Phần 165
2022-03-27 03:33:00
Sau khi từ thôn Bì Liễu về, tôi rất nhạy cảm với hai từ thấp lùn, cảm thấy ai lùn cũng đều có thể là nhân chứng. Câu nói bâng quơ của Hoàn Tử Đầu lại làm tôi giật mình, Thang Nghiêu khá thấp, hơn nữa hình như nhà cô ấy ở Hổ Yêu Sơn hoặc Đường Oa Tử thì phải.
Tôi khựng lại suy nghĩ, thấy tôi nhìn chằm chằm Thang Nghiêu thì Hoàn Tử Đầu mắng: “Này này này, đủ rồi đấy, anh đừng có nhìn Thang Nghiêu như muốn ăn tươi nuốt sống vậy, anh còn có Bạch Phàm mà?”
Tôi định thần lại, cười cười, bắt đầu có hứng thú với cô gái Thang Nghiêu này.
Thời gian trước long tin bị lẫn lộn, không rảnh để nghĩ kỹ, giờ ngẫm lại xem ra, đúng là Thang Nghiêu này hơi bất thường. Thế nhưng 10 năm trước, cô ấy mới hơn 10 tuổi, hẳn không phải là nhân chứng!
Chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã ai về nhà nấy. Đêm qua thức trắng, quay về ký túc, tôi ngủ đến tận 3h chiều. Để tránh tai mắt mọi người, ngủ dậy là tôi thu xếp lên đường đi Hổ Yêu Sơn ngay.
Hổ Yêu Sơn đúng là một nơi chứa nhiều bí mật, ở đây tôi biết được lão Vũ, lão đường và Lưu Vân Ba là chiến hữu, ở đây đào ra được hai đồng tiền và một cuốn sách, cũng ở đây mà nghe được tin về sự tồn tại của tài xế thứ tư.
Tôi đã lựa chọn rất lâu trước khi đến Hổ Yêu Sơn. Năm xưa, đại bộ phận hành khách trên xe lão Đường đều là thôn dân Hổ Yêu Sơn, theo logic thông thường, nếu nhân chứng kia là người nhà nạn nhân nào đó, nhất đính sẽ không trơ mắt nhìn tài xế gây chuyện bỏ trốn, còn nhìn lãnh đạo ỉm đi vụ tai nạn mà không la lên phản kháng.
Cho nên điều đầu tiên tôi muốn tìm hiểu, nhà ai là người gây ra động tĩnh lớn nhất sau vụ tai nạn năm xưa. Để xem có thể có chút manh mối nào về nhanh chứng hay không.
Đã tới đây mấy lần, tôi đi thẳng đến nhà trưởng thôn. Trưởng thôn do tôi gián tiếp hại chết, vẫn còn vô cùng áy náy. Hổ Yêu Sơn không thể so với thôn Bì Liễu được, người dân ở đây rất nhạy cảm, nói không chừng trong thôn còn có người của lãnh đạo, cho nên lần này mình phải hết sức cẩn thận.
Ở tạm nhà trưởng thôn một đêm, sáng hôm sau giả như không có việc gì, tôi ra quầy hàng đầu thôn mua đồ ăn sáng. Hít thở không khí trong lành nơi thôn quê này, rất có lợi cho tâm trạng.
Đang nghĩ xem có nên đến ra mắt trưởng thôn mới không thì chợt có người gọi: “Tiểu tử, sao lại đến đây nữa?”
Quay đầu nhìn lại, người gọi là một cụ ông lưng còng, bên cạnh là bé gái chừng bảy tám tuổi. Hai ông cháu họ, tôi vẫn nhớ như in, đó là hai người mà mình cho 100 tệ vì con bò bị chết. Ợ một tiếng, tôi cười đi tới xoa đầu bé gái, chào ông cụ: “Bác, dạo này khỏe chứ!”
Ông ta không khách sáo, thấp giọng hỏi: “Tôi khá khỏe, cậu lại tới đây làm gì?”
Từ lúc gặp gỡ ông cụ, câu ông ấy nói nhiều nhất là khuyên tôi nên chạy đi. Còn nhớ lần trước tôi và lão Lưu gặp ông ấy ở nhà trưởng thôn, chính ông ấy nói cho tôi về sự tồn tại của tài xế thứ tư. Còn dặn nếu rảnh có thể đến đầu thôn tây tìm ông ấy, đáng tiếc lúc đó tôi có việc gấp nên không có thời gian, giờ nhớ lại, cụ ông này cũng giúp mình khá nhiều.
“Công ty cho nghỉ, cháu đến thắp hương cho thôn trưởng!”
Ông cụ nghe xong thì ghé vào tôi nói nhỏ: “Tôi thấy cậu đến đây hai ba lần rồi, mục đích không thể đơn giản như vậy được. Ở đây nói chuyện bất tiện, tối nay rảnh thì đến nhà tôi ăn bữa cơm. Đầu thôn tây, trong sân có cây liễu lớn!”
Ông cụ nhiệt tình, tôi cũng vui vẻ đồng ý, nói thêm vài ba câu thì ông ấy dắt đưa cháu về nhà. Vừa rồi còn đang tính xem có nên hỏi ý kiến trưởng thôn mới, không ngờ lại có kết quả này. Ông cụ vẫn luôn cảm kích việc tôi cho tiền bé gái mua cặp sách, hơn nữa ông ấy cứ năm lần bảy lượt khuyên nhủ, xem ra ông ta biết khá nhiều về chuyện này.
Có cơ hội rồi, tôi bèn ra quầy tạp hóa mua ít trái cây, chờ trời tối rồi đến nhà ông cụ ăn cơm. Đầu thôn tây, trong sân có cây liễu, nhà ông ấy thật dễ tìm, thấy tôi xách theo quà, ông cụ cười tươi vội đón tôi vào.
Cùng ăn cơm, ngoài ông cụ và bé gái thì còn có hai vợ chồng, là con trưởng và con dâu ông ấy. Ăn bữa cơm quây quần, tôi chợt thấy nhớ nhà.
Ông cụ và bé gái ở một gian nhà riêng, ăn cơm xong, ông gọi tôi sang nói chuyện, đối với tôi thì bữa tiệc giờ mới bắt đầu!
Theo ông cụ vào phòng, đóng cửa lại, ông ta ngồi trên phản châm điếu thuốc, nhìn tôi hồi lâu rồi mới chậm rãi nói: “Tiểu tử, đã nói với cậu là thôn này không thể ở, sao cậu không nghe tôi?”
Tôi cười: “Bác à, mấy lần trước vội đến vội đi, có rất nhiều chuyện cháu chưa kịp hỏi. Làm sao bác biết cháu là tài xế chuyến xe số 13?”
Ông cụ đáp: “Lần đầu sau khi cậu đi khỏi thì trưởng thôn có nói với tôi!”
Hóa ra là trưởng thôn, nhớ đến kết cục bi thảm của ông ấy, tôi lại thấy khó xử, không biết nếu tiếp tục hỏi về vụ tai nạn thì có gây nguy hiểm gì cho ông cụ đây không?
Thấy tôi cau mày, ông cụ cười: “Cậu không chuyên tâm mà lái xe, cứ đến đây suốt, muốn biết gì phải không?”
Tôi thở dài: “Bác à, điều cháu muốn biết thì nhiều, nhưng không biết có nên hỏi hay không!”
Ông cụ lộ rõ vẻ phiền muộn, nói: “Mấy lần cậu đến đây, chắc là vì vụ tai nạn 10 năm trước?”
Suy nghĩ một lúc lâu, cuối cùng vẫn quyết định tin tưởng ông cụ, tôi nói: “Đúng vậy, chuyện này liên quan rất lớn, nhưng xin bác đừng nói với người ngoài!”
Ông cụ xua tay: “Khụ… tôi đây đã sắp xuống lỗ rồi, đương nhiên là biết cân nhắc! Có điều tôi không tán thành việc cậu điều tra vụ này. Người nhà nạn nhân còn chưa có ý kiến, cậu vất vả như vậy làm gì?”
Tôi ngồi khoanh hẳn chân lên phản, nghiêm túc: “Nói thật với bác, lần này cháu tới đây là muốn tìm hiểu về những thân nhân người gặp nạn. Bác sống lâu năm ở đâu, lúc tai nạn xảy ra, có nhà nào làm ầm lên không?”
Ông cụ thở dài: “Có, người nhà chết mà báo chí cũng không dám đưa tin. Ban đầu có mấy nhà muốn kiện lên cấp trên.”
“Sau đó thì sao?”
“Làm ầm ĩ nhất chính là nhà Chu gia, người đàn ông duy nhất trong nhà chết, cô nhi quả phụ ở lại thật khổ cực. Có điều sau khi đi thành phố một chuyến về thì họ không nói gì nữa!”
Tôi nghi hoặc: “Sao lại như thế?”
Ông cụ lắc đầu: “Cụ thể thì không biết, theo tôi thì chắc đã bị lãnh đạo phía trên cưỡng chế. Rất có thể là có người đã lén lút đến thương lượng.”
Chuyện này thật kỳ quặc, sao vợ con Chu gia tố cáo một nửa rồi lại thôi, bị lãnh đạo thành phố uy hiếp ư?
Thấy tôi ngây ra, ông cụ cười: “Cậu không lo lái xe đi, cứ nhất quyết đâm đầu vào bãi nước đục làm gì. Vợ con Chu gia lên thành phố về thì thay đổi 180°, chuyện đau lòng này cậu đừng tùy tiện hỏi người ta nhé. Hai mẹ con họ đang xây nhà mới, nếu cậu rảnh cũng có thể qua đó giúp đỡ!”
Xây nhà? Đây chẳng phải cơ hội tốt để tiếp cận sao, tôi vội nói: “Được, cháu cũng đang không có việc gì làm, ngày mai sẽ đến giúp! Xây trát thì cháu không biết, nhưng khuân gạch, trộn vữa thì không thành vấn đề.”
Nói chuyện thêm mấy câu, tôi thu xếp quay lại nhà trưởng thôn cũ.
Sáng hôm sau dậy thật sớm, tôi đi sang nhà Chu gia le ve làm quen. Thực ra thì tôi không có ấn tượng với vợ Chu gia, nhưng trong đám tang trưởng thôn, chị ấy có nhận ra tôi. Nghe tôi giới thiệu là họ hàng xa của trưởng thôn, đến tảo mộ, nhân dịp giúp xây nhà, chị ta vui lắm.
Để tiết kiệm tiền nên vợ Chu gia chỉ thuê hai người thợ, cộng thêm đứa con trai 15, 16 tuổi, các công việc từ trộn vữa, khuân gạch, xách xô đều do chúng tôi đảm nhiệm.
Hôm nay là ngày đào móng, mấy người chúng tôi tay cuốc tay xẻng, đào một vòng quanh, cũng may nền đất không có đá, nên khá thuận lợi. Vợ của Chu gia cũng đào cùng chúng tôi, từ 8h sáng đến hơn 12h trưa mới nghỉ, đi nấu cơm.
Chị ta vừa đi khỏi, hai tay thợ đào móng liền lơi la công việc, vừa nói chuyện vừa đào qua loa lấy lệ. Họ đều làm ăn công nhật, tôi biết đây là đang cố kéo dài thời gian, định nhắc nhở mấy câu, nhưng nghĩ lại, mình là người ngoài nên thôi.
Bọn họ nhận tiền nhưng không làm việc, thật vô lương tâm, nghĩ đến vợ Chu gia, một mình nuôi con đã khổ sở, tuy tôi ở đây không lâu, nhưng giúp được bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.
Nghĩ đoạn, mặc kệ ai nói gì, tôi hăng hái đào, đang bận rộn mồ hôi mồ kê thì chợt nghe tiếng thằng con trai hoảng loạn la lên. Hoảng hốt, nghĩ nó đập xẻng vào chân, tôi vội chạy tới xem. Nhưng toàn thân thằng bé lành lặn, chỉ là ném cái xẻng một bên, nhìn thứ gì đó, run bần bật.
Tôi thò cổ ra nhìn thì thấy, dưới cái hố thằng bé đảo, có một đống thứ gì màu vàng, tôi không biết nó là gì, nhưng nhìn mum múp, thìn thịt rất ghê tởm.
Hai thợ xây lười biếng thấy vậy cũng chạy lại, vừa trông thấy đống kia thì không khỏi hoảng hốt, cau mày rồi thở dài: “Hỏng rồi, nhà này không cây được!”
Tôi hỏi: “Sao lại không xây được? Đây là thứ gì, dúng xẻng xúc đi chẳng xong ư?”
Thợ xây vội xua tay: “Ai da, anh đừng nói bừa, đây là Thái Tuế. Động thổ trên đầu Thái Tuế là chán sống đó!”
Đang nấu cơm bên căn nhà tạm, vợ Chu gia nghe thấy con minhg kêu thì cũng chạy ra, nhìn thấy cái hố, sắc mặt liền trầm xuống.
Thợ xây im lặng một lát rồi nói: “Đào phải Thái Tuế không phải tốt lành gì. Mau tìm mấy bô lão trong thôn tới hỏi xem chuyện này nên giải quyết thế nào, nếu không con trai chị sẽ gặp xui xẻo đấy!”
Vợ Chu gia gật đầu lia lịa, vội chạy đi tìm người. Mấy chúng tôi đứng quanh cái hố, chờ đến 20p thì chị ta mới dẫn một ông cụ run run rẩy rẩy về. Ông lão nhìn cái hố, cau mày khàn giọng: “Không sai, là Thái Tuế. Mau đi mua rượu trắng về đây, nhiều một chút, năm sáu cân vào. Nhất định phải nhanh chóng ngâm Thái Tuế vào rượu.”
Vợ Chu gia không dám chậm trễ, vội chạy đi mua rượu, chỉ lát sau đã mang một can về. Ông lão lấy cái chậu lớn, đổ rượu ra, sau đó bảo chúng tôi thật cẩn thận đào Thái Tuế lên, nhâm vào trong chậu.
Tôi thì chả làm sao, nhưng hai thợ xây nghe phải đào Thái Tuế thì rất khó xử, mãi chẳng chịu động tay, vợ Chu gia phải nói là trả thêm tiền, họ mới cắn răng đồng ý!
Đào Thái Tuế lên, nó phải nặng đến bốn năm chục cân, đây là lần đầu tôi nhìn thấy nó, không biết phải gọi là động vật hay thực vật nữa, toàn thân nó màu vàng, thịt bủng nhủng.
Sau khi đặt Thái Tuế vào cái chậu lớn đầy rượu, ông lão mới thở phào nhẹ nhõm. Tôi thì chỉ mới nghe người ta nói, động thổ trên đầu Thái Tuế không may mắn, chứ chẳng biết ngâm Thái Tuế trong rượu để làm gì. Đám người chúng tôi đứng quanh cái chậu nhìn nó hồi lâu, cuối cùng thợ xây mở miệng trước, hỏi ông lão tác dụng, ông ấy thở dài: “Động thổ trên đầu Thái Tuế là điều kiêng kỵ nhất. Nếu đào trúng, thì phải đào nó lên, ngâm rượu cho nó say, làm nó quên mất chuyện gì vừa xảy ra. Sau đó nhân lúc trời tối, chôn nó lại, như vậy thì nó sẽ không trách tội trẻ con!”
Vợ Chu gia sớm đã rơm rớm nước mắt, nghe ông lão nói vậy thì căng thẳng, ôm chặt lấy con mình. Giờ đã ngâm rượu Thái Tuế rồi, theo cách ông lão nói, thì chờ trời tối phải lén chôn nó lại chỗ cũ. Nhà thì không xây được, hai người thợ nhất định không chịu ở lại để chôn Thái Tuế. Vợ Chu gia năn nỉ mãi không được, đành thanh toán tiền công, cả hai vội vã rời đi.
Tôi thì tuy không hay đọc sách, nhưng cũng xem vài tin về Thái Tuế rồi, nghe nói thứ này còn rất đáng giá, nên chẳng sơi hãi lắm, quyết định ở lại giúp đỡ.
Vợ Chu gia nấu cơm xong thì mời tôi và ông lão xuống bếp ăn tạm, ông lão đi trước, tôi định bê cái chậu Thái Tuế dịch sang một chút, vừa thò tay, cong lưng lại gần thì tôi giật mình.
Thái Tuế đột nhiên cử động!
Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro