Phần 44
2024-08-05 21:42:00
Năm Dũng học lớp 8, có một sự kiện đáng nhớ xảy ra đối với 2 mẹ con. Lần ấy vào buổi chiều, Dũng đi học về như thường lệ chuẩn bị cắm nồi cơm chờ mẹ về thì ông hàng xóm già tốt bụng nhưng hễ ăn cái gì lạ lạ là bị đau bụng hớt ha hớt hải chạy sang:
– Dũng, cháu bình tĩnh nghe ông nói đây này. Cháu phải thật bình tĩnh nghe chưa?
Quay lại nhìn thái độ ông hàng xóm mà cũng có phần lo lo không biết chuyện gì xảy ra:
– Cháu chào ông, có chuyện gì vậy ông?
– Buổi chiều nay ông nhận được điện thoại của cái cô gì bạn mẹ cháu, hình như tên là Cúc. Cô ấy bảo cháu về thì vào Bệnh viện Đa khoa Hải Phòng ngay. Mẹ cháu hình như bị tai nạn thì phải.
Dũng hoảng hốt khi nghe tin người mẹ mình yêu thương bị tai nạn không biết giờ ra sao. Cậu hỏi nhanh:
– Ông ơi, thế mẹ cháu có bị làm sao không? Ông ơi, ông nói ngay đi.
– Thấy cô gì cô ấy bảo cháu cứ yên tâm, không nghiêm trọng đâu. Đây địa chỉ phòng bệnh ông đã ghi vào giấy đây. Cháu đi đến bệnh viện xem tình hình thế nào. Có gì điện về cho ông biết nhé.
Dũng đỡ nhanh lấy tờ giấy ghi địa chỉ phòng bệnh từ tay ông lão hàng xóm. Trên đó ghi vẻn vẹn vài dòng nguệch ngoạc:
“Phòng 301, Nhà A, khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa TP Hải Phòng”
– Cháu cảm ơn ông, cháu đi ngay đây.
Vậy là Dũng không kịp thay quần áo, vẫn bộ đồng phục học sinh cậu khóa cửa lên xe đạp chạy như bay để lại ông hàng xóm với ánh nhìn thương cảm, ông chẹp miệng: “Rõ khổ, mẹ thì đẹp, con thì ngoan. Tiếc là… ”
… Bạn đang đọc truyện Cu Dũng tại nguồn: http://bimdep.vip/cu-dung/
Tại bệnh viện Đa khoa Hải phòng.
Chạy một lèo từ tầng 1 lên đến tầng 3, ngó ngó nghiêng nghiêng tìm phòng 301 thì Dũng thấy bóng dáng cô Trúc đang trao đổi gì đó với một y tá mặc áo trắng. Vẫn chưa hết thở dốc, Dũng gọi cô:
– Cô Trúc, cô Trúc!
Ngoảnh lại nhìn thấy khuôn mặt lo lắng, mồ hôi đầm đìa ướt cả cái áo trắng đồng phục học sinh của Dũng làm nó dán vào da thịt làm Trúc nao nao trong người. Nhưng đây không phải lúc, Trúc kêu lên:
– Dũng, cháu đến rồi à.
Dũng hỏi nhanh mà chưa để cô nói hết câu:
– Cô, mẹ cháu có bị làm sao không cô? Cháu lo lắm.
Lại gần Dũng, Trúc vô tình thôi đưa tay lên mái tóc ướt đẫm của Dũng trấn an:
– Đừng lo gì cháu ạ, mẹ cháu bị ngã xe nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ có điều…
Chưa để cô nói hết câu, Dũng hối:
– Chỉ có điều gì cô?
Nhìn sâu vào đôi mắt lo lắng nhưng không mất đi vẻ cương nghị, bình tĩnh của Dũng, Trúc nói:
– Cô vừa nghe bác sĩ nói, mẹ cháu bị gãy một chân, ngoài ra thì không có gì nghiêm trọng.
Nghe cô Trúc nói xong, hai giọt nước mắt từ khóe chảy theo gò mà lăn xuống nhưng đó là giọt nước mắt của tự nhiên. Còn bản thân Dũng một tiếng khóc cũng không có. Cậu không cho phép mình được khóc giờ phút này, cậu phải thật bình tĩnh, phải “lớn” để có thể chăm sóc, bảo vệ và ở bên mẹ mình. Nhà chỉ có hai mẹ con.
Trúc thấy biểu hiện của Dũng thì cô rất đỗi ngạc nhiên, gì chứ mới có lớp 8 tôi sao mà rắn rỏi bình tĩnh đến vậy, có khóc đấy nhưng không có biểu hiện gì của sự mất bình tĩnh cả. Như tình cảm mẹ con vậy, Trúc tiến sát hơn vào đứa cháu và ôm chầm lấy như sự an ủi vỗ về hãy cố lên của người mẹ dành cho con.
– Mẹ cháu bị ngã xe từ bao giờ ạ?
– Từ lúc khoảng 3 giờ chiều nay, mẹ cháu đi lên Sở để nộp hồ sơ sinh viên. Cô đã bảo là đi oto cơ quan nhưng mẹ cháu cứ nằng nặc đòi đi xe máy để tiện xong việc về nhà luôn. Đi được 1 lúc thì bệnh viên báo về là mẹ cháu gặp tai nạn. Cô chạy thẳng vào đây mới nắm được tình hình. Rõ khổ.
– Mẹ cháu đã tỉnh chưa ạ?
– Thấy bác sĩ bảo chưa tỉnh, vừa mới bó bột, xử lý những vết thương ngoài da xong. Đang nằm trong phòng hậu phẫu. Cháu đừng lo lắng quá, mọi việc có cô ở đây rồi.
– Vâng, cháu cảm ơn cô đã lo cho mẹ cháu. Không có cô không biết mẹ con cháu xoay sở như thế nào.
– Bác sĩ bảo khoảng đêm nay sẽ chuyển mẹ cháu về phòng điều trị. Lúc đó mới được gặp mẹ cháu. Cháu có định báo cho ai không?
– Cháu không ạ. Cháu ngại làm phiền họ.
Trúc thì lạ gì hoàn cảnh của Loan đâu, Dũng tính vậy cũng phải. Mọi thứ cơ bản còn có cô mà. Cô thì chẳng có gì ngoài tiền và thời gian nên ở lại chăm sóc, an ủi bạn lúc khó khăn thế này là điều cô mong muốn mình được làm.
– Uh, để mẹ xuất viện đã rồi báo cho ông bà nội ngoại cũng được. Việc ở đây cô cháu mình lo được phải không con.
– Vâng, con cảm ơn cô. Cô chờ ở đây nhé, con đi vào phòng bệnh hỏi bác sĩ xem tình hình mẹ con như thế nào?
Trúc đã nắm được tình hình rồi nhưng cũng thấy nên để tự cu Dũng đi hỏi sẽ tốt hơn. Cô gật đầu.
Độ 30 phút sau Dũng quay lại cửa phòng hậu phẫu nơi Trúc đang ngồi đợi. Dũng nói với cô:
– Cô thanh toán viện phí rồi ạ. Để cháu bảo mẹ cháu khi nào đi làm gửi lại cô.
– Sao cháu biết?
– Cháu vào hỏi tình hình mẹ cháu và hỏi luôn thủ tục bệnh viện nên biết. Cô y tá nói cô đã nộp tiền viện phí cho toàn bộ quá trình chữa bệnh rồi.
Trúc ngạc nhiên vì những điều Dũng vừa làm, nhưng để thử thêm cô hỏi:
– Nếu cô chưa nộp cháu sẽ làm thế nào?
– Cháu sẽ về nhà lấy tiền để nộp ạ.
– Cháu có tiền?
– Vâng ạ, mẹ cháu tháng nào cũng dành ra một khoản 1/3 lương đưa cho cháu giữ và cất đi. Mẹ dặn để phòng nếu mẹ có chuyện không may xảy ra thì lấy để chi dùng. Trường hợp không đủ thì nhờ cô Trúc, cô Trúc không giúp được thì mới được nhờ ông bà nội.
Trúc khóc!
… Bạn đang đọc truyện Cu Dũng tại nguồn: http://bimdep.vip/cu-dung/
Trúc thấy chân tay mình thừa thãi, thấy mình sống một đời sống sao nó tẻ nhạt và buồn chán đến vậy, cuộc sống mình dư dả không lo cơm áo gạo tiền nên mình chẳng biết thế nào là nỗi vất vả chuân chuyên của đời phụ nữ. Ôi, lương của cái Loan nó bằng mình có hơn gì đâu. Mà lương đấy chắc chỉ đủ để mình đánh móng chân. Còn cái Loan một mình nuôi con ăn học giữa cái đất đô thị phồn hoa đắt đỏ này, lại còn bớt lại 1/3 để phòng những lúc này nữa. Loan ơi, hàng ngày mày ăn gì hả mày?
– Cô! Cô!
– Con à, cô không sao. Con giỏi lắm, con ngoan lắm. Cô cháu mình sẽ chăm sóc cho mẹ thật tốt nghe con. Để mẹ sớm đi làm lại còn lấy tiền chi tiêu nữa con nhé. Có cô ở đây rồi, còn đừng lo gì hết. Cô xử lý được hết con biết không?
– Vâng ạ!
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro