Chuyện tình thời Tam Quốc

Phần 11

2024-02-09 19:49:00

Phần 11: CỨU TIÊN CHỦ Ở DI LĂNG
Thời gian lại tiếp tục trôi qua thêm nhiều năm nữa, vẫn chưa thấy có tin tức gì từ ông Siêu – bố của Phúc cả. Lúc này, thế chân vạc của thời Tam Quốc đã hình thành rõ hơn. Năm Kiến An thứ 20, Tào Tháo chinh phạt và chiếm được Hán Trung, gây sức ép buộc Hán Thủy phải đầu hàng nhưng không thành công khi mà đại quân của Tào Tháo đã thương vong vô số khi công thành. Thậm chí, ngay cả khi Lưu Hoa hiến kế dùng máy bắn đá vào cũng không ăn thua vì khoảng cách từ hào nước vào tới cổng thành quá xa, xe bắn đá không tới nơi được. Không chỉ vậy, các dụng cụ công thành từ xe bắn đá tới xung xa công thành cũng bị các khí tài hiện đại bắn vỡ tan nát. Thêm vào đó, súng máy bắn ra xối xả khiến quân Tào thương vong vô số. Bởi thế, mặc dù huy động hơn 10 vạn quân – đông gấp 100 lần quân thủ trong thành để công thành nhưng quân Tào không thể làm gì nổi. Tào Tháo thấy vậy thì đành lui quân về. Về sau, năm Kiến An thứ 24 (219), Lưu Bị đã tấn công và giành thắng lợi, chiếm đóng được Hán Trung và chính thức lên ngôi Hán Trung Vương và càng thắt chặt mối quan hệ thân tình với thành Hán Thủy. Thành Hán Thủy giờ trở thành một bộ phận của nước Thục dưới quyền cai quản của Hán Trung Vương Lưu Bị.

Thế nhưng, số trời chẳng thể ngờ khi trong chiến dịch phát động tấn công lên phía Bắc của nước Thục, Kinh Châu đã bị đánh úp và bị Đông Ngô chiếm mất. Bản thân đại tướng là Quan Vũ bị Đông Ngô bắt và chém ngay tại trận[2]. Lưu Bị tức giận, khởi binh đánh báo thù bất chấp sự can ngăn từ các tướng sĩ. Cũng cùng năm đó, Tào Tháo qua đời và vị vua cuối cùng của nhà Đông Hán tên là Lưu Hiệp chính thức bị Tào Phi – con trai kế vị Tào Tháo truất ngôi. Tin này cũng được truyền tới Hán Thủy. Phục Thọ nghe vậy thì tỏ vẻ buồn bã. Đổng Phi cũng thế. Nhất là khi có người đưa tin vua bị giết. Phúc nghe vậy thì liền bảo:

– Hai em yên tâm, bệ hạ không sao hết, chỉ là bị phế truất làm Sơn Dương Công thôi.

Phục Thọ nói:

– Nhưng em nghe nhiều tin báo nói là bệ hạ bị giết rồi.

Phúc đáp:

– Em yên tâm. Anh sẽ dẫn cả em và Bình nhi tới gặp bệ hạ trong dịp gần nhất.

Phục Thọ nghe nói vậy thì không nói gì nữa, chỉ vào nhà chăm các con. Trong thời gian ở với Phúc cũng ngót nghét 6 năm, Phục Thọ đã mang thai và sinh liền 2 đứa con nữa. Đây chính là niềm an ủi với cô ở tuổi 40 này.

Nói về phần Lưu Bị, nỗi buồn liên tiếp tới khi mà Trương Phi – tướng lĩnh thân cận của Lưu Bị đã bị tướng dưới quyền ám sát. Mặc dù đã lên ngôi Hoàng đế, chính thức kế vị đế vị của nhà Hán nhưng Lưu Bị vẫn luôn canh cánh về việc phải đánh Ngô, vừa là báo thù cho Quan Vũ và Trương Phi, vừa cũng để giành lại Kinh Châu theo như “Long Trung đối sách”. Bởi vậy, sau cái chết của Trương Phi, Tiên chủ (cách gọi Lưu Bị sau khi xưng đế) đã tức giận khởi binh để phạt Ngô. Mặc cho các quan can gián, trong đó có cả Thừa tướng thân cận Gia Cát Lượng và tướng tiên phong Triệu Vân. Tiên chủ nói:

– Trẫm có thù với cả Ngụy và Ngô, trong đó Ngô đã giết hai tướng thân tín của Trẫm là Vân Trường và Dực Đức[3], lại chiếm mất Kinh Châu của ta. Nay Ngụy mạnh Ngô yếu, Trẫm muốn sẽ diệt cả Ngô lẫn Ngụy rồi nhất thống thiên hạ.

Nói rồi, Tiên chủ cho khởi 4 vạn quân[4] cùng các tướng: Trương Nam, Phùng Tập, Trình Kỳ, Phó Đồng, Mã Lương, Hoàng Quyền, Hướng Sủng sang thẳng Đông Ngô. Tiên chủ cũng nói:

– Nay ta sẽ cho liên kết với Man vương Sa Ma Kha cùng với Hán Thủy. Đặc biệt ta sẽ coi trọng phía Hán Thủy này. Bên này quân ít nhưng tinh nhuệ, vũ khí có sức mạnh long trời lở đất, sánh bằng ngàn vạn hùng binh. Trẫm cũng từng nói là nếu nuốt được cả thiên hạ thì hẵng nhờ bọn chúng, giờ là thời cơ đến rồi đây.

Nói rồi, Tiên chủ sai sứ giả cầm thư sang Hán Thủy. Phúc cầm thư lên đọc rồi nói:

– Thục chúa giờ muốn chúng ta cất quân để cùng ông ấy chinh phạt Đông Ngô, sau là Tào Ngụy để nhất thống thiên hạ. Việc này thực sự khó nghĩ quá.

Hành hỏi:

– Tại sao vậy?

Phúc đáp:

– Giờ nếu chúng ta xuất binh, cứ chiến thuật mà làm thì chỉ mấy tháng này là nhất thống được thiên hạ thôi. Có điều là, thứ nhất, đệ không có tham vọng nhất thống thiên hạ mà chỉ muốn về nhà. Thứ hai là lịch sử nó ra sao thì cần phải để nó như vậy, đệ không muốn can thiệp. Có điều là giờ chúng ta đã tự coi mình là một phần của Thục Hán rồi, vua có lệnh giờ cũng khó cưỡng.

Hành đáp:

– Nếu vậy, ta nghĩ đệ hãy gửi thư phúc đáp Tiên chủ, nói đại khái là mấy năm nay nguồn khai thác mỏ có khó khăn nên khí tài làm ra chưa đủ. Có gì Tiên chủ thư thư cho một thời gian để làm cho đủ rồi hẵng xuất binh.

Phúc nghe lời, liền làm thư phúc đáp Tiên chủ. Tiên chủ thấy thư viết có ý thoái thác liền tức giận nói:

– Bọn Hán Thủy này dám không trợ giúp. Đã thế trẫm tự dẫn quân đi chinh phạt Đông Ngô, lột da bọn Tôn Quyền này.

Nói rồi, Tiên chủ điểm binh rồi dẫn theo các tướng như đã định lên đường, để Thừa tướng Khổng Minh ở lại Thành Đô coi sóc mọi việc. Mới đầu, Tiên chủ đánh thắng được một số trận nhưng sau đó, khi Đông Ngô cử Lục Tốn làm Đại đô đốc, toàn quân giữ vững không ra trận nên Tiên chủ phải đóng trại ở gần Di Lăng để chờ thời cơ. Cũng đã liệu biết được mọi việc nên Trương Phúc đã cho quân do thám chờ ở Di Lăng để chuẩn bị báo tin còn bản thân mình thì điểm sẵn quân ở nhà chờ đợi. Quả đúng như vậy, sau một thời gian cố thủ, khi đã bước vào mùa hè nóng nực, quân Thục mệt mỏi, sĩ khí xuống, Lục Tốn đã cho phóng hỏa tấn công vào liên trại của Thục. Hôm đó, Phúc đang ở nhà thì có quân do thám về báo:

– Bệ hạ đang vị vây khốn trong biển lửa ở Di Lăng, tình thế rất nguy ngập.

Nghe vậy, Phúc liền cho điểm binh lên đường. Hành thấy vậy liền hỏi:

– Đệ đi đâu?

Phúc đáp:

– Bệ hạ đang bị vây khốn ở Di Lăng, đệ sẽ đưa quân đi cứu.

Hành đáp:

– Sao đệ bảo không định can dự?

Phúc đáp:

– Đó là đệ không can dự để tấn công bởi nếu tấn công thì chắc chắn quân Thục sẽ thắng, điều này không đúng với lịch sử. Còn giờ thì toàn quân đang bị vây khốn, đệ đi cứu giúp thôi. Với nữa theo đúng sử thì bệ hạ không chết trong trận này mà thoát về an toàn. Đệ đưa quân đi cứu vừa là đúng lịch sử mà cũng để trọn cái nghĩa và tình cảm mà vốn đệ dành cho bệ hạ mà thôi.

Hành nghe vậy thì đáp:

– Nếu thế thì hôm nay anh em ta đi cùng nhau. Huynh quen nghề võ hơn đệ, sẽ ứng biến tốt hơn.

Phúc nghe lời, cùng với Hành điểm hơn 50 quân sĩ lên xe đi thẳng ra chiến trường. Đội quân được trang bị nhẹ với súng tiểu liên, RPG – 7 và hai khẩu đại bác cùng với 5 xe chữa cháy cỡ lớn. Di Lăng chỉ cách Hán Thủy chừng khoảng 500 dặm (150 km), đoàn quân lại không phải tải lương cùng với quá nhiều vũ khí hạng nặng là đạn đại bác do xác định không đánh lâu dài nên chỉ mất 2 canh giờ là đã tới Di Lăng. Lúc này, lửa đã bốc cháy ngùn ngụt, sáng lòa cả một góc trời, soi đỏ rực cả dòng Trường Giang, không làm sao nhìn thấy được toàn quân đâu. Phúc cho 5 xe chữa cháy đi trước phun thẳng nước vào đám cháy. Lửa lớn, xe chữa cháy tuy không dập tắt được hoàn toàn đám cháy nhưng đã làm lộ ra được một khoảng trống an toàn để có thể tác chiến. Hết nước trên xe, Phúc cho triển khai vòi nước xuống thẳng sông Trường Giang để lấy nước và phun vào. Máy bơm hoạt động hết công suất, cuối cùng để lộ ra một vùng an toàn cực lớn. Đang định triển khai vũ khí thì đột nhiên có một toán quân chạy ra, thì ra là đám quân hộ vệ của Hướng Sủng và Tiên chủ chạy ra. Phúc chạy tới nơi và hô to:

– Bệ hạ, thần nghe tin ở Di Lăng có cháy lớn nên lập tức tới đây cứu giá. Bệ hạ hãy để các tướng đoạn hậu, còn Bệ hạ cùng một số tùy tùng hãy lên xe thần đưa ngay về Thành Đô.

Tiên chủ đáp:

– Trẫm thua trận, còn mặt mũi nào gặp các quan nữa. Thôi cho Trẫm về ngay thành Bạch Đế cách đây không xa. Trẫm sẽ tạm nghỉ tại đó.

Nói rồi, Tiên chủ xuống ngựa lên xe oto của Hán Thủy. Tiên chủ cũng truyền các quân sĩ:

– Mau cởi giáp và đồ quân trang ra, chất thành đống rồi đốt, sẽ ngăn bước được quân Ngô.

Nói rồi, quân sĩ làm theo. Riêng Phúc lại nói:

– Hành huynh ở lại chặn quân Ngô rồi từ từ mà rút lui nhé. Nếu cần thì huynh cho rải mìn ở dọc đường, quân Ngô tiến sát quá thì cho nổ mìn để chặn chúng lại.

Hành theo lời, cho triển khai đại bác và rải mìn chặn ngang dọc đường. Phúc thì cho xe chở ngay Tiên chủ về thành Bạch Đế nghỉ ngơi. Cũng chỉ mất khoảng 2 canh giờ thì xe đã vượt quãng đường 600 dặm (200 km) đưa Tiên chủ về Bạch Đế. Tiên chủ tới Vu huyện thì gặp một đạo quân, đi đầu chính là Hổ oai tướng quân Triệu Vân. Vân vốn nghe tin ở Di Lăng có biến, quân thua trận thì điểm binh định lên đường giải cứu Tiên chủ nhưng chưa kịp đi thì Tiên chủ đã về tới nơi[5]. Vân thấy Tiên chủ thì đáp:

– May quá, Bệ hạ về tới nơi rồi. Hãy đưa vào thành nghỉ ngơi.

Nói rồi, Tiên chủ mới vào thành. Lúc ấy, Thừa tướng Gia Cát Lượng cũng tới nơi, hỏi han tình hình rồi nói:

– May quá có các vị ở Hán Thủy tới ứng cứu bên đưa được Bệ hạ về. Sao các vị không tham chiến cùng để diệt Ngô mà lại đi cứu Bệ hạ về.

Phúc đáp:

– Tôi vốn quý mến Bệ hạ ở cái nhân đức và tài dùng người. Nhưng đánh Ngô phải nói là thất sách, chúng tôi khó có thể theo. Còn việc cứu Bệ hạ là việc rất nên làm mà.

Nói rồi, Gia Cát Lượng cùng Triệu Vân cảm tạ Trương Phúc. Phúc cũng đưa quân trở về thành Hán Thủy.

Lại nói, khi nãy ở Di Lăng, Trương Hành đã chỉ huy quân sĩ triển khai pháo lớn cùng rải mìn chắn ngang đường đi. Sau khi quân Thục đã đốt quân trang, Hướng Sủng cho quân rút về. Hành tiến hành hô to:

– Quân Hán Thủy đã tới, yêu cầu Đông Ngô rút hết quân về, nếu không thì ta sẽ cho tan thây cả lũ.

Hàn Đương, Chu Thái, Chu Nhiên đang truy kích, chợt nghe thấy tiếng nói đó. Do chưa giao tranh với Hán Thủy bao giờ nên các tướng khinh lờn ra mặt, nhất là khi biết quân Hán Thủy chỉ có vài chục lính ở bên kia nên nhất loạt vẫn tiến công. Hành liền cho khai hỏa đại bác, một tiếng nổ vang trời, đạn cứ thế bắn tới tấp tới đội hình của Đông Ngô, bụi khói bay lên mù mịt, người tuy không chết cũng tối tăm mặt mày và bị sóng xung kích từ vụ nổ làm ngã nhào. Tuy vậy, các tướng vẫn tiếp tục tiếp lên. Khi thấy Đông Ngô còn cách bãi mìn chừng khoảng 30 trượng (100 mét) thì Hành cho đốt dây cháy chậm. Chỉ chốc lát, bãi mìn nổ tung, đất đá bắn lên tung tóe, quân Đông Ngô tuy không chết ai nhưng bị đất đá và sóng xung kích bắn tới làm ngã dúi dụi. Bản thân các tướng cũng ngã ngựa. Chu Nhiên nói:

– Sao chúng lại có sức mạnh kinh hoàng thế này nhỉ?

Nói dứt lời thì có một đạo quân tiến tới, các tướng nhìn xem ai, hóa ra là Lục Tốn. Tốn phi ngựa tới rồi hỏi:

– Sao đang truy kích thì quân ta cùng các tướng lại ngã rạp cả loạt thế này?

Nhiên cứ thế thuật lại việc vừa rồi. Tốn đáp:

– Trước Công Cẩn Đô đốc đã từng kể cho toàn quân, trong đó có ta nghe về sức mạnh của đội quân Hán Thủy này rồi. Chúng ít quân nhưng vũ khí cực mạnh, chỉ cần một đội 10 người có thể sánh với trăm vạn hùng binh chứ không ít đâu. Thôi, chúng ta cứ về thôi, kệ quân Thục tháo chạy.

Thái đáp:

– Tại sao lại không tranh thủ truy kích nữa? Quân Hán Thủy chỉ cử tới khoảng mấy chục tên lính thôi. Chúng tôi thấy chúng cũng không mang theo nhiều đạn dược lắm đâu. Bắn hết đạn thì sẽ thua thôi mà.

Tốn đáp:

– Tất nhiên là chúng không chủ đích tấn công mạnh nên mang rất ít quân và vũ khí theo, ta nhìn là cũng biết điều đó chứ. Có điều là chúng ta cũng phải lo quân Ngụy đánh úp nữa. Giờ quân Thục thiệt hại nặng nề rồi, tháo chạy cả lũ rồi. Chúng ta phải về để còn chuẩn bị cho trận cự nhau với quân Ngụy nữa.

Các tướng vâng lời liền rút quân về. Tốn cũng cho chỉnh đốn binh mã, lui về căn cứ.

Lại nói Hành khi đó thấy quân Ngô quay đầu về rồi thì cũng không bắn nữa. Vốn Hành không chủ đích bắn giết, chỉ dọa để quân Ngô rút về nên chỉ cho pháo bắn xuống đất và cách quân Ngô vài chục bước. Chứ nếu Hành chủ đích tấn công tiêu diệt sinh lực thì chắc chắn là hậu quả rất thảm khốc cho quân Ngô. Hành cho quân sĩ lên xe rồi lướt thật nhanh về Hán Thủy. Lúc này là năm Chương Vũ thứ 2 nhà Thục Hán và cũng là năm Hoàng Sơ thứ 3 nhà Tào Ngụy (222).

Bạn đang đọc truyện trên: BimDep.Pro

Nhận xét của độc giả về truyện Chuyện tình thời Tam Quốc

Số ký tự: 0