Cô gái Hà Nội

Phần 61

2024-08-05 14:10:42

Website chuyển qua tên miền mới là: truyensextv1.com, các bạn nhớ tên miền mới để tiện truy cập nhé!

Phần 61
Những ngày hè dần trôi qua, cái nắng nóng cháy da cháy thịt cũng phần nào chán nản đi đôi chút.

Chán chứ, khi mà một tuần có bảy ngày thì tận sáu ngày mặt trời lúc nào cũng tươi tắn, chiếu từng cơn “ấm áp” xuống mặt đường, bỏng rát.

Nếu mà ở quê, chí ít còn thấp thoáng những cơn gió nhẹ đuổi nhau từ cánh đồng xa xôi, nhưng Hà Nội thì không.

Cây cối đứng im lìm không chút động đậy, tưởng như bức tượng sáp được ai đó dựng lên đứng sừng sững cả góc đường.

Cũng may, mùa hè thi thoảng ông trời thương xót mà trút xuống nhân gian vài trận mưa rào, vì thế mà các tán cây thi nhau tỏa lá, từ xanh non đến vàng úa.

Làm con đường thêm râm mát, rợp bóng cây.

Và với tôi, từ đó đến lúc già sẽ chẳng còn kì nghỉ hè nào nữa.

Tuổi trẻ của tôi đang từ từ khép lại, chẳng còn những buổi chiều rủ nhau đi thả diều, chẳng còn những bữa cùng bạn cùng bè đội nắng mưa câu cá, chẳng còn nữa những ngày nghỉ dài liên miên bên bố mẹ, bên làng quê thân thương.

Năm nay tôi không về nhà, cũng muốn về để thưởng thức tí không khí gia đình cho đỡ nhớ nhưng bố mẹ lại cản.

Bảo “mày về làm gì, nắng lắm, ở trên đấy mà tìm việc làm, ra trường rồi, chơi bời ít thôi”. Thế là tôi lóc cóc phóng xe đến chỗ làm cũ xin việc.

Nghỉ ở đây cũng mấy tháng rồi, từ đợt mới bắt đầu làm luận án tốt nghiệp.

Lúc đó anh chị cũng muốn giữ lại làm, vì dù gì quen nhau, làm với nhau cũng lâu, giờ nghỉ cái văn phòng lại bớt đi mấy trò trêu chọc, bớt đi một thằng ngây ngô hay cười.

Tôi tiếc lắm chứ, đâu dễ gì tìm được công việc đúng sở thích, anh chị em coi nhau như người nhà.

Giờ quay lại chẳng biết sẽ thế nào, vẫn như trước hay ở đó đã có người mới hơn tôi.

– Dạ, cháu chào bác – vẫn bác bảo vệ già, tay cầm tờ báo mùi mực mới, bên cạnh là khay trà đang bốc khói nghi ngút.

Hình như bác vẫn chưa nhận ra tôi, mắt bác nheo lại, vài nếp nhăn trên trán che lấp đi mái tóc đang ngả dần sang màu trắng.

– Cháu Đức đây ạ, bác vẫn đọc báo ạ – tôi dắt xe vào hầm, hơi nóng bốc lên phả vào tôi rờn rợn.

– À, cu Đức… lâu lắm rồi mới thấy cái mặt mày. Ra trường rồi hả?

– Dạ, nay đông xe thế bác.

– Của khách đấy, chả biết sao nắng nóng thế này mà người ta vào đông thế, vào đây làm chén trà nào cu – bác mở cửa phòng, vẫy tôi.

– Điều hòa free mà bác, tội gì không vào… thôi cháu lên gặp anh Q đã ạ, tí cháu xuống với bác.

– Thế à, thế lên đi, cứ để xe đấy, khỏi vé.

– Dạ, cháu cảm ơn bác.

– Khỏi, lên đi.

– Vâng.

Đi ra đi vào ở đây nhiều lần rồi, chẳng biết sao nay tự nhiên tôi hồi hộp đến thế. Bước chân nửa muốn vào nửa muốn dừng lại. Loay hoay, tự trấn an một hồi, tôi đẩy cửa bước vào.

– Em… em…

– Anh… thằng đụt, thằng đụt nó đến kìa chúng mày ơi.

– Nó để quên quần đùi ở đây à anh em…

– Đứa nào nợ tiền nó thế, trả đê…

– Hay chị nào ở đây hớp mất hồn nó rồi… ha ha ha…

Hàng loạt tiếng trêu đùa của mọi người hướng vào tôi, từ cử chỉ, ánh mắt, tình cảm… vẫn vậy, tựa như mới hôm qua.

– Em chào anh chị – tôi gãi đầu ngượng ngùng.

– Ra trường rồi à cu?

– Khiếp, nó lẩn như cá trạch, lâu lắm mới thấy mặt.

– Tối nay nhậu cái cu nhể, anh em là nhớ cái chén của chú lắm đấy… hê… hê.

Tiếp, lại cả đống câu hỏi dồn lên tôi, dù quen, làm việc với nhau đã nhiều tháng. Nhưng nay gặp lại, nó vẫn khiến tôi hơi bối rối xen lẫn ngại ngùng.

Mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, anh quản lý cũ chào đón tôi khá nhiệt tình. Mời nước, bắt tay kiểu như bạn bè lâu ngày gặp lại. Có lẽ, bản tính hiền hiền, làm việc ít vấp váp nên chỉ nói vài ba câu anh đã gật đầu cái rụp.

– May cho chú là anh vẫn giữ vị trí của chú đấy, tốt rồi, ra trường rồi giờ cứ thế mà tập trung làm việc thôi. Mọi người vẫn nhớ chú lắm đấy – anh vỗ vai tôi, khích lệ.

– Cảm ơn anh – tôi cười trừ.

– Thế bao giờ chú đi làm được, để anh còn sắp xếp.

– Dạ, ngay ngày mai luôn cũng được anh.

– Tốt, để anh báo sếp. Thế bao giờ lấy bằng?

– Em phải một hai tháng nữa anh, sao vậy anh?

– À, thì có bằng rồi, lại có năng lực nữa chả mấy chốc lên anh lên chị ầm ầm. Tương lai rộng mở trước mắt.

– Hì… em chưa dám mơ đến điều đấy. Làm thì cứ làm thôi ạ.

– Anh đùa thôi, cứ đúng sở thích, đam mê của mình mà phấn đấu. Thế mới có hứng thú với công việc. Như anh này… bám đam mê từ lúc ra trường đến giờ đấy.

– Vâng, đây cũng là sở thích của em mà.

– Tốt, thôi ra nói chuyện với anh chị đi, lâu lắm mới gặp… có gì nhậu thì alo anh – anh đứng dậy, bắt tay tôi.

– Vâng, em cảm ơn.

– Ừ, thôi ra đi.

“Phù…” vậy là xong – tôi thở phào khi vừa dắt xe ra đến hiên.

Vậy là hè năm nay tôi chính thức đi làm, tự lập trên chính bàn tay của mình. Kể ra cũng hơi buồn đôi chút vì phải chia tay trường lớp, chia tay giảng đường, thầy cô… nhưng bù lại tôi được làm người lớn đúng nghĩa. Chưa vội về ngay, tôi phóng xe kiếm quán cafe vẫn hay ngồi, tự thưởng cho mình một chút nhấm nháp vị đắng của ly cafe.

Đến nơi, tôi cho vội con xe vào trong vì bỏng rát, toàn thân tôi hừng hực hừng hực cái nóng bao phủ khắp cơ thể. Giá như có trận mưa thật to thật lâu thì tốt biết mấy. Bước nhanh vào quán, chọn cho mình chỗ ngồi quen thuộc, tôi ngả người ra sau tận hưởng từng cơn gió mát lạnh của điều hòa phả vào da thịt.

– Anh dùng gì ạ? – Cô bé nhân viên bụm miệng cười.

– Ừ, cho anh một bạc sỉu.

– Dạ, anh chờ em chút ạ.

Chỉnh lại tư thế, tôi chống cằm hướng ánh mắt ra cửa sổ – nơi có khoảng không gian rộng lớn. Tôi thích quán này cũng vì nó, một khoảng lặng yên bình giữa lòng Hà Nội. Ở đó bầu trời được thu nhỏ sau khung cửa gỗ, ngay giữa là mặt hồ phẳng lặng trong vắt như chiếc gương lớn, bên góc trên tô thêm vài màu xanh của tán lá, và góc bên dưới là màu đỏ của hoa phượng Một bức tranh đơn giản nhưng thu hút tôi kỳ lạ, mỗi lần đến là mỗi lần tâm hồn tôi lại vẩn vơ không lối thoát.

– Làm gì ở đây đấy cu – tiếng cái Uyên kéo mạnh tôi về với thực tại.

– Hở… ờ, đến bao giờ đấy.

– Mới, nhìn gì ngoài đấy mà ghê thế – Uyên kéo ghế, ngồi đối diện tôi, mắt không quên ngó ra khung cửa sổ.

– À… nhìn vậy, mà vào đây làm gì, không đi làm à? – Vừa nói tôi vừa lắc lắc ly café trên tay.

– Biết mấy giờ rồi không? Vừa về qua đây thấy biển số xe quen quen nên tạt vào chơi – cho chị một sữa chua lắc nhé…

– Thôi chết, đã gần 5h rồi cơ à.

– Chứ mấy, sao dạo này thế nào rồi? – Uyên chống cằm, nheo mắt nhìn tôi.

– Vừa đi xin việc về, mai đi làm luôn.

– Nhanh thế, chỗ nào đấy?

– Chỗ cũ, may ông bà ở đấy vẫn tốt, phù.

– À…

– Nhi… dạo này thế nào rồi? – Tôi ngập ngừng, tay vân vê bông hoa cúc trên bàn.

– Nó mới về hôm qua, sao thế?

– Hỏi thế…

– Nhớ nó à – Uyên cười ranh mãnh.

– Điên, chẳng qua là…

– Yên tâm, nó nhìn thế thôi chứ mạnh mẽ lắm. Bé giờ có mấy khi thấy nó khóc đâu.

– Thật! – Tôi giật mình nhớ lại những giọt nước mắt hôm trước, giọt nước mắt cô đơn…

– Ừ… đến tôi còn phải sợ cái tính của nó, hừm – Uyên quấy cốc sữa chua, đôi mắt có chút gì đó đượm buồn.

– Thật ra thì… tôi thấy hơi áy náy với bà, nhẽ ra nên nói từ trước, để đến tận hôm vừa rồi mới…

– Haizz… tôi có để ý gì đâu, chơi với nhau bao nhiêu năm rồi, ông như nào tôi còn lạ gì. Chẳng qua là thấy hồi trước ông ế dài mồm ra, giờ tự nhiên lắm em theo, nên thấy là lạ thôi.

– Vớ vẩn, thế hôm đấy về Nhi có nói gì không?

– Không, chả nói gì, vẫn như thường – Uyên tỉnh bơ.

– Mà thôi, kệ đi, mấy thứ tình cảm trẻ con chẳng mấy mà nó quên đâu, nghĩ làm gì, mệt mỏi.

– Ơ, nó là em gái bà đấy, chị em gì mà…

– Rách việc, ông rảnh thì ông đi mà quan tâm nó, việc tôi tôi còn chưa xong…

– Hôm đấy, Nhi khóc trước mặt tôi.

– … – Cô bạn tôi sững sờ.

– Mà thôi, ăn đi rồi về, muộn rồi – khuấy cốc cafe đã vơi đi một nửa, đôi tay tôi run run nhớ lại khoảnh khắc ngày hôm ấy – khoảnh khắc không thể nào quên.

– Ừ… ừ – thái độ khác lạ của Uyên làm tôi tò mò, nhưng.

“Reng… reng… reng” – con em gọi.

– Giề đấy.

– Anh đi đâu đấy? – Nó cằn nhằn.

– Phơi nắng, sao?

– Điên, về thì nhớ mua em chai mắm với gói bột nêm, nhà hết rồi.

– Mày ở nhà từ chiều đến giờ làm gì mà không mua, giờ hạch sách tao.

– Nắng, em không đi, tí về anh mua đi.

– Ơ – nó tắt máy luôn.

“Con điên” – tôi lầm bầm.

– Về thôi bà – hất hàm sang phía con bạn.

– Ừ, chờ tí.

– Ra lấy xe đi, tôi thanh toán cho, nhanh không tắc đường.

– Ok.

Lê lết, chật vật với dòng người đông đúc, khói bụi, tôi mất gần một tiếng đồng hồ mới về đến phòng trọ. Mặc dù bình thường chỉ mất chưa đến nửa tiếng. Mặt đường ngột ngạt, khí nóng bốc lên làm ai cũng nhăn mặt, khó chịu, ai cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi cảnh ùn tắc vốn có mà về với ngôi nhà thân thương. Mùa hè Hà Nội thật kinh khủng.

– Đây, của mày tất – vứt đống hổ lốn lên kệ bếp, tôi lò dò tìm công tắc quạt trần.

– Lâu thế, biết thế em đi luôn cho nhanh.

– Con điên, lần sau ở nhà thì xuống tạp hóa mà mua, làm tao chen lấn, nóng chết mẹ.

– Thì nắng quá, em ngại ra ngoài – nó lúi húi trong bếp, chẳng biết nấu món gì, tôi thì mệt mỏi nằm vật ra giường hứng chút gió từ cánh quạt đã sờn cũ.

– Cầm ô đi, nắng có tí, con gái con lứa.

– Kệ em.

Tôi chán nản, chẳng muốn đôi co với nó làm gì. Hai anh em thân nhau nhưng nhiều lúc nói chỉ được vài ba câu là mặt nặng mày nhẹ. Hình như cái tuổi con chuột của nó át vía tuổi gà của tôi thì phải. Hầu như chẳng bao giờ tôi thắng thế nó cả, có chăng chỉ là hồi hai đứa còn nhỏ.

– Nghỉ hè rồi, mày không về đi ở đây làm gì?

– Em tính kiếm việc làm thêm, chứ về cũng làm gì đâu – tay vẫn đảo thức ăn trong bếp.

– Mày thì làm cái gì, lười như hủi, ma nó thuê mày.

– Chưa biết ai nhé, ngồi đấy mà xỉa xói nhau, hừ – nó lườm nguýt.

– Tao là anh mày 18 19 năm nay, tao lạ gì – chạy vào bếp bốc trộm miếng thịt rang.

– Ra kia, đã không làm gì rồi, đi ra kia tắm đê, hôi kinh – nó nhăn mặt, cầm cái đũa huơ huơ.

– Hôi tao chứ hôi mày à.

– Ơ…

– Mai tao đi làm rồi, ở nhà chịu khó lau dọn nhà cửa giặt quần áo đi.

– Xì, toàn tôi làm chứ ai làm, rách việc.

Nguyên mùa hè, tôi đi làm, nó ở nhà ăn với chơi.

Hỏi nó xin được ở đâu chưa, lần nào cũng ăn cái lắc đầu nguầy nguậy.

Cũng hỏi han mấy anh chị chỗ công ty tôi nhưng rốt cuộc vẫn chẳng đâu vào đâu.

Nhiều lúc chán, chỉ muốn tống cổ nó về quê với bố mẹ mà nhìn cái mặt nài nỉ, đôi mắt long lanh không chớp của nó, tôi lại mủi lòng.

Đi làm cả ngày, sáng đi, chiều tối về, ăn cơm xong rửa qua loa vài cái bát là tôi tíu tít gọi điện hay nhắn tin với NA. Chẳng để ý gì đến tâm trạng hay, thái độ lạ lùng của nó cả.

Mãi tận cuối tuần được nghỉ, tôi nằm nhà xem phim cả sáng, chờ tối râm mát rủ NA đi chơi.

Tự nhiên thấy tiếng khóc rấm rứt của nó trên gác xép.

Con em tôi vốn từ bé đến giờ luôn là đứa tinh ranh, hay cười, chả mấy khi thấy nó buồn bao giờ.

Có chăng là lúc thi điểm kém hay xem vài bộ phim Hàn Quốc với tình yêu sướt mướt.

– Mày làm sao đấy? – Tôi ngẩng cổ, nói to.

– Em… em… – vẫn tiếng nấc nghẹn, tiếng sụt sịt vọng xuống.

– Làm sao, xuống đây xem nào.

– …

Không thấy nó nói gì, tôi bật dậy, leo nhanh lên cầu thang. Nỗi lo vết thương lần trước làm tôi hơi sợ. Đập vào mắt là bóng con em ngồi thu lu một góc, tóc tai rối tung che hết cả khuôn mặt nó.

– Làm sao, có chuyện gì… đau ở đâu à?

– Không… hức…

– Thế làm sao, lại tao xem nào, vừa sáng ngày ra – tôi đẩy người lại sát chỗ nó, vén mái tóc sang một bên để lộ ra đôi mắt ướt sũng, thất thần.

– Anh… anh.

– Hả, anh nào…

– Anh Huy… lấy vợ rồi – nó ôm chầm lấy tôi, khóc nức nở.

Hóa ra là nó đang yêu, tôi cười mỉm nhưng không dám để nó biết. Lại một người con gái nữa đau khổ vì tình cảm, và lần này là em gái tôi. Tôi ngồi im, một tay vuốt tóc nó an ủi, một tay cầm điện thoại xem ảnh, tin nhắn của nó. Một thằng con trai đang cười tươi trao nhẫn cho cô gái trong bộ váy cô dâu, xung quanh là những tờ giấy nhỏ lấp lánh ánh đèn. Chẳng biết làm sao, tôi cứ ngồi cho nó ôm, nó khóc đến khi tiếng nấc nhỏ dần rồi tắt hẳn.

– Hai đứa mày yêu nhau lâu chưa? – Tôi kéo vai con em ra lắc nhẹ.

– … – nó lắc đầu.

– Ơ, thế là sao.

– Em yêu nó, nhưng nó không biết – mặt cúi gằm, hai bàn tay quệt nước mắt. Nhìn đến tội.

– Ôi giời, mày yêu thì mày phải nói chứ, nó không biết thì nó chả đi lấy vợ.

– Em ngại…

– Ngại… dở hơi, yêu thì có gì mà ngại – tôi lắc đầu, chán nản.

– Thì em là con gái…

– Rõ hâm, thời buổi này rồi… mày thì xinh xắn, trắng trẻo thế, tán nó vài câu nó chả gật đầu răm rắp ấy chứ.

– Anh nghĩ ai cũng như anh ấy – nó quắc mắt.

– Ơ… thế đống quà, hoa mấy hôm 8/3, 20/10 rồi sinh nhật mày từ trên trời rơi xuống à.

– Thì…

– Thôi, dẹp cái thằng dở hơi cám lợn ấy đi, xuống nấu cơm.

– Xì.

Làm anh trai thật khó, có em gái lại càng khó hơn. Suy nghĩ, tâm tư của người mình thương, mình yêu thì thật dễ an ủi còn với đứa em… sao cảm thấy nó khó khăn đến vậy. Khô khan, cứng nhắc, vô tâm là tất cả những thứ của một ông anh trai dành cho em mình. Thấy nó khóc, nó buồn cũng chỉ biết vỗ vai hay vuốt tóc nó an ủi, rồi nói vài câu đơn giản, qua loa miễn sao làm nó nín. Nhưng tôi biết, trong lòng nó là cả một khoảng tối âm u, chứa đầy nỗi cô đơn trống trải, buồn bực. Mà có lẽ chỉ người mà em tôi yêu mới có thể xua tan muộn phiền trong nó.

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Cô gái Hà Nội

Số ký tự: 0