lam Ngọc đến mỏi cả cổ mà chẳng thấy nàng đâu. Nhỏ Nhung và ba tôi đã đi trước rồi, càng làm tôi thấy nôn nóng tột độ, dù sao tôi cũng muốn nhìn thấy Lam Ngọc mặc váy mà.

Chờ hoài một lúc, một bóng người mặc đồng phục trường tôi bỗng xuất hiện từ xa, cứ mỗi lúc nó càng đến gần tôi hơn. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm lắm, dù gì con đường ngoài ngõ nhà tôi cũng có nhiều học sinh đi ngang mà, chỉ khi cái bóng đó dừng lại trước cổng nhà, tôi mới trố mắt:

– Ớ, mày à Toàn?

– Còn ai vào đây nữa?

– Lam Ngọc đâu?

– Mày chờ nhỏ Ngọc à, nhỏ không tới đâu, mới sáng nhỏ gọi cho tao nhờ đến đón mày lên trường giúp mà!

– Ẹc. Thật à?

– Xì, tao biết tổng mày đang chờ xem nhỏ Ngọc mặc váy chứ gì, đừng giấu bố, con trai à?

– Uầy, thì thế!

– Hế hế, tao cũng muốn xem mà, thôi nhanh bố đỡ cho lên xe!

Phải khó khăn xoay sở muốn té vài bận tôi mới leo lên được chiếc xe leo núi cao nghêu của Toàn phởn. Đúng thật là sau khi đổi đồng phục, mức độ hưởng ứng của các nường lớn hẳn, dọc đường, đâu đâu cũng thấy nữ sinh mắc váy, xe đạp có, đạp điện có, khiến tôi phải lóa cả mắt lên choáng ngợp, mà nôm ai ai cũng xinh mới ghê, đúng là một làn gió mới cho năm học mới.

– Sao ku, thích con gái mặc váy hay thích con gái mặc áo dài?

Toàn phởn cười đểu nhướng mày nhìn tôi.

– Thì… chắc là mặc váy đẹp hơn?

– Chắc không?

– Chắc thế!

– Uầy, thiệt là tình cái bọn này!

– Sao thế, mày tiếc áo dài á?

– Ùi, sao mà… mấy tụi bây suy nghĩ… giống tao thế?

– Á sặc!

– Hế hế, tao cũng chờ em Phương của tao mặc váy thế nào, tại mày với nhỏ Ngọc mà sáng nay tao không được đón em Phương đó!

– Thì từ từ rồi cũng gặp mà, gấp gáp làm gì, cái thằng!

Rề rà một lúc ngắm gái, bọn tôi cũng đến trường. Quan cảnh đúng thật là bắt mắt với toàn bộ nữ sinh đều mặc váy ngắn đẹp đến mê hồn, tôi với thằng Toàn thí đều vẫn còn đứng giữa sân ngắm tiếp nếu không có sự xuất hiện của bé Phương từ đằng sau véo tai cả hai thằng xách ngược:

– Hai người hay quá ha, đứng ở đây ngắm cái gì đấy!

– Au da, Toàn đứng đây đợi Phương mà!

– Phải đó, anh với thằng Toàn đứng đây đợi em vào đó, hề hề!

– Hừm, cả hai người dẻo miệng như nhau!

Bé Phương phồng má chu mỏ lườm cả hai tụi tôi đúng kiểu đặc trưng từ đó đến giờ.

– Mà khoang, giờ mới để ý đó nghen! Ra đây cho Toàn ngắm cái nà!

Toàn phởn bỗng sáng rực cả mắt khi nhìn thấy bé Phương đang trong bộ đồng phục váy xinh xắn.

– Thôi, có gì đâu mà ngắm, từ sáng đến giờ đi đâu ai cũng nhìn ngại lắm!

– Hề hề, nhìn là phải rồi, bé Phương của Toàn mặc váy xinh thế kia mà!

– Xì, đừng có nói xạo, hông tin!

– Thôi thôi, hai người bớt tình cảm cái, để thằng Toàn cổng tui vào lớp đã muốn làm gì làm!

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Đời học sinh – Quyển 3

Số ký tự: 0